Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả can thiệp các bệnh lây truyền qua đường tình dục của người bệnh đến khám ở bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức năm 2021-2022
Luận văn chuyên khoa II Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả can thiệp các bệnh lây truyền qua đường tình dục của người bệnh đến khám ở bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức năm 2021-2022.Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (Sexually Transmitted Disease – STDs) hiện nay đang là vấn đề y tế đáng quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. STDs gây ảnh hưởng đến người bệnh, gia đình và cộng đồng. STDs có thể gây vô sinh cho cả hai giới. Đối với phụ nữ STDs có thể gây sảy thai, thai chết lưu, sinh non, thai ngoài tử cung, viêm tiểu khung mạn tính. Đối với trẻ sơ sinh, STDs có thể gây tử vong chu sinh, lậu mắt bẩm sinh, giang mai bẩm sinh, viêm phổi. Ở các nước đang phát triển, STDs là nguyên nhân thứ hai ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, sau các nguyên nhân gây bệnh và tử vong mẹ có liên quan đến thai sản và là nguyên nhân phổ biến khiến người trưởng thành sử dụng dịch vụ y tế [57]. Các hậu quả về y tế và xã hội do STDs gây ra đã trở thành gánh nặng cho ngành y tế và cho cộng đồng. Ngoài ra, STDs là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy việc nhiễm và lây truyền HIV, đặc biệt là các STD có loét [57].
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2023.00268 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Theo dữ liệu được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố, mỗi ngày có hơn 1 triệu ca mắc mới các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) ở những người trong độ tuổi 15 – 49 tuổi. Con số này lên tới hơn 376 triệu trường hợp mắc mới hàng năm đối với bốn bệnh nhiễm khuẩn là chlamydia, lậu, trichomonas và giang mai [58]. Điều này cho thấy thiếu những tiến bộ trong việc ngăn chặn sự lây lan của các bệnh lây truyền qua đường tình dục trên toàn thế giới. Đây cũng là lời cảnh tỉnh cần nỗ lực phối hợp để đảm bảo mọi người, mọi nơi đều có thể tiếp cận với các dịch vụ cần thiết để ngăn ngừa và điều trị các bệnh này [58].
Ở Việt Nam, theo số liệu báo cáo thống kê của Bệnh viện Da liễu Trung ương (BVDLTW) về tình hình STD của tất cả các tỉnh thành trong cả nước thì2 số người bệnh ngày càng tăng. Cụ thể là, nếu chỉ tính trong 3 năm từ 2006 đến 2008, số người bệnh STD tăng từ 202.856 lên tới 297.897. Nhóm tuổi từ 14 – 49 là chủ yếu [2]. Tuy nhiên, có không ít người bệnh STD tự điều trị hoặc tìm đến các cơ sở y tế tư nhân hoặc nhà thuốc mà chúng ta không thống kê được. Vì vậy, số lượng người bệnh mắc STD thực sự có thể cao hơn thực tế. Theo ước tính thì ở Việt Nam hàng năm có khoảng 1 triệu người mắc mới STD [2].
Tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh, mỗi tháng có khoảng 20 người đến khám STDs ở phòng khám Ngoại niệu. Đây là nhóm người có tỉ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục cao và có nguy cơ làm lây truyền STDs trong cộng đồng nên họ cần được chẩn đoán đúng, điều trị kịp thời và tư vấn tốt. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều người trong số họ thiếu kiến thức và có những hiểu biết sai lầm về STDs dẫn đến những hành vi nguy cơ mắc STDs. Việc thực hiện các biện pháp can thiệp nhằm thay đổi hành vi nguy cơ sẽ giúp người bệnh giảm khả năng mắc bệnh cho chính bản thân và hạn chế khả năng lây truyền STDs trong cộng đồng. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả can thiệp các bệnh lây truyền qua đường tình dục của người bệnh đến khám ở bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức năm 2021-2022”, với 3 mục tiêu sau:
1. Xác định tỉ lệ mắc các bệnh lây qua đường tình dục và các hành vi nguy cơ của người bệnh mắc các bệnh lây qua đường tình dục của người bệnh đến khám ở phòng khám tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh năm 2021-2022.
2. Xác định mức độ kiến thức của người bệnh về các bệnh lây qua đường tình dục.
3. Đánh giá kết quả điều trị và sự thay đổi hành vi nguy cơ, kiến thức về cácbệnh lây qua đường tình dục của người bệnh sau can thiệp 3 tháng
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục hình, biểu đồ
MỞ ĐẦU………………………………………………………………….………1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………….……3
1.1. Tổng quan các bệnh lây truyền qua đường tình dục………………… ………3
1.2. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp………………………………6
1.3. Các hành vi nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục……………………14
1.4. Thực trạng kiến thức về các bệnh lây qua đường tình dục……………………..14
1.5. Các nghiên cứu về thực trạng bệnh lây qua đường tình dục trên thế giới và tại
Việt Nam ………………………………………………………………………………………………..17
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………..23
2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………..23
2.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………………….232.3. Đạo đức trong nghiên cứu…………………………………………………………………..36
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………….37
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu …………………………………………..37
3.2. Tỷ lệ mắc các bệnh lây qua đường tình dục và hành vi nguy cơ………………41
3.3. Tỉ lệ người bệnh có kiến thức đúng về các bệnh lây qua đường tình dục ….43
3.4. Kết quả điều trị bệnh và sự thay đổi hành vi, kiến thức về các bệnh lây qua
đường tình dục của người bệnh………………………………………………………………….47
Chương 4. BÀN LUẬN…………………………………………………………56
4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu …………………………………………………..57
4.2. Tỷ lệ mắc các bệnh lây qua đường tình dục và các hành vi nguy cơ của
người bệnh mắc các bệnh lây qua đường tình dục………………………………59
4.3. Thực trạng kiến thức về các bệnh lây qua đường tình dục của người bệnh .65
4.4. Kết quả điều trị và sự thay đổi hành vi nguy cơ, kiến thức về các bệnh
lây qua đường tình dục của người bệnh sau can thiệp…………………………. 68
KẾT LUẬN………………………………………………….………………….73
KIẾN NGHỊ………………………………………………………………….…75
Tài liệu tham khảo
Phụ lục 1: Phiếu thu thập thông tin bệnh nhân
Phụ lục 2: Tờ rơi can thiệp
Danh sách người tham gia nhiên cứ
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Đặc điểm về tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn 39
Bảng 3.2. Đặc điểm nghề nghiệp, thu nhập, nơi sống và tiền sử mắc
STDs của người bệnh
40
Bảng 3.3. Tỉ lệ người bệnh có hành vi nguy cơ mắc STDs 43
Bảng 3.4. Kiến thức của người bệnh về các bệnh STDs 43
Bảng 3.5. Kiến thức của người bệnh về căn nguyên của các STDs 44
Bảng 3.6. Kiến thức của người bệnh về các triệu chứng của STDs 44
Bảng 3.7. Kiến thức của người bệnh về các yếu tố nguy cơ của STDs 45
Bảng 3.8. Kiến thức của người bệnh về đường lây của STDs 45
Bảng 3.9. Kiến thức của người bệnh về các biến chứng của STDs 46
Bảng 3.10. Đánh giá kiến thức chung về STDs 46
Bảng 3.11. Kết quả điều trị bệnh sau 1 tuần và sau 3 tháng 47
Bảng 3.12. Tình trạng bạn tình của người bệnh trước và sau can thiệp 48
Bảng 3.13. Tỉ lệ quan hệ tình dục với phụ nữ mại dâm của người bệnh
trước và sau can thiệp
48
Bảng 3.14. Tình trạng sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục của
người bệnh trước và sau can thiệp
49Bảng 3.15. Tỉ lệ quan hệ tình dục đồng giới của người bệnh trước và
sau can thiệp
49
Bảng 3.16. So sánh chung về sự thay đổi hành vi nguy cơ mắc STDs
của người bệnh trước và sau nguy can thiệp
50
Bảng 3.17. Kiến thức của người bệnh về các bệnh STDs 50
Bảng 3.18. Kiến thức của người bệnh về căn nguyên của các STDs 51
Bảng 3.19. Kiến thức của người bệnh về các triệu chứng của STDs 52
Bảng 3.20. Kiến thức của người bệnh về các yếu tố nguy cơ của STDs 52
Bảng 3.21. Kiến thức của người bệnh về đường lây của STDs 53
Bảng 3.22. Kiến thức của người bệnh về các biến chứng của STDs 5
Recent Comments