Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm loét giác mạc do Herpes Simplex Virus
Luận văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm loét giác mạc do Herpes Simplex Virus.Viêm loét giác mạc (VLGM) do Herpes Simplex Virus (HSV) là bệnh khá phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đứng hàng thứ 3 sau viêm loét giác mạc do nấm và do vi khuẩn [1], [7] và là nguyên nhân thường gặp nhất gây sẹo mờ đục giác mạc và mất thị lực ở Mỹ và các nước phát triển [14], [16], [30], [34]. Bệnh hay tái phát do HSV tiềm ẩn trong hạch thần kinh [11] hoạt động trở lại khi gặp điều kiện thuận lợi [21], [24], [31], [35], [43]. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng gây sẹo giác mạc làm giảm thị lực, có thể dẫn đến mù loà hoặc phải bỏ mắt gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00201 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Ở Việt Nam, do khí hậu nóng ẩm, môi trường bị ô nhiễm, mức sống và trình độ dân trí còn chưa cao… nên việc chăm sóc mắt chưa được quan tâm đúng mức, người dân chưa có thói quen bảo vệ và phòng bệnh cho mắt, khi bị bệnh không đi khám, chữa kịp thời ở giai đoạn sớm mà vẫn tự ý dùng thuốc (đặc biệt là dùng Corticoid) làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, khi bệnh nặng mới đến khám và điều trị ở các cơ sở y tế nên việc chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn, thời gian điều trị kéo dài dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Trong 10 năm (1998-2007) tại Bệnh viện Mắt Trung ương, viêm loét giác mạc do HSV chiếm tỷ lệ từ 10,3 – 20,0% [7]. Việc chẩn đoán bệnh trong những trường hợp điển hình chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng [18] và xét nghiệm tế bào học. Những trường hợp triệu chứng lâm sàng không điển hình hầu như chỉ dựa vào kinh nghiệm của các bác sỹ mà chưa có xét nghiệm đặc hiệu chứng minh sự có mặt của Herpes Simplex Virus trong giác mạc bị tổn thương, chính vì vậy việc chẩn đoán bệnh trong các trường hợp này gặp rất nhiều khó khăn.
Phản ứng chuỗi khuếch đại gen (PCR- Polymerase Chain Reaction) do nhà hoá sinh học Kary Mullis tìm ra cuối thế kỷ 20 đã mang lại cho tác giả giải Nobel hoá học năm 1993 và làm nên cuộc đại cách mạng sinh học phân tử với các ứng dụng kỳ diệu trong mọi lĩnh vực. Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về ứng dụng kỹ thuật PCR phát hiện sự có mặt của Herpes Simplex Virus trong bệnh bán phần trước của mắt [29] và trong cả giác mạc bình thường [14]. Trong những trường hợp viêm loét giác mạc do HSV điển hình, tỷ lệ phát hiện ADN của HSV – 1 lên đến trên 80% với độ chính xác và tin cậy rất cao [13], [19], [20], [21], [30], [45]. Trong trường hợp viêm loét giác mạc do HSV-1 không điển hình, kết quả PCR dương tính là 47,1% [33] còn trong viêm nội mô giác mạc và viêm mống mắt tái phát nghi ngờ do HSV- 1 tỷ lệ này là 54,5% [56].
Ở Việt Nam, PCR chưa được sử dụng rộng rãi trong lâm sàng nhất là trong Nhãn khoa do PCR còn là một kỹ thuật mới, giá thành còn cao so với khả năng chi trả của đa số bệnh nhân (máy và các mẫu thử đều phải nhập từ nước ngoài), số phòng xét nghiệm có thể làm được PCR còn ít và các nghiên cứu về ứng dụng của PCR chưa nhiều. Tuy nhiên nhu cầu cần có một xét nghiệm đặc hiệu giúp chẩn đoán viêm loét giác mạc do HSV- 1 trong lâm sàng là rất lớn. Với mong muốn góp phần vào việc chẩn đoán viêm loét giác mạc do Herpes Simplex Virus nhanh chóng và chính xác để điều trị bệnh đúng, có hiệu quả, giảm bớt chi phí, rút ngắn thời gian điều trị và hạn chế những hậu quả không đáng có cho bệnh nhân, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm loét giác mạc do Herpes Simplex Virus” với mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh viêm loét giác mạc do Herpes Simplex Virus tại khoa Kết- Giác mạc Bệnh viện Mắt TW.
2. Xác định sự phù hợp giữa kết quả xét nghiệm tế bào học, kết quả PCR với chẩn đoán lâm sàng của bệnh viêm loét giác mạc do Herpes Simplex Virus.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Giải phẫu, sinh lý và tổ chức học giác mạc 3
1.1.1. Biểu mô 3
1.1.2. Màng Bowmann 4
1.1.3. Nhu mô 4
1.1.4. Màng Descemet 4
1.1.5. Nội mô 4
1.2. Đặc điểm của Herpes Simplex Virus (HSV) 5
1.2.1. Cấu trúc 6
1.2.2. Thành phần hoá học 7
1.2.3. Cơ chế gây bệnh: 7
1.3. Đặc điểm lâm sàng của viêm loét giác mạc do Herpes Simplex Virus 8
1.3.1. Đặc điểm gây bệnh của Herpes Simplex Virus 8
1.3.2. Yếu tố dịch tễ học 9
1.3.3. Triệu chứng lâm sàng 9
1.4. Đặc điểm cận lâm sàng của viêm loét giác mạc do Herpes Simplex Virus 14
1.4.1. Xét nghiệm tế bào học 15
1.4.2. Phản ứng PCR 16
1.5. Các nghiên cứu về viêm loét giác mạc do Herpes Simplex Virus
và ứng dụng PCR trong chẩn đoán trên thế giới và ở Việt Nam: 21
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu 24
2.1.1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu 24
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 24
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 24
2.1.4. Cách lấy mẫu nghiên cứu 24
2.2. Phương pháp nghiên cứu 24
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 24
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu 25
2.3. Các bước tiến hành lấy số liệu 25
2.3.1. Hỏi bệnh: 25
2.3.2. Khám lâm sàng: 26
2.3.3. Các xét nghiệm cận lâm sàng 28
2.4. Các tiêu chí đánh giá 31
2.4.1. Về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 31
2.4.2. Xác định sự phù hợp giữa kết quả tế bào học, kết quả PCR
và chẩn đoán lâm sàng 35
2.5. Cách thu thập số liệu 35
2.6. Xử lý số liệu 35
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 36
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 37
3.1.1. Theo tuổi và giới tính 37
3.1.2. Theo nghề nghiệp 38
3.1.3. Yếu tố thuận lợi gây tái phát bệnh 39
3.2. Đặc điểm lâm sàng 40
3.2.1. Số lần bị bệnh 40
3.2.2. Mắt bị bệnh 40
3.2.3. Thị lực 41
3.2.4. Cảm giác giác mạc 42
3.2.5. Tổn thương giác mạc 42
3.2.6. Tổn thương tại mắt kèm theo 44
3.2.7. Bệnh mắt kèm theo 45
3.3. Xét nghiệm cận lâm sàng: 45
3.3.1. Kết quả xét nghiệm tế bào học 45
3.3.2. Kết quả PCR 46
3.3.3. Liên quan giữa kết quả tế bào học và kết quả PCR 46
3.4. Sự phù hợp giữa xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán lâm sàng 47
3.4.1. Sự phù hợp giữa kết quả tế bào học và loét giác mạc 47
3.4.2. Sự phù hợp giữa kết quả PCR và loét giác mạc 48
3.4.3. Sự phù hợp giữa kết quả TBH và kết quả PCR trong loét giác mạc 48
3.4.4. Sự phù hợp giữa xét nghiệm cận lâm sàng và viêm giác mạc 49
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 50
4.1. Nhận xét về đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu 50
4.1.1. Đặc điểm về tuổi 50
4.1.2. Đặc điểm về giới tính 51
4.1.3. Nghề nghiệp 52
4.1.4. Yếu tố thuận lợi gây tái phát bệnh 52
4.2. Nhận xét về đặc điểm lâm sàng 53
4.2.1. Số lần bị bệnh 53
4.2.2. Mắt bị bệnh 54
4.2.3. Thị lực 55
4.2.4. Cảm giác giác mạc 56
4.2.5. Tổn thương giác mạc 57
4.2.6. Tổn thương kèm theo tại mắt 60
4.3. Nhận xét về kết quả xét nghiệm cận lâm sàng 60
4.3.1. Kết quả xét nghiệm tế bào học 60
4.3.2. Kết quả PCR 61
4.3.3. Mối liên quan giữa kết quả tế bào học và PCR 63
4.4. Sự phù hợp giữa xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán lâm sàng 64
4.4.1. Sự phù hợp giữa kết quả tế bào học với chẩn đoán
loét giác mạc do Herpes Simplex Virus 64
4.4.2. Sự phù hợp giữa kết quả PCR với chẩn đoán loét giác mạc
do Herpes Simplex Virus 65
4.4.3. Sự phù hợp giữa kết quả tế bào học và kết quả PCR với
chẩn đoán loét giác mạc do Herpes Simplex Virus 65
4.4.4. Tỷ lệ phù hợp giữa kết quả PCR với chẩn đoán
viêm giác mạc do Herpes Simplex Virus 66
KẾT LUẬN 69
HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Hoàng Minh Châu (2004), “Viêm loét giác mạc”, Nhãn khoa giản yếu, tập 1, tr. 161- 166.
2. Nguyễn Xuân Hiệp (1989), “Học tập, nghiên cứu lâm sàng và điều trị bệnh Herpes giác mạc”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú các bệnh viện, Trường đại học Y Hà nội.
3. Đinh Thị Khánh (2004), “Những bệnh ở mắt do virus”, Nhãn khoa giản yếu, tập 1, tr. 695- 700.
4. Phạm Thị Thu Lan và cộng sự (2009), “Áp dụng kỹ thuật phản ứng chuỗi trong chẩn đoán các nhiễm trùng do Herpes Simplex Virus”, Kỷ yếu hội nghị nhãn khoa toàn quốc năm 2009, tr. 52- 53.
5. Hội nhãn khoa Mỹ (1995), “Bệnh học của mi mắt, kết mạc và giác mạc” tập 8: 27- 28, 41- 43, 74- 80.
6. Nguyễn Xuân Nguyên (1974), “Nhãn cầu”, Giải phẫu mắt – Ứng dụng trong lâm sàng và sinh lý thị giác, tr.59- 63.
7. Lê Anh Tâm (2008), “Nghiên cứu tình hình viêm loét giác mạc tại Bệnh viện Mắt Trung ương trong 10 năm (1998- 2007), Luận văn thạc sỹ y học, Trường đại học Y Hà nội
Recent Comments