Kiến thức và thực hành tự tiêm insulin của người bệnh đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2022- 2023

Luận văn thạc sĩ điều dưỡng Kiến thức và thực hành tự tiêm insulin của người bệnh đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2022- 2023.Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những bệnh lý phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo thống kê mới nhất của Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2021, toàn thế giới có 537 triệu người bị bệnh ĐTĐ (ở độ tuổi từ 20 -79), có nghĩa cứ 10 người thì có 1 người bị ĐTĐ. Con số này dự kiến là 643 triệu vào năm 2030 và 783 triệu vào năm 2045. % người trưởng thành bị ĐTĐ thuộc các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Ước tính khoảng 12% chi phí y tế trên toàn cầu những năm gần đây là chi cho người lớn bị ĐTĐ, chi phí lên tới 966 tỷ USD trong vòng 15 năm qua. [43] Tại Việt Nam, năm 1990 tỷ lệ ĐTĐ khoảng 1,1 – 2,25%, năm 2012 tỉ lệ mắc ĐTĐ đã lên tới 5,42%, một nửa số người bệnh chưa được chẩn đoán, năm 2017 con số người mắc ĐTĐ là 3,5 triệu người [6], năm 2021 có tới 5 triệu người mắc bệnh ĐTĐ. Bệnh ĐTĐ đang trở thành gánh nặng cho hệ thống y tế. ĐTĐ là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận, và cắt cụt chi.

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.2023.00363

Giá :

 

Liên Hệ

0927.007.596

Ba trụ cột chính trong điều trị ĐTĐ bao gồm điều trị thuốc hạ Glucose máu, điều chỉnh chế độ ăn uống và chế độ luyện tập phù hợp. Trong điều trị bằng thuốc, bên cạnh việc sử dụng thuốc uống, một số lượng lớn bệnh nhân cần phải tiêm Insulin để kiểm soát đường huyết hiệu quả. Insulin không chỉ được sử dụng trong thời gian bệnh nhân nằm viện điều trị nội trú mà còn được sử dụng khi điều trị ngoại trú. Việc tiêm Insulin đúng cách đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát huy hiệu quả dùng thuốc. Tiêm sai cách không chỉ làm giảm hiệu quả điều trị mà còn gây ra những phản ứng có hại (ADR) như: hạ đường huyết, ngứa, loạn dưỡng mỡ dưới da, bầm tím vị trí tiêm… Theo nghiên cứu của Trần Ngọc Phương (2017) khảo sát kiến thức về sử dụng insulin và đánh giá thực hành sử dụng bút tiêm insulin cho thấy, tỷ lệ sai sót về kiến thức thường mắc là không nắm được chiều dài đầu kim (91,6%), tái sử dụng kim tiêm (87,7%), sai sót trong bảo quản bút tiêm (72,4%), xử lý đầu kim (71,4) [16]. Năm 2019, Nguyễn Tiến Hồng tiến hành nghiên cứu trên 201 bệnh nhân ĐTĐ tại bệnh viện Bạch Mai, trong đó có 98 người bệnh được can thiệp đánh giá kiến thức, thực hành tiêm insulin. Kết quả cho thấy có một số lỗi sai thường gặp là: 177 người bệnh chiếm 

(88,1%) không biết về chiều dài kim tiêm đang sử dụng, 98% người bệnh tiêm insulin bằng bút sử dụng kim tiêm cho nhiều lần và 88,1% người bệnh dùng 1 bơm tiêm > 2 lần, hầu hết vứt bỏ trong rác sinh hoạt chiếm 162 (80,6) [7].
Năm 2021, tại Bệnh viện Thanh Nhàn có hơn 10.000 bệnh nhân đến khám, được quản lý bệnh đái tháo đường và trong đó có khoảng 4.500 bệnh nhân có sử dụng thuốc tiêm Insulin. Bên cạnh đó, hầu hết các khoa điều trị nội trú đều có bệnh nhân ĐTĐ sử dụng insulin. Trên thực tế, theo chúng tôi quan sát, nhiều bệnh nhân ĐTĐ đến khám và điều trị tại bệnh viện đang sử dụng Insulin không đúng. Giúp cho người bệnh có kiến thức và thực hành tiên Insulin đúng cách, nâng cao hiệu quả điều trị. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Kiến thức và thực hành tự tiêm insulin của người bệnh đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2022- 2023” với 2 mục tiêu sau:
1.    Mô tả kiến thức và thực hành tự tiêm insulin của người bệnh đái tháo đường type 2 tại bệnh viện Thanh Nhàn năm 2022-2023.
2.    Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành tự tiêm insulin của người bệnh đái tháo đường type 2.

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1.    Tổng quan về đái tháo đường     3
1.1.1.    Vài nét về bệnh đái tháo đường    3
1.1.2.    Phân loại Đái tháo đường     3
1.1.3.    Chẩn đoán Đái tháo đường     4
1.1.4.    Điều trị Đái tháo đường    4
1.2.    Tổng quan về insulin    6
1.2.1.    Lịch sử insulin trong điều trị Đái tháo đường    6
1.2.2.    Cấu tạo và chức năng của insulin    6
1.2.3.    Cơ chế tác dụng của insulin    7
1.2.4.    Phân loại insulin    7
1.2.5.    Các cách sử dụng insulin hiện nay    9
1.2.6.    Đường dùng và vị trí tiêm    11
1.2.7.    Kỹ thuật tiêm insulin    13
1.2.8.    Tác dụng không mong muốn khi sử dụng insulin    17
1.3.    Tình hình sử dụng insulin    18
1.3.1.    Một số nghiên cứu đánh giá về việc sử dụng insulin    18
1.3.2.    Các nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) sử dụng insulin    19
1.3.3.    Các nghiên cứu đánh giá kỹ thuật tiêm insulin của người bệnh ĐTĐ …19
1.4.    Một số học thuyết điều dưỡng áp dụng trong nghiên cứu    21
1.4.1.    Học thuyết Orems    21
1.4.2.    Mô hình học thuyết Albert Bandura    22
1.4.3.    Mô hình Tư vấn & GDSK tại khoa Nội tiết – Bệnhviện Thanh Nhàn …23
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    24
2.1.    Đối tượng và thời gian nghiên cứu    24
2.1.1.    Đối tượng nghiên cứu    24
2.1.2.    Địa điểm    24
2.1.3.    Thời gian nghiên cứu    24
2.1.4.    Tiêu chuẩn lựa chọn    24
2.1.5.    Tiêu chuẩn loại trừ    24
2.2.    Phương pháp nghiên cứu    25
2.2.1.    Thiết kế nghiên cứu    25
2.2.2.    Mẫu và phương pháp chọn mẫu    25
2.2.3.    Quy trình nghiên cứu    25
2.2.4.    Quy trình nghiên cứu    26
2.3.    Các biến số trong nghiên cứu    28
2.4.    Các tiêu chí đánh giá sử dụng trong nghiên    cứu    34
2.4.1.    Đánh giá kiến thức sử dụng insulin    34
2.4.2.    Đánh giá thực hành sử dụng bút tiêm insulin và bơm tiêm insulin    34
2.4.2.    Đánh giá chỉ số khối cơ thể BMI    34
2.5.    Phân tích số liệu    35
2.6.    Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu    35
2.7.    Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số    35
2.8.    Sơ đồ nghiên cứu    36
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    37
3.1.    Đặc điểm chung của nhóm người bệnh nghiên cứu    37
3.1.1.    Tuổi và giới:    37
3.1.2.    Đặc điểm trình độ học vấn    39
3.1.3.    Phân bố theo nơi ở    40
3.1.4.    Biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường    41
3.1.5.    Chỉ số HbA1C ở đối tượng nghiên cứu    42
3.1.6.    Chỉ số khối cơ thể của đối tượng nghiên cứu    42
3.1.7.    Thời gian bị bệnh    43
3.1.8.    Thời gian đã tiêm insulin    44

3.1.9.    Dụng cụ tiêm insulin    45
3.1.10.    Người hướng dẫn người bệnh tiêm insulin    46
3.1.11.    Khả năng tự tiêm insulin    47
3.1.12.    Các tai biến gặp phải khi tiêm    48
3.2. Kiến thức và thực hành về tiêm insulin    của đối    tượng nghiên cứu    49
3.2.1.    Kiến thức của đối tượng nghiên cứu    49
3.2.2.    Thực hành về tiêm Insulin    52
3.2.3.    Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành    54
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    60
4.1.    Đặc điểm chung của nhóm tham gia nghiên cứu    60
4.1.1.    Đặc điểm về tuổi và giới    60
4.1.2.    Trình độ học vấn    60
4.1.3.    Phân bố theo nơi ở    61
4.1.4.    Biến chứng mạn tính đái tháo đường    61
4.1.5.    Chỉ số HbA1c    61
4.1.6.    Chỉ số BMI    62
4.1.7.    Thời gian mắc bệnh    62
4.1.8.    Thời gian điều trị insulin    63
4.1.9.    Khả năng tự tiêm insulin    63
4.1.10.    Tai biến liên quan đến tiêm insulin    64
4.1.11.    Người hướng dẫn tiêm insulin    65
4.2.    Kiến Thức Và Thực Hành Của Nhóm Tham Gia Nghiên Cứu    67
4.2.1.    Kiến thức    về    tiêm insulin    67
4.2.2.    Khả năng    thực    hành tiêm insulin    71
4.2.3.    Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành    73
KẾT LUẬN    75
KIẾN NGHỊ    77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/