Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp cộng đồng đến bệnh tiêu chảy và nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Hoàng Tây, Kim Bảng, Hà Nam

Luận án Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp cộng đồng đến bệnh tiêu chảy và nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Hoàng Tây, Kim Bảng, Hà Nam

Nghiên cứu sinh : Phạm Trung Kiên

Chuyên ngành : Nhi Khoa ; Năm bảo vệ 2003

Hướng dẫn khoa học : PGS.TS Nguyễn Gia Khánh; PGS.TS Hoàng Tân Dân

MÃ TÀI LIỆU

LA.2003.00655

Giá :

 

Liên Hệ

0915.558.890

Nghiên cứu giải pháp can thiệp cộng đồng đến bệnh tiêu chảy và nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Hoàng Tây, Kim Bảng, Hà Nam. Tình hình bệnh tiêu chảy (TC) và nhiễm giun truyền qua đất: mật độ mới mắc TC năm thứ 1: 0,64; năm thứ 2: 0,47 đợt/trẻ/năm. Tỉ lệ các đợt TC cao nhất ở trẻ 6-17 tháng tuổi 43%, tỉ lệ TC kéo dài 18%. Tỉ lệ nhiễm giun chung 93%. Các yếu tố nguy cơ: hố xí không có/không hợp vệ sinh, sử dụng nước giếng làng, nước sông cho ăn uống và sinh hoạt, mẹ thiếu sữa, trẻ ăn sam trước 4 tháng, trẻ bị nhiễm giun. Chương trình can thiệp làm giảm tác động của các yếu tố nguy cơ: tỉ lệ giếng khoan tăng, bỏ giếng làng, hố xí 2 ngăn tăng, tỉ lệ bà mẹ biết và chăm sóc trẻ đúng, thực hiện biện pháp phòng bệnh và điều trị TC đúng tăng. Hiệu quả can thiệp làm giảm tỉ lệ mắc bệnh TC và bệnh nhiễm giun truyền qua đất, làm giảm 19,2% mật độ mới mắc TC. Tỉ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc giảm, cường độ nhiễm giun đũa giảm có ý nghĩa thống kê.

Tiêu chảy và nhiễm giun truyền qua đất (GTQĐ) là hai bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ, nên đã có tác giả để xuất chỉ tiêu để đánh giá sức khoẻ trẻ nhỏ là: bệnh tiêu chảy, bệnh GTQĐ và suy dinh dưỡng [126]. Trong những thập kỷ qua, mặc dù chúng ta đã có rất nhiều cố gắng trong phòng chống bệnh tiêu chảy, nhưng theo Tổ chức Y tế Thế giới hàng năm trên thế giới vẫn có hơn một tỉ đợt tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi với hơn 5 triệu trẻ tử vong do tiêu chảy [75], [76]. Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay trên thế giới có hơn một tỉ người nhiễm GTQĐ và hơn hai tỉ người có yếu tố nguy cơ nhiễm GTQĐ, trong đó tỉ lệ nhiễm ở trẻ em rất cao, có nơi tỉ lệ nhiễm xấp xỉ 100% [71], [73], [194]. Tiêu cháy và nhiễm GTQĐ là hai bệnh không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây tử vong cho trẻ nhỏ [54], [171], [177], [182]. Tiêu chảy và nhiễm GTQĐ là hai bệnh lây truyền theo con đường “phân – miệng”, liên quan rất nhiều với ô nhiễm môi trường, cung cấp nước sạch, tập quân sinh hoạt và canh tác cũng như kiến thức của các bà mẹ trong châm sóc và nuôi dưỡng trẻ [71], [73], [75]. 
Năm 1978, Tổ chức Y tế Thế giới đã phát động chương trình phòng chống các bệnh tiêu chảy (CDD). Trong những năm đầu, bù nước bằng đường miệng (ORT) là biện pháp ưu tiên hàng đầu với việc sử dụng ORS đã làm giảm tỉ lệ chết do tiêu chảy, nhưng không có hiệu quả làm giảm tỉ lệ mắc bệnh tiêu chảy [74]. Đã có nhiều nghiên cứu nhằm phòng chống bệnh tiêu chảy với một chiến lược toàn diện như: cung cấp nước sạch, cải thiện vệ sinh môi trường, nuôi con bằng sữa mẹ…, nhưng kết quả còn nhiều bất cập và chưa thống nhất [70], [73], [109], [181]. 
Tại Việt Nam, Chương trình Quốc gia phòng chống bệnh tiêu chảy đã được thành lập từ năm 1982, cho đến nay đã triển khai tại 61 tỉnh thành trong cả nước, việc sử dụng ORS trong điều trị tiêu chảy đã giảm tỉ lệ tử vong do tiêu chảy từ 5,7% xuống còn 0,7% nhưng tỉ lệ mới mắc tiêu chảy vẫn từ 0,55 đến 3,4 đợt/trẻ/năm [dẫn từ 9], [18], [49]. Chương trình phòng chống các bệnh giun sán cũng đã triển khai trong toàn quốc, nhưng tỉ lệ nhiễm GTQĐ ở trẻ nhỏ vẫn rất cao, đặc biệt ở những vùng nông thôn nghèo [59], [71]. Những năm qua, đã có một số nghiên cứu phòng bệnh tiêu chảy và nhiễm GTQĐ, nhưng chủ yếu đánh giá trên người lớn và trẻ em lứa tuổi học đường, chưa có nghiên cứu dọc dài hạn (prospective study) về phòng bệnh tiêu chảy và GTQĐ ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi tại cộng đồng [19], [27], [32], [35], [61], [69]. 
Huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam là một vùng đồng chiêm trũng thuộc đồng bằng Bắc bộ, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Ở đây đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, môi trường đất bị ô nhiễm nặng nề bởi phân người và gia súc, thiếu nước sạch cho sinh hoạt, tỉ lệ bệnh tiêu chảy và nhiễm GTQĐ rất cao [2], [21]. Hoàng Tây là xã trũng nhất của huyện Kim Bảng (thấp hơn mực nước biển 1,8m), thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, các công trình vệ sinh không có hoặc chất lượng không bảo đảm, cùng tình trạng thả rông gia súc làm cho môi trường bị ô nhiễm nặng nề [2]. Từ năm 1994, thực hiện chương trình “nước sạch và vệ sinh môi trường", bằng nguồn lực của nhân dân được sự giúp đỡ của Trường Đại học Y Hà Nội, dự án Sasakawa (Nhật Bản), cũng sự nỗ lực của tất cả các ban ngành, đoàn thể, chương trình giáo dục sức khoẻ, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch đã được triển khai tại xã Hoàng Tây. Để đánh giá hiệu quả của chương trình can thiệp đối với bệnh tiêu chảy và nhiễm GTQĐ ở trẻ em dưới 5 tuổi, chúng tôi đã tiến hành luận án: “Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp cộng đồng đến  bệnh tiêu chảy và nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ dưới 5 tuổi tại xã Hoàng Tây, Kim Bảng, Hà Nam".

Mục tiêu của luận án: 
1. Xác định mật độ mới mắc bệnh tiêu chảy và tỉ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ dưới 5 tuổi tại xã Hoàng Tây. 
2. Xác định các yếu tố nguy cơ của bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Hoàng Tây. 
3. Đánh giá hiệu quả của một số giải pháp can thiệp cộng đồng đến bệnh tiêu chảy và nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Hoàng Tây. 
Trên cơ sở đề tài này sẽ bổ xung thông tin về nguy cơ bệnh tiêu chảy, đề xuất một số kiến nghị cũng như rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác chăm sóc sức khoẻ trẻ em tại một số vùng nông thôn khác ở khu vực đồng bằng Bắc bộ.

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/