Đánh giá tình trạng lệch thể thủy tinh trong chấn thương đụng dập nhãn cầu bằng máy siêu âm UBM

Luận văn Đánh giá tình trạng lệch thể thủy tinh trong chấn thương đụng dập nhãn cầu bằng máy siêu âm UBM.Chấn thương đụng dập nhãn cầu là chấn thương nặng thường gặp trong nhãn khoa, một trong những nguyên nhân gây giảm thị lực, có thể dẫn đến mù lòa. Đụng dập nhãn cầu chiếm khoảng 30% trong chấn thương mắt, tỷ lệ nam nhiều hơn nữ, người trẻ nhiều hơn người già [7]. Nguyên nhân thường gặp trong tai nạn lao động, giao thông, sinh hoạt và thể thao, bệnh cảnh lâm sàng đa dạng, phức tạp, đôi khi bị che lấp bởi các tổn thương khác ở vùng đầu, mặt.

Các tổn thương thường gặp của bán phần trước nhãn cầu trong chấn thương đụng dập như: rách dập mống mắt, đứt chân mống mắt, đứt dây chằng Zinn gây di lệch thể thủy tinh (TTT), lùi góc tiền phòng, bong thể mi [9],..

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00181

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Lệch TTT là khá thường gặp sau chấn thương đụng dập. Theo các nghiên cứu, lệch TTT sau chấn thương đụng dập chiếm 1% số bệnh nhân vào viện [40]. Đây là vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nhãn khoa trong và ngoài nước. Các nghiên cứu này đã đưa ra được cơ chế đụng dập nhãn cầu, các hình thái lâm sàng, phương pháp điều trị.

Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, các tiến bộ khoa học kỹ thuật này được áp dụng vào trong y học để hỗ trợ cho công tác khám chẩn đoán và điều trị bệnh. Có rất nhiều phương tiện để phát hiện các tổn thương nhãn cầu như sinh hiển vi đèn khe, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, siêu âm, OCT [11].

Hiện nay, siêu âm được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực chẩn đoán các bệnh lý toàn thân đặc biệt là trong nhãn khoa. Với kỹ thuật tương đối đơn giản không gây nguy hiểm cho cơ thể, thời gian khám bệnh nhanh và không có những yêu cầu phức tạp, nó có khả năng phát hiện các tổn thương trong nhãn cầu cho kết quả tương đối chính xác, góp phần tích cực trong chẩn đoán điều trị và tiên lượng bệnh [11].

Trong chấn thương đụng dập nhãn cầu, khi có xuất huyết tiền phòng các tổn thương trong nhãn cầu thường bị che lấp. Sử dụng siêu âm UBM sẽ đánh giá được các tổn thương của bán phần trước nhãn cầu. Việc xác định chính xác các tổn thương một cách nhanh nhất tạo điều kiện cho công tác chăm sóc điều trị, tiên lượng để đem lại thị lực tốt nhất có thể cho bệnh nhân.

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về ứng dụng của máy UBM. Các nghiên cứu được tiến hành trên nhiều bệnh lý khác nhau của bán phần trước nhãn cầu trong chấn thương và bệnh lý không do chấn thương. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về sử dụng UBM để nhận xét di lệch TTT trong chấn thương đụng dập nhãn cầu. Nhằm góp phần cho việc chẩn đoán lệch TTT trong chấn thương đụng dập nhãn cầu nhanh chóng và chính xác hơn giúp cho việc điều trị được thuận lợi, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tình trạng lệch thể thủy tinh trong chấn thương đụng dập nhãn cầu bằng máy siêu âm UBM” nhằm hai mục tiêu:

1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng lệch thể thủy tinh sau chấn thương đụng dập.

2. Sử dụng siêu âm UBM đánh giá lệch thể thủy tinh sau chấn thương đụng dập nhãn cầu.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 13

1.1. Sơ lược giải phẫu và sinh lý liên quan 13

1.1.1. Thể thủy tinh 13

1.1.2. Dây chằng Zinn 14

1.1.3. Tiền phòng và góc tiền phòng 14

1.2. Chấn thương đụng dập nhãín cầu 15

1.2.1. Cơ chế 15

1.2.2. Các tổn thương trong chấn thương đụng dập phần trước nhãn cầu 16

1.2.3. Đặc điểm lâm sàng của lệch TTT sau chấn thương đụng dập nhãn cầu. 19

1.3. Ứng dụng UBM trong khám và chẩn đoán bệnh lý bán phần trước nhãn cầu 21

1.3.1. Cơ sở vật lý của siêu âm 21

1.3.2. Sử dụng siêu âm trong nhãn khoa 22

1.3.3. Siêu âm UBM trong chấn thương đụng dập nhãn cầu 25

1.3.4. Siêu âm UBM trong chẩn đoán lệch TTT sau chấn thương đụng dập .27

1.3.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả siêu âm UBM 29

1.4. Nghiên cứu sa, lệch TTT do chấn thương đụng dập và sử dụng siêu âm UBM

đánh giá lệch TTT và các tổn thương kèm theo ở Việt Nam 29

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

2.1. Đối tượng 31

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân nghiên cứu 31

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 31

2.2. Phương pháp nghiên cứu 31

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 31

2.2.2. Phương tiện nghiên cứu 32

2.3. Tiến hành nghiên cứu 32

2.3.1. Khám lâm sàng 32

2.3.2. Khám trên siêu âm UBM 33

2.3.3. Tiêu chuẩn đánh giá 37

2.3.4. Thu thập và xử lý số liệu 39

2.3.5. Đạo đức nghiên cứu 39

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40

3.1. Đặc điểm tình hình bệnh nhân 40

3.1.1. Đặc điểm về tuổi 40

3.1.2. Đặc điểm về giới 41

3.1.3. Đặc điểm về thị lực bệnh nhân tham gia nghiên cứu 41

3.1.4. Tác nhân gây chấn thương 42

3.1.5. Mắt bị chấn thương 43

3.1.6. Thời gian đến viện sau khi bị chấn thương 43

3.1.7. Nhãn áp lúc vào viện 43

3.2. Hình thái lệch TTT 44

3.3. Hướng lệch TTT trên lâm sàng 44

3.4. Liên quan giữa thời gian đến viện với tăng nhãn áp 45

3.5. Liên quan giữa lệch TTT với lứa tuổi 45

3.6. Lệch TTT và tác nhân chấn thương 46

3.7. Kết quả của siêu âm UBM trong chẩn đoán 47

3.7.1. Các tổn thương liên quan đến lệch TTT 47

3.7.2. Mức độ liên quan trong lệch TTT 50

Chương 4: BÀN LUẬN 54

4.1. Đặc điểm bệnh nhân 54

4.1.1. Đặc điểm về giới 54

4.1.2. Đặc điểm về lứa tuổi 55

4.1.3 Đặc điểm về mắt bị chấn thương 56

4.1.4. Đặc điểm về thị lực 56

4.1.5. Tác nhân gây chấn thương 57

4.1.6. Thời gian đến viện sau chấn thương 57

4.1.7. Nhãn áp lúc vào viện 58

4.2. Hình thái lệch TTT trên lâm sàng 59

4.3. Kết quả của siêu âm UBM trong chẩn đoán lệch TTT 59

4.3.1. Các tổn thương liên quan đến lệch TTT 59

4.3.2. Lệch TTT trên siêu âm UBM 66

KẾT LUẬN 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

PHỤ LỤC 

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Trần Văn An (1998), Nghiên cứu điều trị sa, lệch thủy tinh thể, Luận án tiến sĩ y học, Trường đại học y Hà Nội.
2. Bộ môn Mắt, Trường đai học y Hà Nội (2005), Bài giảng Nhãn khoa bán phần trước nhãn cầu, tr 170-180.
3. Phan Dẫn và cộng sự (2004), Nhãn khoa giản yếu. Nhà xuất bản y học.
4. Trần Bích Dung (2010), Nghiên cứu ứng dụng chụp cắt lớp quang học một số biến đổi phần trước nhãn cầu trong chấn thương đụng dập bằng máy Visante OCT, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường đại học Y Hà Nội.
5. Lê Công Đức (2002), Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và điều trị sa, lệch TTT do chấn thương đụng dập nhãn cầu, Luận văn thạc sỹ y học, Trường đại học Y Hà Nội.
6. Hoàng Hải (2005), Đánh giá tổn thương góc tiền phòng do chấn thương đụng dập nhãn cầu bằng phương pháp soi góc, Luận văn thạc sỹy học, Trường đại học Y Hà Nội.
7. Đỗ Như Hơn và Nguyễn Quốc Anh (2000), “Tình hình chấn thương mắt”, Nội san nhãn khoa, (6), tr. 45-49.
8. Ph an Đức Khâm (1969), Nhãn khoa thực hành, (11,12), tr 15-16.
Phan Đức Khâm (1997), ‘ ‘Chấn thương mắt”, Bách khoa thư bệnh học 2. tr. 204-210.
10. Hoàng Việt Nga (1999), Nghiên cứu về tăng nhãn áp sau sa, lệch TTT do chấn thương đụng dập và các phương pháp điều trị, Luận văn thạc sỹy học, Trường đại học Y Hà Nội.
11. Khúc Thị Nhụn (1984), Bán kính độ cong giác mạc và độ sâu tiền phòng trên mắt người bình thường và glocom góc đóng ở người Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Trường đại học Y Hà Nội.
12. Nguyễn Hữu Quốc Nguyên và Tôn Thị Kim Thanh (2005), Siêu âm nhãn khoa cơ bản, Nhà xuất bản y học.
13. Nguyễn Xuân Nguyên, Phan Dẫn, Thái Thọ (1996), Giải phẫu mắt và ứng dụng trong lâm sàng và sinh lý thị giác, Nhà xuất bản y học.
14. Nguyễn Ngọc Trung (1991), “Nhận xét về sự di lệch TTT sau chấn thương đụng dập”, Kỷ yếu hội nghị khoa học kỹ thuật ngành mắt, (1), tr.37-40.
15. Tôn Thị Kim Thanh (1995), “Tình hình điều trị sa, lệch TTT qua một số bệnh nhân tại Viện Mắt (1992-1995)”, Công trình nghiên cứu khoa học ngành mắt toàn quốc, (1), tr 125-134.
16. Trần Thị Phương Thu (2001) , “Phẫu thuật cắt dịch kính trong điều trị sa lệch TTT sau chấn thương”, Tạp chíy học, (8), Bộ y tế, tr.58-60.
17. Nguyễn Diệu Thu (2008), Đánh giá vai trò siêu âm trong chan đoán và điều trị vết thương xuyên nhãn cầu với phẫu thuật cắt dịch kính, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường đại học Y Hà Nội.
18. Nguyễn Minh Tuấn (2011), Nghiên cứu ứng dụng siêu âm sinh hiển vi (UBM) đánh giá tình trạng góc tiền phòng trên một số bệnh nhân Glôcôm góc đóng nguyên phát, Luận văn thạc sỹ y học, Trường đại học Y Hà Nội.
19. Nguyễn Thị Tuyết (2001), Nghiên cứu sự tương quan giữa độ sâu tiền phòng, bề dày thể thủy tinh, chiều dài trục nhãn cầu trên mắt glocom góc đóng nguyên phát và mắt bình thường ở người Việt Nam trưởng thành, Luận văn thạc sỹ y học, Trường đại học Y Hà Nội.

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/