Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị viêm màng bồ đào trong hội chứng Vogt-Koyanagi-Harada
Luận văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị viêm màng bồ đào trong hội chứng Vogt-Koyanagi-Harada.Hội chứng Vogt-Koyanagi-Harada (VKH) là bệnh lý miễn dịch hệ thống gây tổn thương tại nhiều cơ quan đặc biệt là tại mắt, da và hệ thần kinh trung ương. Theo nhiều nghiên cứu, biểu hiện của bệnh thay đổi và tùy thuộc vào từng chủng tộc.
Tại mắt, hội chứng VKH biểu hiện như một bệnh lý viêm màng bồ đào ở cả hai mắt, những tổn thương do bệnh gây ra thường nặng, các triệu chứng cơ năng rầm rộ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thị giác của mắt, thường hay tái phát và có nhiều biến chứng.
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00184 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Mặc dù hội chứng VKH đã được báo cáo ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, nhưng nó thường gặp ở một số chủng tộc như người Châu Á và người Mỹ gốc Phi. Theo một số tác giả, tỷ lệ hội chứng VKH trong số bệnh nhân viêm màng bồ đào nội sinh ở các nước có sự khác nhau. Ở Nhật, bệnh chiếm 10,1% các trường hợp viêm màng bồ đào nội sinh, ở Mỹ là 1-4%, Ân Độ 2%, và Brazil là 2,5% [7], [47]. Theo Hoàng Thị Hạnh, tại khoa Đáy mắt Bệnh viện mắt Trung Ương, từ năm 1992- 1996, hội chứng VKH chiếm 26,9% số bệnh nhân viêm màng bồ đào nội sinh [1].
Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh và cơ chế bệnh sinh vẫn còn chưa rõ. Những nghiên cứu mô bệnh học cho thấy viêm và mất các hắc tố bào ở màng bồ đào, da và những tổn thương tương tự ở màng não, ở tai trong đều là tổn thương các tế bào chứa melanin. Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh đã được đưa ra, nhưng chưa có giả thuyết nào được công nhận chính thức.
Một đặc điểm khác của bệnh là tỷ lệ bệnh gặp khá cao ở độ tuổi lao động, nên gây ảnh hưởng lâu dài đến công việc của bệnh nhân cũng như ảnh hưởng đến toàn xã hội. Việc chẩn đoán đúng bệnh để có thái độ xử trí kịp thời, theo dõi bệnh nhân có thể làm giảm nguy cơ trầm trọng bệnh cũng như giảm các biến chứng.
Trong những năm về trước, phương tiện giúp cho chẩn đoán bệnh còn thiếu thốn, việc chẩn đoán bệnh nhân bị hội chứng VKH đôi khi còn gặp khó khăn, yêu cầu người thầy thuốc phải có nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Điều trị viêm màng bồ đào trong hội chứng VKH là một quá trình lâu dài đòi hỏi cả thầy thuốc và bệnh nhân phải kiên trì. Chính những khó khăn trên làm hạn chế việc chẩn đoán sớm cũng như điều trị bệnh tốt cho bệnh nhân.
Những năm gần đây, với tiến bộ về trang thiết bị trong y học như máy OCT, máy chụp mạch huỳnh quang cũng như các phương tiện thăm khám đáy mắt hiện đại, đồng bộ đã được các nhà nhãn khoa ứng dụng như công cụ hỗ trợ đắc lực giúp chẩn đoán bệnh, kiến thức y học được cập nhật thường xuyên là những yếu tố thuận lợi giúp chẩn đoán sớm và điều trị bệnh. Tuy nhiên đến thời điểm này, tại Việt Nam hiện có rất ít đề tài nghiên cứu đề cập đến đặc điểm cũng như kết quả điều trị của hội chứng VKH, do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị viêm màng bồ đào trong hội chứng Vogt-Koyanagi-Harada” với mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của hội chứng VKH.
2. Đánh giá kết quả điều trị viêm màng bồ đào trong hội chứng VKH
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 13
1.1. Giải phẫu, sinh lý màng bồ đào 13
1.1.1. Mống mắt 13
1.1.2. Thể mi 13
1.1.3. Hắc mạc: 14
1.1.4. Mạch máu và thần kinh của màng bồ đào 15
1.2. Hội chứng Vogt-Koyanagi-Harada 16
1.2.1. Định nghĩa: 16
1.2.2. Lịch sử bệnh 16
1.2.3. Dịch tễ học hội chứng Vogt – Koyanagi – Harada: 17
1.2.4. Cơ chế bệnh sinh 18
1.2.5. Đặc điểm lâm sàng hội chứng Vogt-Koyanagi-Harada 20
1.2.6. Đặc điểm cận lâm sàng hội chứng VKH 23
1.2.7. Phân loại bệnh theo lâm sàng 26
1.3. Điều trị hội chứng VKH 29
1.3.1. Nguyên tắc điều trị 29
1.3.2. Điều trị cụ thể 30
1.3.3. Theo dõi và tiên lượng 35
1.4. Một số nghiên cứu về hội chứng VKH trên thế giới và tại Việt Na m 36
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. Đối tượng nghiên cứu 38
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 38
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 38
2.2. Phương pháp nghiên cứu 38
2.2.1. Loại hình nghiên cứu 38
2.2.2. Kích thước mẫu nghiên cứu 38
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu 39
2.2.4. Tiến hành nghiên cứu 39
2.2.5. Phân tích và xử lý số liệu 47
2.2.6 Đạo đức nghiên cứu 47
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 48
3.1. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 48
3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi 48
3.1.2. Đặc điểm bệnh nhân theo giới 49
3.1.3. Thời điểm xuất hiện bệnh ở 2 mắt 49
3.1.4. Thời gian từ khi bị đến khi đến khám 50
3.2. Đặc điểm bệnh cảnh lâm sàng 50
3.2.1. Số lần bị bệnh 50
3.2.2. Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị tại tuyến trước 51
3.2.3. Đặc điểm thị lực lúc vào viện 51
3.2.4. Đặc điểm về nhãn áp trước điều trị 52
3.2.5. Đặc điểm theo phân loại 52
3.2.6. Đặc điểm về triệu chứng cơ năng tại mắt 53
3.2.7. Đặc điểm tyndall thời điểm khám lần đầu 54
3.2.8. Đặc điểm tủa giác mạc 54
3.2.9. Đặc điểm các triệu chứng thực thể khác tại mắt 55
3.2.10. Đặc điểm viêm màng bồ đào 55
3.2.11. Triệu chứng toàn thân 56
3.2.12. Đặc điểm chụp mạch huỳnh quang 57
3.2.13. Đặc điểm OCT 57
3.2.14. Đặc điểm siêu âm 58
3.2.15. Đặc điểm xét nghiệm toàn thân : dịch não tủy 58
3.3. Đặc điểm kết quả điều trị 58
3.3.1. Diễn biến thị lực 58
3.3.2. Diễn biến nhãn áp 59
3.3.3. Diễn biến Tyndall tiền phòng 60
3.3.4. Diễn biến bong võng mạc nội khoa 60
3.3.5. Kết quả đáp ứng điều trị 61
3.3.6. Đặc điểm biến chứng 62
3.3.7. Đặc điểm tái phát trong quá trình điều trị 62
Chương 4: BÀN LUẬN 63
4.1. Đặc điểm của nhóm đối tượng nghiên cứu 63
4.1.1. Tuổi bệnh nhân 63
4.1.2. Giới tính 63
4.1.3. Thời điểm xuất hiện bệnh ở hai mắt 64
4.1.4. Thời gian từ lúc bị bệnh đến lúc đi khám 64
4.2. Đặc điểm lâm sàng của hội chứng VKH 65
4.2.1. Tình trạng tái phát 65
4.2.2. Tỷ lệ đã điều trị ở tuyến trước 66
4.2.3. Thị lực lúc vào viện 66
4.2.4. Nhãn áp trước điều trị 67
4.2.5. Đặc điểm theo phân loại 67
4.2.6. Đặc điểm về triệu chứng cơ năng tại mắt 69
4.2.7. Tyndall thời điểm khám lần đầu 69
4.2.8. Tủa giác mạc 70
4.2.9. Triệu chứng thực thể khác tại mắt 70
4.2.10. Hình thái viêm màng bồ đào 72
4.2.11. Triệu chứng toàn thân 72
4.2.12. Chụp mạch huỳnh quang 73
4.2.13. OCT 73
4.2.14. Siêu âm 74
4.2.15. Xét nghiệm toàn thân: Dịch não tủy 74
4.3. Kết quả điều trị 74
4.3.1. Diễn biến Thị lực 74
4.3.2. Diễn biến nhãn áp 76
4.3.3. Diễn biến tyndall tiền phòng 77
4.3.4. Diễn biến của bong võng mạc nội khoa 77
3.3.5. Đáp ứng điều trị 78
4.3.6. Biến chứng 79
4.3.7. Tái phát 80
KẾT LUẬN 81
Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Hoàng Thị Hạnh (1999), “Tình hình viêm màng bồ đào tại Viện Mắt Trung Ương trong 5 năm 1992-1996”, nội san nhãn khoa 1999, Số 2, Tr.3-7.
2. Hoàng Thị Phúc, Lê Xuân Lương (2009) Đánh giá kết quả điều trị tăng nhãn áp trên mắt viêm màng bồ đào, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II, trường Đại học Y Hà Nội.
3. Hoàng Thị Phúc, Ngô Quang Bình (2003) Góp phần nghiên cứu hình thái lâm sàng của hội chứng viêm màng bồ đào – màng não, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Y học, trường Đại học Y Hà Nội
4. Hội nhãn khoa Mỹ (1993), “ Viêm nội nhãn và viêm màng bồ đào”, Giáo trình khoa học cơ sở và lâm sàng tập 9,người dịch: Bác sỹ Nguyễn Đức Anh.
5. Nguyễn Xuân Nguyên, Hà Huy Tiến, Cù Nhẫn Nại (1972) “Bệnh học màng bồ đào và thủy tinh dịch” Nhãn khoa tập 1, NXB Y học, Tr. 270-303.
6. Nguyễn Xuân Nguyên, Phan Dẫn, Thái Thọ (1974) Giải phẫu mắt ứng dụng trong lâm sàng và sinh lý thị giác, Nhà xuất bản y học, Hà Nội
7. Phan Dẫn và cộng sự (2007), Nhãn khoa giản yếu tập 1, Nhà xuất bản Y học, trang 389-401.
Recent Comments