Kiến thức về bệnh lao và mô hình sử dụng dịch vụ y tế ở bệnh nhân ho kéo dài tại Ba Vì năm 2012

Luận văn Kiến thức về bệnh lao và mô hình sử dụng dịch vụ y tế ở bệnh nhân ho kéo dài tại Ba Vì năm 2012.Lao là một bệnh đã được biết đến từ rất lâu nhưng cho đến nay vẫn là một trong những bệnh lây truyền có số người mắc và tử vong cao trên thế giới. Mặc dù từ khi phát hiện được nguyên nhân cũng như tìm ra thuốc điều trị bệnh có hiệu quả nhưng bệnh lao không những không giảm mà còn có xu hướng gia tăng ở nhiều nước. Theo số liệu thống kê của tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) cứ 3 người trên thế giới thì có 1 người mang vi khuẩn lao [51]. Chỉ tính riêng năm 2010, trên thế giới có khoảng 8,8 triệu ca lao mới. Hàng năm trên thế giới có 1,7 triệu ca tử vong do lao, trong đó hơn nửa triệu ca đồng nhiễm HIV [53]. 95% số bệnh nhân lao và 98% trường hợp tử vong do lao trên toàn cầu thuộc các nước có thu nhập vừa và thấp, 75% số người mắc bệnh lao ở các lứa tuổi từ 14 – 55, lực lượng lao động chính của xã hội, làm lực lượng sản xuất bị giảm sút, năng suất lao động giảm [50]. Bệnh lao là một trong những nguyên nhân quan trọng làm nghèo đói dai dẳng và là trở ngại đối với sự phát triển xã hội [55].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00224

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Ở Việt Nam, bệnh lao vẫn là một vấn đề sức khỏe trầm trọng. Việt Nam đứng thứ 12 trong số 22 nước có số bệnh nhân lao cao nhất thế giới. Năm 2009, cả nước có 98.192 trường hợp mắc lao, ước tính số bệnh nhân lao phổi mới AFB (+) là 60/100.000 dân và 1.689 trường hợp tử vong do lao [3]. Cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam bắt đầu triển khai Chương trình chống lao quốc gia (CTCLQG) từ tháng 11/1994. CTCLQG luôn nằm trong số 10 chương trình mục tiêu quốc gia y tế thể hiện sự quan tâm của Đảng và chính phủ đến vấn đề này. Từ năm 1999, chiến lược DOTS (điều trị bằng hóa trị liệu ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp) đã được bao phủ trên 100% số quận, huyện trong cả nước [6]. Tuy nhiên, cùng với đại dịch HIV/AIDS, tình hình kháng thuốc và sự gia tăng dân số đang tác động và làm gia tăng bệnh lao tại cộng đồng.

Một thành phần quan trọng của chiến lược DOTS là phát hiện thụ động những người mắc lao. Phát hiện thụ động có nghĩa là người có các dấu hiệu/ triệu chứng nghi mắc lao sẽ tự đến các cơ sở y tế để được khám và xét nghiệm đờm tìm vi khuẩn lao. Chính vì vậy, để có thể phát hiện sớm những trường hợp mới mắc lao thì người dân trong cộng đồng phải có kiến thức cơ bản về bệnh lao, tin rằng bệnh lao có thể chữa khỏi để chủ động đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Như vậy, mục tiêu của CTCLQG có đạt được hay không phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân.

Nhằm tìm hiểu mức độ hiểu biết về bệnh lao và hành vi sử dụng dịch vụ y tế của bệnh nhân có ho kéo dài trên 2 tuần (đối tượng nghi bị mắc lao), chúng tôi tiến hành nghiên cứu này tại huyện Ba Vì, Hà Nội với mục tiêu:

1. Mô tả kiến thức về bệnh lao của bệnh nhân có ho kéo dài trên 2 tuần tại huyện Ba Vì, Hà Nội, năm 2012.

2. Mô tả mô hình sử dụng dịch vụ y tế và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân có ho kéo dài trên 2 tuần, tại huyện Ba Vì, Hà Nội, năm 2012

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3

1.1. Một vài đặc điểm về bệnh lao 3

1.1.1. Đặc điểm sinh học của vi khuẩn lao 3

1.1.2. Đường lây 3

1.1.3. Sinh bệnh học của bệnh lao 4

1.1.4. Những yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiễm và mắc bệnh lao 4

1.1.5. Các phương pháp chẩn đoán lao phổi 4

1.2. Tình hình bệnh lao trên thế giới 6

1.3. Ảnh hưởng của bệnh lao đến đời sống kinh tế xã hội 7

1.4. Tình hình bệnh lao ở Việt Nam 8

1.5. Hoạt động phòng chống lao 9

1.5.1. Hoạt động phòng chống lao trên thế giới 9

1.5.2. Chiến lược phòng chống lao tại Việt Nam 10

1.5.3. Chiến lược phòng chống lao tại Việt Nam năm 2012  12

1.6. Kết quả từ các nghiên cứu đã tiến hành 15

1.6.1. Kiến thức và mặc cảm đối với bệnh lao 15

1.6.2. Hành vi sử dụng dịch vụ y tế 18

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

2.1. Thiết kế nghiên cứu 22

2.2. Đối tượng nghiên cứu 22

2.3. Địa điểm nghiên cứu 22

2.4. Cỡ mẫu và việc chọn mẫu 23

2.5. Phương pháp thu thập thông tin 24

2.6. Các biến số và chỉ số nghiên cứu 25

2.6.1. Thông tin về nhân khẩu học 25

2.6.2. Kiến thức về bệnh lao 26

2.6.3. Thông tin về sử dụng dịch vụ y tế 26

2.7. Thời gian tiến hành nghiên cứu 28

2.8. Phân tích và xử lý số liệu 28

2.9. Sai số và cách khống chế sai số 28

2.10. Đạo đức nghiên cứu 29

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30

3.1.  Thông tin chung 30

3.1.1. Tỷ lệ ho kéo dài trên 2 tuần ở những người trên 15 tuổi 30

3.1.2. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 30

3.2. Kiến thức về bệnh Lao 32

3.2.1. Nguyên nhân gây bệnh lao 32

3.2.2. Kiến thức về đường lây truyền bệnh lao 33

3.2.3. Kiến thức về triệu chứng nghi lao 35

3.2.4. Kiến thức của bệnh nhân ho kéo dài về khả năng điều trị khỏi bệnh lao36

3.2.5. Điểm kiến thức về bệnh lao của những người có triệu chứng ho kéo dài37

3.2.6. Mặc cảm đối với bệnh lao 39

3.3. Nguồn/kênh cung cấp thông tin về bệnh lao 40

3.3.1. Thực trạng nguồn cung cấp thông tin về bệnh lao 40

3.3.2.  Các đề xuất truyền thông – giáo dục về bệnh lao 41

3.4. Tình hình sử dụng dịch vụ y tế 42

3.4.1. Tỷ lệ có thẻ bảo hiểm y tế theo một số yếu tố kinh tế – xã hội 42

3.4.2. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế theo một số yếu tố kinh tế – xã hội 43

3.4.3. Lựa chọn loại hình dịch vụ y tế ở lần khám chữa bệnh đầu tiên 45

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 53

4.1. Tỷ lệ mắc ho kéo dài trên 2 tuần 53

4.2. Kiến thức về bệnh lao 54

4.2.1. Kiến thức về nguyên nhân gây bệnh 54

4.2.2. Kiến thức về khả năng lây truyền của bệnh lao 56

4.2.3. Kiến thức về các triệu chứng nghi lao 57

4.2.4. Mối liên quan giữa kiến thức với một số yếu tố kinh tế – xã hội 58

4.2.5. Các kênh truyền thông giáo dục sức khỏe trong cộng đồng 60

4.3. Hành vi sử dụng dịch vụ y tế 61

4.3.1. Tỷ lệ có thẻ bảo hiểm y tế 61

4.3.2. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế 62

4.3.3. Các nguyên nhân chính khiến cho bệnh nhân ho kéo dài không sử

dụng dịch vụ y tế 62

4.3.4. Thời gian chậm trễ trong việc đi khám chữa bệnh 62

4.3.5. Mô hình sử dụng dịch vụ y tế đầu tiên 63

4.3.6.  Mối liên quan giữa việc lựa chọn loại hình dịch vụ y tế đầu tiên với một số yếu tố: tuổi, giới, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế 65

4.3.7. Mối liên quan giữa việc sử dụng dịch vụ y tế theo giới, nhóm tuổi,

điều kiện kinh tế, học vấn và hiểu biết về bệnh 66

4.3.8. Mô hình sử dụng dịch vụ y tế qua các lần khám 68

4.3.9. Liên quan giữa việc lựa chọn cơ sở y tế đảm bảo chất lượng với một

số yếu tố kinh tế xã hội 69

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN 72

5.1. Kiến thức về bệnh lao của các bệnh nhân ho kéo dài 72

5.2. Mô hình sử dụng dịch vụ y tế của bệnh nhân ho kéo dài 72

5.3. Một số yếu tố liên đến việc lựa chọn loại hình dịch vụ y tế 72

KIẾN NGHỊ 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bộ môn Dịch tễ, Đại học Y Hà Nội (2002). Bài giảng: Dịch tễ học các bệnh lây truyền.
2. Bộ Y tế (2000). Cải cách kinh tế y tế định hướng công bằng và hiệu quả.
3. Bộ Y tế (2010). Niên giám thống kê y tế 2009. Thống kê – y tế, Vụ kế hoạch tài chính. Bộ Y tế, 141 – 148
4. Chương trình chống lao quốc gia (2003). Tài liệu giảng dạy truyền thông – giáo dục sức khỏe về phòng chống bệnh lao tại cộng đồng.
5. Chương trình chống lao quốc gia (2004). Báo cáo tổng kết CTCLQG giữa kỳ giai đoạn 2001 – 2005 và phương hướng hoạt động các năm 2004 – 2005. Viện Lao và bệnh phổi Trung ương.
6. Chương trình chống lao quốc gia (2010). Báo cáo tổng kết hoạt động chương trình chống lao năm 2009 và đánh giá giữa kỳ 2007 – 2011. Bệnh viện phổi Trung ương.
7. Chương trình chống lao quốc gia (2012). Báo cáo sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và trọng tâm hoạt động 6 tháng cuối năm 2012. Bệnh viện phổi Trung ương
8. Nguyễn Việt Cồ (2001). Bệnh học lao. Nhà xuất bản Y học.
9. Trần Bình Định (2000). Đánh giá hiệu quả của giáo dục kiến thức bệnh lao đối với nhân dân và cán bộ y tế huyện Quảng Hòa – Cao Bằng. Luận
văn thạc sĩ y học. Đại học Y Hà Nội.
10. Nguyễn Hoàng Long (2000). Dịch tễ học giới bệnh lao ở Việt Nam. Luận văn tiến sĩ. Viện Karolinska – Thụy Điển
11. Hoàng Minh (2000). Bệnh lao và nhiễm HIV/AIDS. Nhà xuất bản Y học.12. Hoàng Minh (2002). Các phương phát phát hiện, chẩn đoán lao phổi, lao kê, lao màng não. Nhà xuất bản Y học.
13. Nguyễn Lê Nga (2006). Tìm hiểu kiến thức về bệnh lao của người dân huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ y khoa. Đại học Y Hà Nội

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/