Nghiên cứu mô hình bệnh tật, tử vong, chuyển tuyến theo ICD 10 trong 3 năm 2015 – 2017 và đánh giá kết quả giảm tỉ lệ chuyển tuyến bằng can thiệp đào tạo chuyên môn ngắn hạn tại Trung tâm y tế huyện Trà Ôn năm 2018-2019
Luận văn chuyên khoa 2 Nghiên cứu mô hình bệnh tật, tử vong, chuyển tuyến theo ICD 10 trong 3 năm 2015 – 2017 và đánh giá kết quả giảm tỉ lệ chuyển tuyến bằng can thiệp đào tạo chuyên môn ngắn hạn tại Trung tâm y tế huyện Trà Ôn năm 2018-2019.Xây dựng chiến lược phát triển y tế của một quốc gia, một địa phương hay một đơn vị phải căn cứ trên nhiều phương diện. Đặc biệt là điều kiện kinh tế xã hội, nguồn nhân lực và mô hình bệnh tật của mỗi quốc gia, địa phương hay của từng đơn vị. Trong đó, mô hình bệnh tật của mỗi nước, mỗi địa phương phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế – xã hội của từng nước, từng địa phương. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội mô hình bệnh tật có khuynh hướng chuyển dịch từ bệnh lý lây nhiễm sang bệnh lý không lây nhiễm [23]. Mô hình bệnh tật ở các nước trên thế giới hiện nay có 3 hình thức: ở các nước kém phát triển thì các bệnh lý về nhiễm trùng chiếm tỉ lệ cao; ở các nước đang phát triển thì bệnh nhiễm trùng và bệnh lý không nhiễm trùng có tỉ lệ đan xen; ở các nước phát triển thì mô hình bệnh tật chủ yếu là các bệnh lý không lây nhiễm như: tim mạch, bệnh chuyển hóa và bệnh lý lão khoa [36].
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2023.00364 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Mô hình bệnh tật ở Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi từ bệnh lý lây nhiễm sang bệnh lý không lây nhiễm, với diễn biến phức tạp, cùng lúc phải đối mặt với 3 gánh nặng về vấn đề bệnh tật: đó là bệnh lý không lây nhiễm chiếm 70%; 16% là từ tai nạn, chấn thương; 14% còn lại là do các bệnh truyền nhiễm, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em [15]. Mặc dù, hệ thống y tế ở nước ta, trong thời gian qua, đã được quan tâm đầu tư từ Trung ương đến địa phương nhiều hơn trước, hệ thống dự phòng và điều trị ngày càng phát triển, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ngày càng cao của người dân, số lượng và chất lượng nuồn nhân lực còn thiếu và chưa đồng đều đặc biệt là ở tuyến y tế cơ sở, còn có sự chênh lệch đáng kể về chất lượng khám và điều trị bệnh ở tuyến trên và tuyến dưới.
Công tác chuyển tuyến giữa các cơ sở khám chữa bệnh cũng cần được quan tâm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức
khỏe của người dân, đồng thời tránh gây lãng phí cho xã hội, quá tải bệnh viện tuyến trên, đặc biệt là quản lý và cân đối quỹ BHYT của tuyến huyện.
Trà Ôn là huyện vùng sâu của tỉnh Vĩnh Long, hệ thống y tế Huyện gồm có: Trung tâm y tế 2 chức năng, Phòng y tế, 01 phòng khám đa khoa khu vực và 14 Trạm y tế xã, thị trấn. Trung tâm y tế huyện đã được đầu tư xây dựng cơ bản và trang bị tương đối đầy đủ các trang thiết bị y tế như: máy sinh hóa, huyết học tự động, máy siêu âm màu, máy nội soi dạ dày tá tràng, dụng cụ tiểu phẫu thuật, các dụng cụ y tế chuyên khoa… Trong thời gian qua, tại TTYT chưa có thống kê nào đánh giá tổng quát tình hình bệnh tật, tử vong và chuyển tuyến của đơn vị. Để có một cái nhìn tổng quát trên cơ sở thống kê về bệnh nhân đến nhập viện để được điều trị nội trú cũng như các bệnh nhân đã được chuyển lên tuyến trên. Từ đó làm cơ sở để đơn vị xây dựng kế hoạch hoạt động, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển chuyên môn, mua sắm trang thiết bị y tế phù hợp với nhu cầu. Xuất phát từ ý tưởng nêu trên chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu mô hình bệnh tật, tử vong, chuyển tuyến theo ICD 10 trong 3 năm 2015 – 2017 và đánh giá kết quả giảm tỉ lệ chuyển tuyến bằng can thiệp đào tạo chuyên môn ngắn hạn tại Trung tâm y tế huyện Trà Ôn năm 2018-2019” với các mục tiêu cụ thể như sau:
1. Xác định tỉ lệ bệnh tật, tử vong phân loại theo chương, 10 nhóm bệnh và 10 bệnh thường gặp theo ICD 10 ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Trung tâm y tế huyện Trà Ôn từ năm 2015 đến 2017.
2. Xác định tỉ lệ bệnh tật chuyển tuyến phân loại theo chương, 10 nhóm bệnh và 10 bệnh thường gặp theo ICD 10 ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Trung tâm y tế huyện Trà Ôn từ năm 2015 đến 2017.
3. Đánh giá kết quả giảm tỉ lệ chuyển tuyến qua giải pháp tăng cường đào tạo chuyên môn ngắn hạn cho cán bộ y tế tại Trung tâm y tế huyện Trà Ôn năm 2018-2019.
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Một số khái niệm về sức khỏe, bệnh tật và mô hình bệnh tật 3
1.2. Phân loại quốc tế bệnh tật phiên bản lần thứ 10 (ICD – 10) 8
1.3. Tình hình nghiên cứu về mô hình bệnh tật 8
1.4. Mô hình tử vong các nước trên Thế giới và Việt Nam 13
1.5. Một số vấn đề về chuyển tuyến và quy định về phân tuyến chuyên môn
kỹ thuật 15
1.6. Các nghiên cứu về mô hình bệnh tật và tử vong 17
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu 21
2.3. Vấn đề y đức 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 36
3.2. Tỉ lệ bệnh tật và tử vong theo chương ICD 10, 10 nhóm bệnh và đặc
điểm 10 bệnh nội trú thường gặp hàng năm và 3 năm 42
3.3. Tỉ lệ bệnh tật theo 22 chương, 10 nhóm bệnh và 10 bệnh được chuyển
tuyến thường gặp hàng năm và 3 năm 42
3.4. Đánh giá kết quả bước đầu giảm tỉ lệ chuyển tuyến ở bệnh nhân được điều
trị nội trú bằng giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ngắn hạn 53
Chương 4: BÀN LUẬN 56
4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 56
4.2. Về tỉ lệ bệnh tật, tử vong theo 22 chương, 10 nhóm bệnh và 10 bệnh
nội trú thường gặp hàng năm và 3 năm 60
4.3. Tỉ lệ bệnh chuyển tuyến theo 22 chương, 10 nhóm bệnh và 10 bệnh
chuyển tuyến thường gặp hàng năm và 3 năm 66
4.4. Đánh giá kết quả bước đầu giảm tỉ lệ chuyển tuyến ở bệnh nhân điều trị
nội trú qua giải pháp đào tạo chuyên môn ngắn hạn cho cán bộ y tế 70
KẾT LUẬN 75
KIẾN NGHỊ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục: BẢNG THU THẬP SỐ LIỆU
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân nhập viện theo đối tượng 37
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân nhập viện theo dân tộc 37
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân nhập viện theo nhóm tuổi 38
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân nhập viện theo nghề nghiệp 39
Bảng 3.5. Phân bố bệnh nhân nhập viện theo nơi cư trú 40
Bảng 3.6. Số lượng bệnh nhân nhập viện theo mùa 41
Bảng 3.7. Cơ cấu bệnh tật theo nhóm bệnh lây, không lây và TNTT 42
Bảng 3.8. Tỉ lệ bệnh tật 22 chương theo ICD 10 43
Bảng 3.9. Tỉ lệ 10 nhóm bệnh thường gặp 44
Bảng 3.10. Tỉ lệ 10 bệnh thường gặp trong 3 năm 45
Bảng 3.11. Tỉ lệ 10 bệnh mắc cao nhất theo giới tính 46
Bảng 3.12. Tỉ lệ 10 bệnh mắc cao nhất theo nhóm tuổi 47
Bảng 3. 13. Phân bố 10 bệnh mắc cao nhất theo mùa 48
Bảng 3.14. Tình hình bệnh nhân tử vong trong 3 năm 49
Bảng 3.15. Tình hình bệnh nhân được chuyển tuyến trong 3 năm 49
Bảng 3.16. Tỉ lệ bệnh nhân được chuyển tuyến theo 22 chương 50
Bảng 3.17. Tỉ lệ 10 nhóm bệnh được chuyển tuyến thường gặp 51
Bảng 3.18. Tỉ lệ 10 bệnh chuyển tuyến thường gặp 52
Bảng 3.19. Tỉ lệ bệnh nhân chuyển tuyến trước và sau can thiệp 53
Bảng 3.20. Mười nhóm bệnh chuyển tuyến thường gặp trước và sau can thiệp 54
Bảng 3.21. Mười bệnh nội trú chuyển tuyến thường gặp trước và sau can thiệp
55
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ bệnh nhân nhập viện theo giới tính 36
Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ bệnh nhân nhập viện theo 4 mùa 41
Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ bệnh nhân nhập viện theo nhóm bệnh lây, không lây và
TNTT 42
Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ chuyển tuyến theo nhóm tuổi 49
Recent Comments