Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng,mô bệnh học và hóa mô miễn dịch ung thư biểu mô tế bào đáy và tuyến bã ở mi mắt
Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng,mô bệnh học và hóa mô miễn dịch ung thư biểu mô tế bào đáy và tuyến bã ở mi mắt.Ung thư mi mắt là một trong những loại ung thư (UT) hay gặp nhất trong các UT của nhãn cầu và phần phụ cận nhãn cầu, chiếm khoảng 10% các UT vùng đầu mặt cổ [99]. Theo phân loại quốc tế các bệnh khối u năm 2000 (ICD-O) thì UT mi mắt mang mã số C44.1 và thuộc nhóm UT da [186]. Khoảng 5% đến 9,2% các UT da xuất phát từ mi mắt và các UT ở vị trí này chiếm ít nhất 11 % về tỷ lệ chết của UT da nói chung [99]. Các loại UT của mi mắt phản ánh thành phần của mi mắt và hầu hết các u này giống với các u gặp ở các vùng da hở khác. Tuy nhiên, ung thư biểu mô (UTBM) tuyến bã hay gặp ở phần phụ cận nhãn cầu hơn các vị trí khác của cơ thể, thường xuất phát từ tuyến Meibomius trong sụn mi và chiếm tới 75% các trường hợp UTBM tuyến bã của toàn cơ thể [118].
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00267 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Ở châu Âu và ở Mỹ, UTBM tuyến bã chỉ chiếm khoảng từ 0,1% đến 5% các UT mi mắt [56], [86], [177]; ngược lại ở châu Á tỷ lệ UTBM tuyến bã rất cao: ở Nhật Bản, qua 26 công trình nghiên cứu cho thấy trung bình 27% UT mi mắt là UTBM tuyến bã, ở Ấn Độ tỷ lệ này là 32,6%, tại Trung Quốc là 38,6% và ở Việt Nam là 38,9% [11], [126], [169], [178]. Vì vậy, ở châu Á, các nghiên cứu của Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam đều cho thấy UTBM tế bào đáy và UTBM tuyến bã là hai loại UT mi mắt hay gặp nhất, chiếm đa số với tỷ lệ từ 62,4% – 79,9% trong số các UT mi mắt [11], [126], [127], [169], [178], [190].
Trên lâm sàng, UTBM tuyến bã có thể bị nhầm với chắp, viêm kết mạc, viêm bờ mi, UTBM tế bào vảy, UTBM tế bào đáy, nang tuyến sụn mi (tuyến Meibomius)… [122], [143], [164], [173]. Thậm chí, trên tiêu bản mô bệnh học (MBH), UTBM tuyến bã cũng có thể bị nhầm với UTBM tế bào đáy hoặc
UTBM tế bào vảy và khi đó hóa mô miễn dịch (HMMD) giúp ích cho việc chẩn đoán phân biệt giữa các loại UT trên [35], [164], [170], [175].
UTBM tế bào đáy là loại u chủ yếu xâm lấn tại chỗ và rất hiếm khi di căn xa (tỷ lệ di căn của UTBM tế bào đáy khoảng từ 0,0028% đến 0,01%), nhưng UTBM tuyến bã lại rất ác tính và chỉ đứng thứ 2 sau u hắc tố ác tính về tỷ lệ chết [118], [133], [184]. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng của UTBM tuyến bã và UTBM tế bào đáy như vị trí u, kích thước u, typ MBH, độ biệt hoá, mức độ xâm nhập, xâm nhập vào biểu mô kết mạc và da mi mắt… [122], [143], [144], [149], [181], [188].
Trên thế giới, có nhiều các công trình nghiên cứu về UTBM tế bào đáy và tuyến bã ở mi mắt trên nhiều lĩnh vực như: các nghiên cứu về dịch tễ [45], [99], [106], [132], nguyên nhân và yếu tố nguy cơ [55], [95], [150], đặc điểm lâm sàng [31], [52], MBH [126], [149], [159], điều trị [12], [67], [108], [112], [161], các nghiên cứu về HMMD và sinh học phân tử [63], [64], [69], [79], [131], [170], [175], [183].
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về UT mi mắt nói chung và UTBM tế bào đáy, UTBM tuyến bã ở mi mắt nói riêng không nhiều, thường tập trung về lâm sàng và điều trị; tuy đã có một vài công trình đề cập đến khía cạnh MBH nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu về HMMD [2], [5], [6], [8], [9], [10], [11]. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này nhằm hai mục tiêu sau:
1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học ung thư biểu mô tế bào đáy và tuyến bã ở mi mắt.
2. Đánh giá sự bộc lộ EMA, CK7, CD10, SMA, p53, Ki-67, Bcl-2, Her- 2/neu, EGFR và mối liên quan của chúng với đặc điểm mô bệnh học.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. PHÔI THAI HỌC VÀ MÔ HỌC CỦA MI MẮT 3
1.1.1. Phôi thai học 3
1.1.2. Mô học ..3
1.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, PHÂN LOẠI UTBM TẾ BÀO ĐÁY VÀ
UTBM TUYẾN BÃ 7
1.2.1. Ung thư biểu mô tế bào đáy 7
1.2.2. Ung thư biểu mô tuyến bã 8
1.3. ĐẶC ĐIểM MBH, PHÂN LOạI UTBM Tế BÀO ĐÁY VÀ UTBM
BIỂU MÔ TUYẾN BÃ 10
1.3.1. Ung thư biểu mô tế bào đáy 11
1.3.2. Ung thư biểu mô tuyến bã 16
1.4. PHÂN GIAI ĐOẠN UNG THƯ MI MắT THEO TNM 21
1.5. HOÁ MÔ MIỄN DỊCH VỚI UNG THƯ MI MẮT 22
1.5.1. EMA 23
1.5.2. CK7 24
1.5.3. CD10 24
1.5.4. SMA 25
1.5.5. Gene P53 và protein p53 25
1.5.6. Ki-67 ………………………………………………………26
1.5.7. Bcl-2 ………………………………………………………………………………….26
1.5.8. Her-2/neu và EGFR 27
1.6. MỘT SỐ KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN 27
1.6.1. Sinh thiết u 27
1.6.2. Tế bào học 29
1.6.3. Phương pháp sắp xếp dãy mô 32
1.7. TÌNH HÌNH NGHIÊN CứU UNG THƯ MI MắT ở VIệT NAM…. 33
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 35
2.1.1. T iêu chuẩn chọn bệnh nhân 35
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 35
2.1.3. Cỡ mẫu nghiên cứu 35
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 36
2.2.2. Nghiên cứu về đặc điểm bệnh nhân và lâm sàng 36
2.2.3. Nghiên cứu mô bệnh học 37
2.2.4. Nghiên cứu hoá mô miễn dịch 43
2.2.5. Xử lý số liệu 47
2.2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 47
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHlÊN CứU 48
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 48
3.1.1. Phân bố của UTBM tế bào đáy và UTBM tuyến bã theo nhóm tuổi và
giới 48
3.1.2. Phân bố u theo vị trí 49
3.1.3. Phân bố u theo thời gian có u 50
3.1.4. Phân bố u theo kích thước 50
3.1.5. Phân bố u theo hình thái da bề mặt u 51
3.1.6. Phân bố u theo tiền sử đã bị chan đoán nhầm là chắp 52
3.1.7. Phân bố u theo tình trạng di căn hạch vùng 52
3.2. ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC 54
3.2.1. Tỷ lệ của UTBM tế bào đáy và UTBM tuyến bã trong UT mi mắt 54
3.2.2. Tỷ lệ và đặc điểm các typ MBH của UTBM tế bào đáy 54
3.2.3. Tỷ lệ và đặc điểm các typ MBH của UTBM tuyến bã 62
3.2.4. Tỷ lệ và đặc điểm các độ biệt hóa của UTBM tuyến bã …65
3.2.5. Liên quan giữa mức độ xâm nhập với độ biệt hóa của UTBM tuyến bã 67
3.2.6. Liên quan giữa tình trạng xâm nhập vào biểu mô với độ biệt hóa
của UTBM tuyến bã 67
3.2.7. Nguồn gốc UTBM tuyến bã 68
3.2.8. Tình trạng xâm nhập cơ vân và quanh sợi thần kinh 69
3.2.9. Liên quan giữa typ MBH của UTBM tế bào đáy và tình trạng xâm
nhập quanh sợi thần kinh 71
3.2.10. Liên quan giữa độ biệt hóa của UTBM tuyến bã và tình trạng
xâm nhập quanh sợi thần kinh 71
3.2.11. Đặc điểm cấu trúc mô u và hình thái tế bào u 72
3.3. ĐẶC ĐIỂM HÓA MÔ MIỄN DỊCH 76
3.3.1. Tỷ lệ bộc lộ của các dấu ấn miễn dịch 76
3.3.2. Liên quan giữa sự bộc lộ của các dấu ấn miễn dịch với các typ
MBH của UTBM tế bào đáy 82
3.3.3. Liên quan giữa sự bộc lộ của các dấu ấn miễn dịch với với độ biệt
hóa của UTBM tuyến bã 83
3.3.4. Liên quan giữa mức độ bộc lộ của các dấu ấn miễn dịch với
UTBM tế bào đáy và UTBM tuyến bã 83
CHƯƠNG 4. BÀN LUậN 90
4.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 90
4.1.1. Tuổi và giới 90
4.1.2. Vị trí u 91
4.1.3. Thời gian có u 92
4.1.4. Kích thước u 93
4.1.5. Hình thái da bề mặt u 95
4.1.6. Tiền sử bị chẩn đoán nhầm là chắp và tình trạng di căn hạch vùng
95
4.2. ĐẶC ĐIỂM MBH CỦA UTBM TẾ BÀO ĐÁY VÀ UTBM TUYẾN BÃ
97
4.2.1. Tỷ lệ của UTBM tế bào đáy và UTBM tuyến bã trong UT mi mắt. ..97
4.2.2. Tỷ lệ và đặc điểm các typ MBH của UTBM tế bào đáy 98
4.2.3. Tỷ lệ và đặc điểm các typ MBH của UTBM tuyến bã 104
4.2.4. Độ biệt hóa và mức độ xâm nhập của UTBM tuyến bã 106
4.2.5. Tình trạng xâm nhập biểu mô của UTBM tuyến bã 107
4.2.6. Nguồn gốc UTBM tuyến bã 108
4.2.7. Tình trạng xâm nhập quanh sợi thần kinh của UTBM tế bào đáy và
UTBM tuyến bã…. 109
4.2.8. Đặc điểm cấu trúc mô u và hình thái tế bào u của UTBM tế bào
đáy và UTBM tuyến bã 111
4.3. ĐẶC ĐIểM HMMD CủA UTBM Tế BÀO ĐÁY VÀ UTBM
TUYẾN BÃ 113
4.3.1. EMA 113
4.3.2. CK7 114
4.3.3. CD10 115
4.3.4. SMA 116
4.3.5. P53………………………………………………………………………………….. 117
4.3.6. Ki-67 118
4.3.7. Bcl-2 119
4.3.8. Her-2/neu và EGFR 120
KẾT LUẬN 123
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Đức Anh (1997), Bệnh học của mi mắt, kết mạc và giác mạc, Tài liệu dịch của Hội Nhãn khoa Mỹ, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 61-90.
2. Nguyễn Quốc Anh (2004), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của u mi, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Bộ môn Mắt, Bộ môn Tai mũi họng – Trường Đại học Y Hà Nội (1990), Bài giảng Mắt – Tai mũi họng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 5-15.
4. Bộ môn Mô học và phôi thai học – Trường Đại học Y Hà Nội (2002), Mô học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 350- 363 và tr. 711-5.
5. Đoàn Trọng Hậu (1991), Nhận xét: Ung thư mi mắt – kết quả điều trị bằng phẫu thuật, Luận văn tương đương Phó tiến sỹ, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.
6. Lê Thị Hợi, Võ Thế Sao (1976), “Ung thư biểu mô đáy có sắc tố của mi mắt”, Nhãn khoa thực hành, 5, Tr. 85-9.
7. Đỗ Kính (2001), Phôi thai học người, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, Tr. 344- 355 và Tr. 623-30.
8. Ngô Song Liễu (1970), “Nhân 18 trường hợp ung thư mi”, Tạp chí Nhãn khoa, 1, Tr. 96-106.
9. Đinh Trung Nghĩa (2004), Nghiên cứu các hình thái lâm sàng và giải phẫu bệnh của u ác tính mi mắt nguyên phát, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.
10. Lê Minh Thông (2004), “Sử dụng vạt sụn kết mạc trong tạo hình mí sau cắt bỏ ung thư mí”, Bản tin Nhãn khoa, số 4, Tr. 2-8.11. Hoàng Anh Tuấn (2004), Nghiên cứu mô bệnh học và một số đặc điểm lâm sàng ung thư mi tại Bệnh viện Mắt trung ương, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
Recent Comments