Nghiên cứu sự lây truyển virút viêm gan b từ mẹ sang con và tác dụng ngăn ngừa của tenofovir cuối thai kỳ ở thai phụ có nổng độ virút máu cao
Luận văn Nghiên cứu sự lây truyển virút viêm gan b từ mẹ sang con và tác dụng ngăn ngừa của tenofovir cuối thai kỳ ở thai phụ có nổng độ virút máu cao.Viêm gan vi-rút B (VGVR B) là bệnh truyền nhiễm do vi-rút viêm gan B (HBV) gây nên. Bệnh gặp ở khắp nơi trên thế giới với tỷ lệ mắc khác nhau giữa các vùng và gây hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe dân chúng. HBV có liên quan tới 80% các trường hợp ung thư gan nguyên phát (UTGNP) ở nhiều nước đặc biệt ở các nước châu Á và châu Phi [1-3]. Nguy cơ bị UTGNP đối với những người mang HBV mạn tính lớn hơn 200 lần so với người không mang HBV [1-4]. Một trong những vấn đề quan trọng nhất trong dịch tễ nhiễm HBV là lứa tuổi bị nhiễm. Quá trình nhiễm càng xảy ra sớm ở thời kỳ thơ ấu thì càng dễ trở thành người lành mang HBV và càng làm gia tăng nguy cơ mắc viêm gan mạn tính và UTG do khoảng thời gian của quá trình mang virút kéo dài [5],[6], [7] [2, 3, 8]. Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ lưu hành vi-rút viêm gan B rất cao.
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00162 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Các nghiên cứu dịch tễ học tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ người mang kháng nguyên bề mặt của virút viêm gan B (HBsAg) trong cộng đồng dân cư là 10-25% (Việt Nam có khoảng 12 triệu người mang HBsAg mạn tính, trong đó hom 6 triệu người là nữ giới với hơn 2 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh sản). Đại đa số các trường hợp mang HBV mạn tính trong dân chúng là do lây truyền từ mẹ sang con trong giai đoạn chu sinh [3, 9]. Hiện nay đã có một chương trình toàn cầu làm giảm lây nhiễm HBV từ mẹ sang con bằng tiêm phòng vắc-xin viêm gan B [2, 10]. Tuy nhiên các nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy dù trẻ được tiêm chủng phòng viêm gan B đầy đủ và đúng theo lịch bằng loại vắc-xin tốt nhất phối họp với cung cấp thụ động globulin miễn dịch kháng vi-rút viêm gan B (HBIG) ngay sau sinh, vẫn có một tỷ lệ đáng kể (15-39%) trong số trẻ sinh ra từ các bà mẹ mang HBV mạn tính trở thành người mang HBsAg mạn tính và được coi là nhóm đối tượng ’’thoát vắc-xin” (vaccine breakthrough) [11] do đã có sự truyền vi-rút từ mẹ sang thai nhi trong tử cung {in utero) [5], [3, 12, 13] mà lý do chính là do
nồng độ HBV trong máu mẹ quá cao ở những tháng cuối thai kỳ [10], [14]. Vì vậy, để hạn chế hiện tượng “thoát vắc-xin” ở con, cần làm giảm nồng độ HBV trong máu mẹ trong những tháng cuối thai kỳ. Gần đây đã có một số nghiên cứu làm giảm nồng độ virút trong máu mẹ bằng thuốc kháng virút có khả năng ức chế mạnh sự nhân lên của HBV như Lamivudin hay Telbivudin [15-17] hoặc HBIG [11] trong những tháng cuối thai kỳ với kết quả rất đáng khích lệ cả về mặt hiệu quả và độ an toàn. Các nghiên cứu làm giảm vi-rút máu mẹ bằng thuốc cho thấy tỷ lệ lây nhiễm HBV ở con các bà mẹ có nồng độ HBV máu cao giảm xuống đáng kể, chỉ còn 1-15% [15-17]. Trên thực tế, để có thể hạn chế đến mức thấp nhất sự lây truyền HBV từ mẹ sang con, ngoài việc thực hiện đầy đủ và đúng đắn việc tiêm phòng vắc-xin viêm gan B cho con và làm giảm nồng độ HBV trong máu các sản phụ có nồng độ vi-rút huyết cao cuối thai kỳ, cần có sự phối hợp các biện pháp khả dĩ khác dựa trên sự hiểu biết đầy đủ hơn về các yếu tố nguy cơ tăng lây nhiễm HBV cho con từ các bà mẹ HBsAg(-t-). Các yếu tố nguy cơ có thể từ phía sức khỏe bà mẹ, do đặc điểm sinh học của vi-rút (các markers HBV), ảnh hưởng của quá trình chuyển dạ và sinh theo đường tự nhiên, tình trạng sức khỏe trẻ sơ sinh, tác động của việc nuôi con bằng sữa mẹ có chứa HBV. Cho đến nay, đã có một số nghiên cứu về vai trò của một số trong các nhóm yếu tố kể trên. Tuy nhiên, các nghiên cứu còn lẻ tẻ, riêng rẽ nên chưa cho phép đánh giá được vai trò của từng yếu tố lên sự lây truyền HBV từ mẹ sang conẵTrong khuôn khổ đề tài khoa học hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Pháp thông qua Nghị định thư nhằm nghiên cứu vai trò của một số thuốc kháng vi-rút viêm gan B (Lamivudine và Tenofovir) cuối thai kỳ ở các thai phụ nồng độ HBV máu cao do Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam quản lý cấp kinh phí và trường Đại học Y Hà Nội chủ trì và đã phê duyệt về mặt đạo đức nghiên cứu, chúng tôi tiến hành đề tài này với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến sự lây truyền HBV sang con từ các thai phụ có HBsAg(+).
2. Đánh giá hiệu quả ngăn ngừa lây truyền HBV sang con của Tenofovir trong 3 tháng cuối thai kỳ ở các thai phụ có nồng độ HBV máu cao.
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………… 1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN ………………………………………………………… 3
1.1. Đặc điểm chung về bệnh viêm gan vi rút B……………………………. 3
1.1.1. Lịch sử bệnh viêm gan vi rút B………………………………………….. 3
1.1.2 Sự phân bố HBV trên thế giới và Việt Nam …………………………… 3
1.1.3. Vi rút viêm gan B ……………………………………………………………. 6
1.1.4. Các dấu ấn của HBV và ý nghĩa lâm sàng…………………………….. 7
1.1.5. Các kiểu gen của HBV……………………………………………………..12
1.2. Nhiễm HBV và bệnh viêm gan B mạn tính …………………………. 12
1.2.1. Diễn biến tự nhiên của nhiễm HBV ……………………………………12
1.2.2. Bệnh viêm gan vi rút B mạn tính (chronic hepatitis B) ……………15
1.3. Điều trị bệnh viêm gan vi rút B mạn tính ……………………………. 16
1.3.1. Mục tiêu điều trị ……………………………………………………………..16
1.3.2 Chỉ định điều trị ………………………………………………………………17
1.3.3. Khi nào ngừng điều trị? ……………………………………………………17
1.3.4. Định nghĩa đáp ứng …………………………………………………………18
1.3.5. Thuốc điều trị viêm gan vi rút B mạn hiện nay………………………19
1.4. Thuốc tenofovir……………………………………………………………….. 22
1.4.1. Thành phần và cấu tạo của tenofovir disoproxil fumarat ………….22
1.4.2. Đặc tính dược lực học………………………………………………………23
1.4.3. Đặc tính dược động học ……………………………………………………23
1.4.4. Chỉ định điều trị ……………………………………………………………..24
1.4.5. Liều lượng và cách dùng…………………………………………………..241.4.6. Chống chỉ định ……………………………………………………………….25
1.4.7. Lưu ý đặc biệt và thận trọng khi sử dụng ……………………………..25
1.4.8.Tương tác thuốc ………………………………………………………………26
1.4.9. Tác dụng phụ………………………………………………………………….27
1.5. Các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về hiệu quả của
thuốc TDF đối với bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính……… 28
1.5.1. Các nghiên cứu trên thế giới………………………………………………28
1.5.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam…………………………………………..31
CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU….. 32
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu………………………………………………………. 32
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:………………………………………………32
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:………………………………………………………….32
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu………………………………………………….. 33
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:………………………………………………………..33
2.2.2. Cách chọn mẫu……………………………………………………………….33
2.2.3. Quy trình theo dõi bệnh nhân …………………………………………….34
2.3. Các chỉ số nghiên cứu……………………………………………………….. 34
2.4. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu. …………………………….. 36
2.5. Tiêu chuẩn đánh giá…………………………………………………………. 38
2.6. Thu thập và xử lý số liệu…………………………………………………… 39
CHƢƠNG 3 KẾT QỦA NGHIÊN CỨU……………………………………… 40
3.1. Đặc điểm chung bệnh nhân nghiên cứu ………………………………. 40
3.2. Tiền sử bệnh……………………………………………………………………. 41
3.3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trƣớc điều trị ……………….. 42
3.3.1. Đặc điểm lâm sàng trước điều trị. ……………………………………….42
3.3.2. Đặc điểm cận lâm sàng …………………………………………………….43
3.4. Kết quả đáp ứng điều trị…………………………………………………… 47
3.4.1. Cải thiện lâm sàng sau 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng điều trị …….47
3.4.2. Đáp ứng sinh hóa:……………………………………………………………47
3.4.3. Đáp ứng huyết thanh………………………………………………………..493.4.4. Đáp ứng vi rút ………………………………………………………………..49
3.4.5. Đáp ứng cận lâm sàng sau 6 tháng, 12 tháng điều trị ………………50
3.4.6. Tìm hiểu mối liên quan giữa đáp ứng vi rút học với ALT, HBeAg,
tải lượng HBV- DNA tại thời điểm 6 tháng, 12 tháng điều trị. ….50
3.4.7. Tìm hiểu mối tương quan giữa sự đáp ứng huyết thanh với ALT,
tải lượng HBV DNA tại thời điểm 12 tháng điều trị. ………………53
3.5. Tác dụng không mong muốn của bệnh nhân VGB mạn khi điều
trị tenofovir. …………………………………………………………………… 54
3.5.1. Biểu hiện lâm sàng ………………………………………………………….54
3.5.2. Đánh giá ảnh hưởng của thuốc tenofovir đến chức năng thận……54
CHUƠNG 4 BÀN LUẬN …………………………………………………………. 56
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu ……………………………….. 56
4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi ……………………………………………..56
4.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới ……………………………………………..57
4.1.3. Hoàn cảnh phát hiện bệnh. ………………………………………………..58
4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu 58
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng. …………………………………………………………58
4.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng. ……………………………………………………59
4.3. Kết quả điều trị của thuốc tenofovir …………………………………… 62
4.3.1. Cải thiện lâm sàng sau điều trị 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng ……63
4.3.2 Đáp ứng điều trị ………………………………………………………………64
4.3.3. Mối liên quan giữa đáp ứng vi rút, đáp ứng huyết thanh với nồng
độ ALT, HBeAg và tải lượng HBV- DNA……………………………68
4.4. Tác dụng ngoại ý của thuốc tenofovir…………………………………. 70
4.4.1. Biểu hiện lâm sàng ………………………………………………………….70
4.4.2. Đánh giá ảnh hưởng của thuốc tenofovir đến chức năng thận……70
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………….. 72
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………. 74
PHỤ LỤC
Tiếng Việt
1. Mai Hồng Bàng(2002), ” Điều trị viêm gan vi rút B mạn tính bằng Zeffix (lamivudin). Kết quả 2 năm điều trị”,Tạp chí thông tin y dược, số đặc biệt chuyên đề bệnh gan mật: tr.77-82.
2. Mai Hồng Bàng, Lê Hữu Song (2008), ” Nghiên cứu so sánh hiệu quả của entecavir với lamivudine trong điều trị viêm gan vi rút B mạn tính”Tạp chí gan mật Việt Nam số 8 – 2008: tr. 6-12.
3. Nguyễn Thị Kim Chính (2007)”Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm trong viêm gan mạn và xơ gan sau nhiễm vi rút viêm gan B có HBeAg(-) và HBeAg(+)”. Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II.
4. Bùi Đại và cộng sự (2002),” viêm gan B và D”, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
5. Bành Vũ Điền (2007),” Dự liệu an toàn và hiệu quả của entecavir”,Tạp chí gan mật Việt Nam số 2:tr.23-26.
6. Vũ Bằng Đình, Đặng Thị K. Thanh(2005), “Viêm gan virus và những hậu quả”, Nhà xuất bản y học.
7. Nguyễn Mạnh Đức, Trịnh Thị Ngọc (2011),”Bước đầu nhận xét tác dụng của entecavir trong điều trị bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn”. Tạp chí y học thực hành, 781: tr 25-27.
8. Nguyễn Trần Hiển(2008),”Tiêm phòng vác xin viêm gan virus B trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam. Những thành tựu và thách thức”, Tạp chí gan mật Việt Nam số 6:tr 5.
9. Hoàng Vũ Hùng ( 2001), “Diễn biến lâm sàng, sinh hóa, dấu ấn HBV, tế bào TCD3, TCD4, TCD8 và ảnh hưởng của Plasma giàu Anti HBs trên bệnh nhân viêm gan vi rút cấp”luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân y, Hà Nội.75
10. Trịnh Thị Minh Liên (2000), ” Ý nghĩa lâm sàng và tiên lượng bệnh viêm gan vi rút B dự vào các thông số miễn dịch”, Luận văn tiến sỹ y học, Đại học y Hà Nội.
11. Hà Văn Mạo (2006), “ Dịch tễ học các yếu tố nguy cơ của ung thư gan nguyên phát”, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Mùi(2002)” Bệnh viêm gan vi rút B”, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
13. Nguyễn Văn Mùi, Hoàng Vũ Hùng (2010)”Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị của topflovir (tenofovir) ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính hoạt động”, Tạp chí gan mật Việt Nam, 14: tr 33-36.
14. Nguyễn Văn Mùi và cộng sự (2008) ” Viêm gan vi rút mạn tính” Bệnh học truyền nhiễm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
15. Trịnh Thị Ngọc (2001), ” Tình trạng nhiễm các vi rút viêm gan A, B, C, D, E ở các bệnh nhân viêm gan vi rút tại một số tỉnh phía Bắc”, Luận văn tiến sỹ y học, Đại học y Hà Nội
16. Trịnh Thị Ngọc (2008), “Lịch sử diễn tiến tự nhiên viêm gan vi rút B và các phác đồ điều trị”,Tạp chí gan mật học Việt Nam,số 6: tr.56-62.
17. Trịnh Thị Ngọc, Nguyễn Văn Dũng (2011), ” Nhật xét bước đầu hiệu quả của tenofovir trong điều trị viêm gan vi rút B mạn tính” Tạp chí y học thực hành, 781: tr.14-18.
18. Lê Hữu Song, Nguyễn Trọng Chính (2012),” Hiệu quả bước đầu của Tenofovir trong điều trị viêm gan B mạn tính”, Tạp chí gan mật Việt Nam, 21: tr75.
19. Trần Thị Phương Thúy, Cao Thị Thanh Thủy(2011),”Nhận xét hiệu quả điều trị của tenofovir ở Bệnh nhân viêm gan B mạn tính hoạt động tại Khoa khám bệnh Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương” Tạp chí y học thực hành, 781: tr 31-33.76
20. Cao Thị Thanh Thủy (1995), ” Bước đầu tìm hiểu vai trò lây truyền mẹ sang con của các dấu ấn (marker) virus viêm gan B ở phụ nữ có
thai”, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
21. Nguyễn Viết Tiến, Phạm Thị Thanh Mai (2008), ” Lây truyền HBV từ mẹ sang con và vác xin dự phòng”,Tạp chí gan mật học Việt Nam,6:tr12.
22. Nguyễn Khánh Trạch(2004), ” Viêm gan mạn tính”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
23. Hoàng Tiến Tuyên(2007),”Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hóa sinh và các markers viêm gan vi rút B mạn tính hoạt động”Tạp chí gan mật Việt Nam số 2-2007:tr.13-18.
24. Hoàng Tiến Tuyên (2011),” Nghiên cứu mối liên quan giữa kiểu gen, tải lượng vi rút với các biểu hiện lâm sàng nhiễm vi rút viêm gan B”, Luận án tiến sỹ y học, học viện quân y.
25. Nguyễn Thu Vân (2000), “Viêm gan vi rút B và vắc xin dự phòng” Nhà xuất bản y học, Hà Nội
Recent Comments