Đánh giá tính hiệu quả và an toàn của amikacin với chế độ liều hiện dùng trong điều trị một số loại nhiễm khuẩn

Luận án Đánh giá tính hiệu quả và an toàn của amikacin với chế độ liều hiện dùng trong điều trị một số loại nhiễm khuẩn.Aminoglycosid là nhóm kháng sinh được sử dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn Gram (-) nặng. Đây là nhóm kháng sinh có đặc tính diệt khuẩn phụ thuộc nồng độ và nồng độ thuốc liên quan chặt chẽ với hiệu quả và tính an toàn. Cho đến nay, y văn đã công nhận có thể sử dụng một số tiêu chí để đánh giá tính hiệu quả và tính an toàn của nhóm kháng sinh này như: nồng độ đỉnh Cpeak cần phải đạt sao cho tỷ lệ Cpeak/ MIC cần > 8, đặc biệt với một số vi khuẩn Gr(-); nồng độ đáy Ctrough cần thấp dưới ngưỡng quy định để đảm bảo tính an toàn cho bệnh nhân.

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00351

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy liều lượng của aminoglycosid (tính theo cân nặng của bệnh nhân) cần phải tăng lên để đảm bảo hiệu quả diệt khuẩn, đặc biệt là đối với các bệnh nhân nhiễm trùng nặng. Các nghiên cứu cũng chứng minh tính ưu việt của chế độ liều một lần/ngày (once daily dosing – ODD) vì ODD giúp nâng cao hiệu quả và giảm thiểu tác dụng không mong muốn của thuốc. Trong thực tế, tại nhiều nước phát triển như Mỹ, Pháp, Úc…, các kháng sinh nhóm aminoglycosid đã được chuyển sang dùng theo chế độ liều ODD, đồng thời giám sát nồng độ thuốc trong huyết thanh được coi là xét nghiệm thường qui khi sử dụng các kháng sinh nhóm này.

Tại Việt Nam, chế độ liều của aminoglycosid hiện dùng không thống nhất giữa các bệnh viện, một số bác sĩ đã chuyển sang kê đơn theo chế độ liều ODD, số khác vẫn duy trì chế độ liều kinh điển 2-3 lần/ngày. Thêm vào đó thói quen sử dụng liều theo ống khiến cho liều tính theo mg/kg cân nặng của bệnh nhân dao động rất nhiều. Các hướng dẫn kê đơn hiện nay qui định không thống nhất về chế độ liều của các aminoglycosid cũng gây khó khăn cho bác sỹ trong kê đơn nhóm thuốc này.

Hiện tại chưa có một nghiên cứu nào được tiến hành với qui mô lớn đa trung tâm nhằm khảo sát thực trạng sử dụng aminoglycosid thông qua giám sát nồng độ thuốc trong huyết thanh, có so sánh với MIC của kháng sinh với vi khuẩn để đưa ra một chế độ liều phù hợp trong điều trị tại Việt Nam.

Khảo sát sử dụng thuốc tại nhiều bệnh viện cho thấy amikacin là kháng sinh sử dụng khá phổ biến và có xu hướng ngày càng gia tăng. Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Đánh giá tính hiệu quả và an toàn của amikacin với chế độ liều hiện dùng trong điều trị một số loại nhiễm khuẩn” được thực hiện với các mục tiêu nghiên cứu:

  1. Khảo sát tình hình sử dụng của amikacin trong điều trị tại một số bệnh viện.
  2. Đánh giá tính hiệu quả và an toàn của việc sử dụng amikacin trên cơ sở phân tích các chỉ số dược động học/dược lực học (Cpeak, Cpeak/MIC, Ctrough) của kháng sinh amikacin.

Từ đó góp phần đề xuất ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng kháng sinh này ở Việt Nam.

MỤC LỤC

Trang bìa phụ Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình vẽ, đồ thị

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3

1.1. TỔNG QUAN VỀ NHÓM KHÁNG SINH AMINOGLYCOSID VÀ

AMIKACIN 3

1.1.1. Cấu trúc hóa học 3

1.1.2. Đặc điểm dược động học 3

1.1.3. Đặc điểm dược lực học 5

1.1.4. Liều dùng và chế độ liều của kháng sinh aminoglycosid 9

1.2. MỐI LIÊN QUAN DƯỢC ĐỘNG HỌC/ DƯỢC LỰC HọC

(PHARMACOKINETIC / PHARMACODYNAMIC – PK/PD) CỦA KHÁNG SINH VÀ KHÁNG SINH NHÓM AMINOGLYCOSID 12

1.2.1. Chỉ số PK/PD của kháng sinh và ứng dụng 12

1.2.2. Chỉ số dược động học- dược lực học của aminoglycosid 15

1.3. GIÁM SÁT ĐIỀU TRỊ VÀ GIÁM SÁT ĐIỀU TRỊ AMIKACIN 19

1.3.1. Giám sát điều trị 19

1.3.2. Giám sát điều trị khi sử dụng kháng sinh nhóm aminoglycosid 20

1.3.3. Một số nghiên cứu tại Việt Nam về chế độ liều của aminoglycosid và

giám sát nồng độ của aminoglycosid: 28

1.4. ĐÁNH GIÁ SỬ DỤNG THUỐC VÀ ĐÁNH GIÁ SỬ DỤNG KHÁNG SINH

AMINOGLYCOSID 29

1.4.1. Đại cương về đánh giá sử dụng thuốc 29

1.4.2. Vai trò của dược sĩ trong công tác đánh giá sử dụng thuốc 30

1.4.3. Một số nghiên cứu về đánh giá sử dụng kháng sinh aminoglycosid. 32

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 34

2.1.1. Lựa chọn bệnh viện nghiên cứu 34

2.1.2. Đối tượng của nghiên cứu hồi cứu 34

2.1.3. Đối tượng của nghiên cứu tiến cứu: 35

2.2. MẪU NGHIÊN CỨU 36

2.2.1. Nghiên cứu hồi cứu 36

2.2.2. Nghiên cứu tiến cứu 38

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40

2.3.1. Nghiên cứu hồi cứu 40

2.3.2. Nghiên cứu tiến cứu: 41

2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 45

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46

3.1. NGHIÊN CỨU HỒI CỨU VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG AMIKACIN 46

3.1.1. Đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu 46

3.1.2. Đặc điểm bệnh nhiễm khuẩn 50

3.1.3. Đặc điểm sử dụng thuốc 54

3.2. NGHIÊN CỨU TIẾN CỨU ĐÁNH GIÁ SỬ DỤNG AMIKACIN 64

3.2.1. Đặc điểm bệnh nhân của mẫu nghiên cứu tiến cứu 64

3.2.2. Các đặc điểm bệnh nhiễm khuẩn và phác đồ kháng sinh 65

3.2.3. Đặc điểm về liều dùng và cách dùng amikacin 68

3.2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng của amikacin 69

3.2.5. Đánh giá tính an toàn của amikacin 73

3.2.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ đỉnh, khả năng không đạt

ngưỡng tối ưu của nồng độ đỉnh, nồng độ đáy, Cpeak/MIC và tăng nồng độ creatinin huyết thanh 75

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 80

4.1. BÀN LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 80

4.1.1. Bàn luận về đặc điểm chung của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu . 80

4.1.2. Bàn về đặc điểm chức năng thận 81

4.2. BÀN LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ NHIỄM KHUẨN 83

4.2.1. Về bệnh lý nhiễm khuẩn của các bệnh nhân 83

4.2.2. Bàn luận về xét nghiệm vi khuẩn gây bệnh 84

4.3. Bàn luận về đặc điểm dùng thuốc 90

4.3.1. về phác đồ kháng sinh có aminoglycosid 90

4.3.2. Về liều dùng của kháng sinh aminoglycosid 92

4.3.3. Về chế độ liều của kháng sinh aminoglycosid 96

4.3.4. Bàn luận về cách dùng của aminoglycosid 98

4.4. BÀN LUẬN VỀ CÁC NỒNG ĐỘ AMIKACIN TRONG HUYẾT THANH 100

4.4.1. Về các nồng độ và chỉ số PK/PD dự báo hiệu quả điều trị 100

4.4.2. Bàn luận về an toàn điều trị 105

4.5. BÀN LUẬN VỀ GIÁM SÁT ĐIỀU TRỊ 107

4.5.1. Giám sát điều trị trong nghiên cứu hồi cứu: 107

4.5.2. Giám sát điều trị trong nghiên cứu tiến cứu: 109

4.6. BÀN LUẬN VỀ MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 109

4.6.1. Hạn chế của nghiên cứu hồi cứu: 109

4.6.2. Hạn chế của nghiên cứu tiến cứu: 110

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 111

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Quyết định giao đề tài nghiên cứu cấp bộ và cấp thành phố

Phụ lục 2: Mẫu phiếu tóm tắt bệnh án nội trú

Phụ lục 3: Mẫu phiếu nhập tin bổ sung

Phụ lục 4: Danh sách bệnh nhân nghiên cứu hồi cứu

Phụ lục 5: Danh sách bệnh nhân nghiên cứu tiến cứu

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI
1. Pham Thi Thuy Van, Hoang Thi Kim Huyen, Cao Thi Bich Thao, To Van Hai (2011). “Evaluation of efficacy and safety of amikacin usage in ICU’s patients: A prospective observational study”. Proceeding of Seventh Indochina Conference on Pharmaceutical Sciences, 14-16 December 2011, Bangkok Thailand.
2. Phạm Thị Thúy Vân, Hoàng Thị Kim Huyền, Nguyễn Thị Lan Hương, Chu Thị Hạnh (2011). “Đánh giá khả năng đáp ứng điều trị của việc sử dụng amikacin qua nồng độ thuốc trong máu và qua chỉ số PK/PD tại khoa Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai”. Tạp chí Dược học, số 427, trang 23-26
3. Phạm Thị Thúy Vân, Nguyễn Sơn Nam, Đinh đình Chính (2011), “ Đánh giá hiệu quả và an toàn của amikacin thông qua giám sát nồng độ thuốc trong máu bệnh nhân nhiễm khuẩn hô hấp tại khoa Lao và bệnh phổi, bệnh viện trung ương quân đôi 108”, Tạp chí Y dược lâm sàng 108, tập 6, số 3/2011, trang 121-128.
4. Phạm Thị Thúy Vân, Hoàng Thị Kim Huyền, (2012), “ Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh amikacin trong điều trị tại một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội” Tạp chí Dược học, số 435 (7/2012) , trang 12-17.
5. Hoàng Thị Kim Huyền, Phạm Thị Thúy Vân, (2012), “Dự báo kết quả điều trị và độ an toàn trong sử dụng amikacin thông qua đánh giá nồng độ thuốc trong máu”, Tạp chí Dược học, số 435 (7/2012) , trang 54-58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Bộ Y Tế, (1997), Quy chế bệnh vz’ện.(Ban hành kèm theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19 tháng 09 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
2. Bộ Y Tế, (2002), Dược thư Quốc gia Việt Nam. Hà Nội, 130-132.
3. Bộ Y Tế, (2005), Hướng dẫn điều trị Vol. I. Nhà xuất bản Y học.
4. Bộ Y Tế, (2006), Hướng dẫn điều trị. Vol. II. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội.
5. Bộ Y Tế, (2011), Thông tư 22/2011/TT-BYT ban hành ngày 10 tháng 6 năm
2011 quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện
6. Bộ Y Tế, (2011), Thông tư 23/2011/TT-BYT ban hành ngày 10 tháng 6 năm
2011 hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sởy tế có giường bệnh. .
7. Nguyễn Thị Kim Chi, et al.,(2011), “Khảo sát chế độ liều dùng amikacin ở trẻ dưới 1 tuổi tại BV Nhi Trung ương trong năm 2009”, Tạp chí Dược học, 2/2011: p. 14-22.
8. Nguyễn Tiến Dũng, (2011), Các chỉ số PK/PD và sử dụng kháng sinh hợp lý ở trẻ em. 2 ed.: Nhà xuất bản Y học. Hà Nội.
9. Ngô Huy Hoàng, et al.,(2009), “Khảo sát thực trạng kê đơn kháng sinh tại các trạm y tế xã Mỹ lộc tỉnh Nam định.”, Tạp chí Dược học, 3/2009: p. 8-13.
10. Ngô Huy Hoàng, et al.,(2010), “Đánh giá hiệu quả của mô hình tập huấn nhằm hạn chế việc sử dụng kháng sinh chưa hợp lý tại huyện Mỹ lộc tỉnh Nam định,” Tạp chí Dược học, 9/2010: p. 34-38.
11. Hoàng Kim Huyền, et al.,(2007), “Đánh giá việc sử dụng kháng sinh trong điều trị tại khoa Nội hô hấp ở bệnh viện Đà Nẵng từ 1/2005 đến 9/2006”, Tạp chí Dược học, 4: p. 5-10.
12. Phan Quỳnh Lan,(2006), “Đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại khoa Nhi, bệnh viện Việt nam – Cuba. “, Tạp chí Dược học, 11A: p. 180-183.
13. Đỗ Thuỳ Linh, et al.,(2006), “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc cho bệnh nhân đái tháo đường kèm tăng huyết áp tại bệnh viện Thanh nhàn”, Tạp chí Dược học, 3/2006: p. 23-25; 36.
14. Võ Thị Kiều Quyên, et al.,(2009), “Áp dụng bước đầu quy trình theo dõi nồng độ gentamicin và vancomycin tại bệnh viện nhân dân Gia Định”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 6(13): p. 344 – 355.
15. Nguyễn Thái Sơn; et al.,(2010) “Nghiên cứu đặc điểm kháng kháng sinh của các vi khuẩn sinh ESBL phân lập được tại Bệnh viện 103 giai đoạn 2007 – 2009”, Tạp chí Y dược học quân sự – Học viện Quân Y 9.
16. Thái Hoài Thu, et al.,(2006), “Khảo sát mối liên quan giữa liều lượng và nồng độ Tobramycin trong huyết thanh bệnh nhân tại khoa điều trị tích cực bệnh viện Bạch mai”, Tạp chí Dược học, 11A: p. 142-146.
17. Nguyễn Hồng Thủy, et al., (2009), “Đánh giá việc sử dụng một số kháng sinh tại khoa điều trị tích cực, bệnh viện Bạch Mai thông qua theo dõi nồng độ thuốc trong máu”, Báo cáo Hội thảo toàn quốc về Cấp cứu -Hồi sức-Chống độc lần thứ 9.
18. Trường Đại Học Dược Hà Nội, (2004), Hóa dược, Trần Đức Hậu. Vol. II. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội, 201-210.
19. Nguyễn Sử Minh Tuyết, et al.,(2009), “Khảo sát vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Nhân dân Gia Định “, Y Học TP. Hồ Chí Minh, 13 (6): p. 295 – 300.
20. Phạm Hùng Vân,(2009), “Nghiên cứu đa trung tâm khảo sát tình hình đề kháng kháng sinh của các trực khuẩn Gram âm dễ mọc gây nhiễm khuẩn bệnh viện phân lập từ 1/2007 đến 5/2008”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 13(2): p. 138-149.

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/