Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị viêm quanh cuống răng mãn tính bằng phương pháp nội nha
Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị viêm quanh cuống răng mãn tính bằng phương pháp nội nha.Bệnh viêm quanh cuống răng là sự tiếp tục của quá trình sâu răng và viêm tuỷ, đồng thời là nguyên nhân chính gây mất răng ở người trẻ. Bệnh thường do hai nguyên nhân chính là nhiễm khuẩn và sang chấn. Viêm quanh cuống răng có thể còn gây nhiều biến chứng phức tạp tại chỗ và toàn thân như: Viêm mô tế bào, cốt tuỷ viêm xương hàm, nhiễm trùng huyết. Trong trường hợp viêm quanh cuống răng mạn tính(VQCMT), nó thường là những ổ nhiễm khuẩn tiềm tàng có thể gây tổn thương ở xa trong cơ thể như: Viêm nội tâm mạc, viêm thận, viêm khớp, đau dây thần kinh V, sốt kéo dài. Ngoài ra một số tác giả trên thế giới nghiên cứu cho thấy bệnh còn gây ra giãn đồng tử, bạc râu, bạc tóc… rất khó chẩn đoán bởi các triệu chứng tại chỗ ở răng miệng và xét nghiệm rất nghèo nàn [7] [18] [23] [51] [58].
MÃ TÀI LIỆU |
LA.2005.00759 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Theo Nguyên Văn Thụ trong 146 trường hợp viêm tuỷ xương hàm thì phần lớn là do viêm quanh cuống răng và 30% trường hợp viêm mô tế bào có nguyên nhân từ viêm quanh cuống răng [24].
Trước đây trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các thầy thuốc nha khoa chủ yếu chỉ quan tâm đến bệnh lý của viêm quanh cuống nói chung và viêm quanh cuống mạn tính nói riêng. Vấn đề điều trị bảo tồn răng đối với những trường hợp viêm quanh cuống mạn tính bằng phương pháp nội nha ít được chú ý. Việc điều trị bảo tồn răng viêm quanh cuống mạn tính thường được kết hợp với phẫu thuật cắt cuống răng ở hầu hết các trường hợp răng một chân và chân ngoài gần của các răng hàm lớn.
Ngày nay, do có sự tiến bộ của kỹ thuật điều trị nội nha, nên phương pháp điều trị này được sử dụng rộng rãi, nó khắc phục được những nhược điểm của phương pháp phẫu thuật như: gây đau đớn cho người bệnh, đòi hỏi có phương tiện mổ xẻ và phảu thuật viên. Ngoài ra còn tiết kiệm thời gian, kinh tế cho người bệnh, số răng bị tổn thương viồm quanh cuống mạn tính được giữ lại nhiều hơn.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỂ……………………………………………………………………………….1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………….3
1.1. Những vấn đề liên quan tới bệnh viêm quanh cuống mạn tính…….3
1.1.1. Phân loại:……………………………………………………………………………….3
* Theo lâm sàng…………………………………………………………………….
* Phân loại của Hess………………………………………………………………4
a. Thể viêm quanh cuống cấp tính:……………………………………….4
b. Thể viêm quanh cuống mạn tính:………………………………………4
* Phân loại theo Nguyễn Dương Hồng:…………………………………….5
1.1.2. Những dấu hiệu lâm sàng…………………………………………………………5
* Tiền sử…………………………………………………………….*……………….5
* Những dấu hiệu lâm sàng…………………………………………………….6
1.1.3. Hình ảnh của tổn thương cuống răng trên phim X- quang răng……..7
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh hình thành u hạt và nang chân răng………………….8
1.1.5. Biến chứng cùa viêm quanh cuống răng……………………………………10
1.2. Những vấn đề liên quan tới điều trị bệnh viêm quanh cuốngmạn tính……………………………………………………………………………………11
1.2.1. Giải phẫu hệ thống ống tuỷ và vùng cuống răng………………………..11
* Hệ thống Ống tuỷ………………………………………………………………11
* LỖ cuống răng…………………………………………………………………..13
1.2.2. Một số nghiẻn cứu về vi khuẩn trong ống tuỷ và mô vùng cuống
răng………………………………………………………………………………………………13
* Vi khuẩn trong ống tuỷ………………………………………………………13
*Vấn đề sát khuẩn ống tuỷ…………………………………………………..14
1.2.3. Những dụng cụ để tạo hình ống tuỷ…………………………………………14
+ Dụng cụ cầm tay:……………………………………………………………..15
+ Dụng cụ nong máy:…………………………………………………………..15
1.2.4. Những nguyên tắc chung………………………………………………………..16
1.2.5. Chỉ định và chống chỉ định điều trị bằng phương pháp nội nha……17
* Chỉ định điều trị………………………………………………………………..17
* Chống chỉ định điều trị………………………………………………………18
1.2.6. Phương pháp điều trị………………………………………………………………18
* Những nguyên tắc chuẩn bị ống tuỷ và làm sạch hộ thống ống
tuỷ……………………………………………………………………………………..18
* Các nguyên tắc vể cơ học…………………………………………………..18
* Nguyên tắc sinh học………………………………………………………….19
1.2.7. Cách xác định chiều dài ống tuỷ……………………………………………..20
1.2.8. Các phương pháp chuẩn bị ống tuỷ………………………………………….23
+ Tạo hình hệ thống ống tuỷ bằng phương pháp bước lùi (Step back)………………………………………………………………………………….23
Bước 1: Sửa soạn vùng chóp……………………………………………….24
Bước 2: Sửa soạn phần cong của ống tuỷ……………………………..24
Bước 3: Dùng mũi Gates để sửa soạn đến miệng ống tuỷ………25
Bước 4: Rà soát lại toàn bộ ống tuỷ…………………………………….25
Recent Comments