Đánh giá tác dụng điều trị của điện châm kết hợp xông thuốc y học cổ truyền trên bệnh nhân đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ
Khóa luận tốt nghiệp đại học Đánh giá tác dụng điều trị của điện châm kết hợp xông thuốc y học cổ truyền trên bệnh nhân đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ/ Hoàng Thị Hậu
Thoái hóa khớp (còn gọi là hư khớp) là những bệnh của khớp và cột sống mạn tính, với triệu chứng đau và biến dạng, không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa của sụn khớp và đĩa đệm(ở cột sống). Những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch.Nguyên nhân chính của bệnh là quá trình lão hóa và tình trạng chịu áp lực quá tải và kéo dài của sụn khớp và đĩa đệm [1],[2],[3].
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2022.00782 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Thoái hóa cột sống cổ(THCSC – Cervical spondylosis) đứng hàng thứ 2 (sau thoái hóa cột sống thắt lưng 31%), chiếm 14% trong các bệnh thoái hóa khớp. Biểu hiện lâm sàng của THCSC rất đa dạng, trong đó đau vai gáy là triệu chứng rất thường gặp và là một trong những nguyên nhân chính khiến bệnh nhân phải đi khám [1],[3].
Hiện nay THCSC không chỉ phổ biến ở người cao tuổi mà còn hay gặp ở độ tuổi lao động. Nguyên nhân do cuộc sống tĩnh và liên quan tư thế lao động: cúi, ngửa cổ lâu, các động tác đơn điệu, lặp đi lặp lại kéo dài của đầu đòi hỏi sự thích nghi và chịu đựng của cột sống cổ[1],[2],[6],[7].
THCSC có thể gây những thương tổn cho bệnh nhân về cả thể chất lẫn tinh thần. Về thể chất, THCSC làm bệnh nhân đau, hạn chế vận động, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động. THCSC ảnh hưởng đến tinh thần thông qua việc đau kéo dài gây ra lo lắng, mất ngủ, bệnh nặng có thể làm cho bệnh nhân bị suy nhược cơ thể. Nếu bệnh nhân có hội chứng tủy cổ có thể liệt cứng nửa người hoặc liệt tứ chi tăng dần [3],[6],[23].
Việc điều trị thoái hóa khớp nói chung và THCSC nói riêng, chủ yếu điều trị triệu chứng và phục hồi chức năng; kết hợp điều trị nội khoa và vật lý trị liệu bằng các nhóm thuốc giảm đau chống viêm, giãn cơ, kết hợp chiếu tia hồng ngoại, sóng siêu âm…Phẫu thuật chỉ được cân nhắc khi điều trị nội khoa không có kết quả hoặc chèn ép thần kinh nhiều biểu hiện trên lâm sàng và/hoặc chẩn đoán hình ảnh[3],[6].
Theo Y học cổ truyền (YHCT)thoái hóa khớp được xếp vào chứng Tý, đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ thuộc chứng tý ở vai gáy. Chứng tý phát sinh do vệ khí cơ thể không đầy đủ, các tà khí bên ngoài (phong,hàn,thấp) thừa cơ xâm phạm cân, cơ,kinh, lạc gây bế tắc kinh lạc, khí huyết không lưu thông gây đau hoặc do người cao tuổi chức năng tạng phủ suy yếu, thận hư không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân gây ra xương khớp đau nhức, sưng nề, co cứng, vận động khó khăn…
YHCT điều trị chứng tý thường dùng các pháp khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, tư bổ can thận nhằm khôi phục lại sự cân bằng âm dương, phù chính khu tà, giảm đau và khôi phục lại hoạt động sinh lý bình thường của vùng cổ gáy. Dựa trên pháp đó, có thể lựa chọn nhiều phương thuốc điều trị phù hợp kết hợp với các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, xông thuốcy học cổ truyền.
YHHĐ kết hợp YHCT có phương pháp điện châm kết hợp xông thuốc y học cổ truyền đang được sử dụng nhiều tại các cơ sở y tế trong điều trị THCSC và mang lại hiệu quả điều trị trên lâm sàng. Để đánh giá tác dụng của hai phương pháp này khi sử dụng phối hợp điều trị đau vai gáy do THCSC trên lâm sàng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm hai mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng điều trị đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp điện châm kết hợp xông thuốc Y học cổ truyền.
2. Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị của phương pháp can thiệp.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Tổng quan về thoái hóa cột sống cổ theo Y học hiện đại 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Sơ lược về giải phẫu và chức năng cột sống cổ 3
1.1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh 6
1.1.4. Triệu chứng 8
1.1.5. Chẩn đoán 10
1.1.6. Điều trị và phòng bệnh 11
1.2. Tổng quan thoái hóa cột sống cổ theo YHCT 12
1.2.1. Bệnh danh 12
1.2.2. Nguyên nhân và thể bệnh 12
1.2.3. Một số phương pháp điều trị chứng Tý theo Y học cổ truyền 15
1.2.4. Các huyệt thường sử dụng trong điều trị chứng Tý ở vai gáy 17
1.3. Tình hình nghiên cứu về điều trị thoái hóa cột sống cổ trên thế giới và Việt Nam 18
1.3.1. Trên thế giới 18
1.3.2. Tại Việt Nam 19
1.4. Điện châm và xông thuốc YHCT 20
1.4.1. Điện châm 20
1.4.2. Xông thuốc Y học cổ truyền 22
CHƯƠNG 2: CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Chất liệu và phương tiện nghiên cứu 25
2.1.1. Chất liệu nghiên cứu 25
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu 25
2.2. Đối tượng nghiên cứu 26
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học hiện đại 26
2.2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học cổ truyền 27
2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu 27
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 27
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 28
2.3.3. Quy trình nghiên cứu 28
2.3.4. Phương pháp tiến hành 30
2.3.5. Chỉ tiêu nghiên cứu 31
2.3.6. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị 32
2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 37
2.5. Phương pháp xử lý số liệu 37
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 39
3.2. Kết quả điều trị 48
3.3. Các tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị trên lâm sàng 54
3.4. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị của BN trong nghiên cứu 55
CHƯƠNG 4: BÀNLUẬN 57
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 57
4.2. Kết quả điều trị 64
4.3. Các tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị trên lâm sàng 71
4.4. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị của BN trong nghiên cứu 71
KẾT LUẬN 74
KIẾN NGHỊ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các huyệt thường sử dụng trong điều trị chứng Tý ở vai gáy 17
Bảng 2.1. Thang điểm VAS 32
Bảng 2.2. Đánh giá hội chứng cột sống cổ 33
Bảng 2.3. Đánh giá hội chứng rễ 33
Bảng 2.4. Tầm vận động cột sống cổ sinh lý và bệnh lý 35
Bảng 2.5. Mức độ hạn chế tầm vận động cột sống cổ 36
Bảng 2.6. Đánh giá mức độ hạn chế sinh hoạt hàng ngày 36
Bảng 2.7. Đánh giá kết quả điều trị chung 37
Bảng 3.1. Đặc điểm chung về nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu 40
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân từng nhóm theo mức độ đau trước điều trị 42
Bảng 3.3. Đặc điểm về vị trí đau của đối tượng nghiên cứu trước điều trị 42
Bảng 3.4. Các triệu chứng lâm sàng kèm theo trước điều trị 43
Bảng 3.5. HC cột sống cổ và HC rễ thần kinh trước điều trị 44
Bảng 3.6. Mức độ hạn chế tầm vận động cột sống cổ trước điều trị 44
Bảng 3.7. Bảng phân bố bệnh nhân theo điểm bộ câu hỏi NDI trước điều trị 45
Bảng 3.8. Phân bố bệnh nhân theo thể lâm sàng YHCT 46
Bảng 3.9. Hình ảnh trên phim X- quang cột sống cổ 46
Bảng 3.10. Phân bố bệnh nhân theo mức độ đau VAS sau điều trị 48
Bảng 3.11. Kết quả giảm đau theo các vị trí sau điều trị 49
Bảng 3.12. Hội chứng cột sống và hội chứng rễ trước và sau điều trị 50
Bảng 3.13. Kết quả giảm các triệu chứng kèm theo sau điều trị 51
Bảng 3.14. Hiệu quả giảm mức độ hạn chế tầm vận động cột sống cổ 52
Bảng 3.15. Hiệu quả giảm hạn chế sinh hoạt hàng ngày NDI sau điều trị. 53
DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm chung về tuổi của đối tượng nghiên cứu 39
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm chung về giới của đối tượng nghiên cứu 40
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm chung về thời gian đau của đối tượng nghiên cứu 41
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ hình ảnh gai xương các vị trí trên phim X – quang 47
Biểu đồ 3.5. Điểm đau VAS ở các thời điểm T0, T1, T2 49
Biểu đồ 3.6. Điểm bộ câu hỏi NDI ở các thời điểm T0, T1, T2 53
Biểu đồ 3.7. Kết quả điều trị chung sau 2 tuần 54
Biểu đồ 3.8. Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh và kết quả điều trị chung 55
Biểu đồ 3.9. Mối liên quan giữa thể YHCT và kết quả điều trị chung 56
Recent Comments