Nghiên cứu thay đổi nồng độ sắt, ferritin huyết thanh và mối liên quan với rối loạn chức năng gan ở bệnh nhân viêm gan virut c mạn
Luận văn Nghiên cứu thay đổi nồng độ sắt, ferritin huyết thanh và mối liên quan với rối loạn chức năng gan ở bệnh nhân viêm gan virut c mạn.Viêm gan vi rút C (VGVR C) là bệnh do vi rút viêm gan C (HCV) gây nên. VGVR C gặp phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay có khoảng 170 triệu người trên thế giới nhiễm HCV (khoảng 3% dân số) [30]. Ở các nước phát triển, VGVR C mạn tính là một trong các nguyên nhân quan trọng dẫn đến ung thư gan nguyên phát [30]. Ở Việt Nam khoảng 13,7-15,8% số bệnh nhân ung thư gan có liên quan với nhiễm HCV [5].
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00163 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
VGVR C diễn biến âm thầm, ít khi có triệu chứng, bệnh thường được phát hiện do tình cờ xét nghiệm máu hoặc khi đã có biểu hiện ở giai đoạn muộn. HCV có tính đa dạng về hệ gen, người ta đã xác định được ít nhất 6 týp chủ yếu và hơn 50 phân týp [38]. Các týp HCV khác nhau về dịch tễ học, độc lực, khả năng gây bệnh và khả năng đáp ứng với các thuốc điều trị.
HCV ngoài gây bệnh chủ yếu ở gan còn có những biểu hiện ngoài gan khá phong phú như: Nichen phang ngoài da, viêm tuyến nước bọt nhiễm Lympho, hội chứng EMC (Essientail Mixte Cryoglobulinema), v.v. Tình trạng quá tải sắt (biểu hiện gián tiếp bằng tăng nồng độ sắt, ferritin huyết thanh) thường xuyên được quan sát thấy trong các trường hợp nhiễm VRVG C mạn tính đã được chứng minh có liên quan đến tổn thương gan và đã được xem như là một yếu tố tiên lượng xấu và ảnh hưởng đến kết quả điều trị [45]. Hiện nay, Peg Interferon phối hợp với Ribavirin là phác đồ chuẩn và được lựa chọn phổ biến nhất để điều trị VGVR C mạn. Tháng 5/2011, Boceprevir và Telaprevir được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) và Ủy ban thuốc và con người Châu Âu (EMA) chấp nhận đưa vào điều trị VGVR C cho bệnh nhân VGVR C týp 1 và những trường hợp không đáp ứng, tái phát. Điều trị VGVR C đã thu được nhiều kết quả khả quan. Mặc dù vậy, điều trị VGVR C cũng còn gặp nhiều khó khăn như: chi phí điều trị cao, nhiều tác dụng không mong muốn, nhiều yếu tố ảnh hưởng xấu tới kết quả điều trị, trong đó có ảnh hưởng của tình trạng quá tải sắt [45].
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về tình trạng quá tải sắt ở bệnh nhân nhiễm VRVG C. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều. Để góp phần tìm hiểu sâu hơn về VGVR C và một số yếu tố liên quan, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với 2 mục tiêu:
1. Tìm hiểu sự thay đổi nồng độ sắt, ferritin huyết thanh ở bệnh nhân VGVR C mạn điều trị tại khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa sự thay đổi nồng độ sắt, ferritin huyết thanh với rối loạn chức năng gan ở bệnh nhân VGVR C mạn điều trị tại khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Viêm gan vi rút C 3
1.1.1 Lịch sử phát hiện vi rút viêm gan C 3
1.1.2. Dịch tễ học VGVR C 3
1.1.4. Đặc điểm lâm sàng của VGVR C 6
1.1.5. Diễn biến và hậu quả của Viêm gan vi rút C 8
1.1.5. Xét nghiệm trong chẩn đoán VGVR C 10
1.1.6. Điều trị Viêm gan vi rút C 12
1.2. Chuyển hóa sắt trong cơ thể và rối loạn chuyển hóa sắt trong Viêm
gan vi rút C 12
1.2.1. Chuyển hóa sắt trong cơ thể 12
1.2.2. Tình trạng quá tải sắt 17
1.2.3. Rối loạn chuyển hóa sắt trong Viêm gan vi rút C mạn 19
1.3. Một số nghiên cứu sự thay đổi nồng độ sắt, ferritin huyết thanh ở
bệnh nhân VGVR C 25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu: 27
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân vào nghiên cứu: 27
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân khỏi nghiên cứu: 27
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: 28
2.2.1. Thời gian nghiên cứu 28
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu 28
2.3. Phương pháp nghiên cứu: 28
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: 28
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu: 28
2.3.3. Các chỉ số nghiên cứu: 28
2.3.4. Quy trình nghiên cứu: 29
2.4. Phương pháp đánh giá và tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số nghiên cứu 31
2.5. Các kỹ thuật nghiên cứu được áp dụng 33
2.5.1. Lâm sàng 33
2.5.2. Các xét nghiệm sử dụng trong nghiên cứu 33
2.6. Hạn chế của đề tài 35
2.7. Xử lý số liệu 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 37
3.2. Sự thay đổi nồng độ sắt, ferritin huyết thanh ở bệnh nhân VGVR C
mạn 39
3.2.1. Kết quả nồng độ sắt huyết thanh : 39
3.2.3. Phân bố nồng độ sắt, ferritin huyết thanh theo giới tính: 41
3.2.3. Phân bố nồng độ sắt, ferritin huyết thanh theo nhóm tuổi: 42
3.2.4. Liên quan giữa nồng độ sắt với nồng độ ferritin huyết thanh 43
3.3. Mối liên quan giữa nồng độ sắt, ferritin huyết thanh với rối loạn
chức năng gan ở bệnh nhân VGVR C mạn 44
3.3.1. Mối liên quan với sự hủy hoại tế bào gan 44
3.3.2. Mối liên quan với tình trạng ứ mật 48
3.3.3. Mối liên quan với tình trạng suy tế bào gan 51
3.3.3. Mối liên quan giữa sắt, ferritin huyết thanh với tiểu cầu 53
3.3.5. Mối liên quan với tải lượng HCV-RNA 55
Chương 4: BÀN LUẬN 57
4.1. Thay đổi nồng độ sắt, ferritin huyết thanh ở bệnh nhân Viêm gan vi
rút C mạn 57
4.1.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 57
4.1.2. Nồng độ sắt huyết thanh ở bệnh nhân VGVR C mạn 60
4.1.3. Nồng độ ferritin huyết thanh ở bệnh nhân VGVR C mạn 63
4.1.4. Liên quan giữa nồng độ sắt huyết thanh với nồng độ ferritin
huyết thanh ở bệnh nhân VGVR C mạn 66
4.2. Mối liên quan giữa nồng độ sắt, ferritin huyết thanh với rối loạn
chức năng gan ở bệnh nhân VGVR C mạn 68
KẾT LUẬN 77
KIẾN NGHỊ 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Phan Thị Thu Anh (2002) “Sinh lý bệnh chức năng gan”, Sinh lý bệnh học, Nhà xuất bản Y học, tr 372-391.
2. Phùng Xuân Bình (1998) “Chuyển hóa sắt”, Sinh lý học, Nhà xuất bản Y học, tr 106-108.
3. Võ Thị Mỹ Dung, Bùi Hữu Hoàng (2000) “Hình thái lâm sàng trong viêm gan siêu vi C” Viêm gan siêu vi C từ cấu trúc siêu vi đến điều trị, tr 49¬62.
4. Bùi Đại, Nguyễn Văn Mùi, Nguyễn Huy Tuấn và cộng sự (2002), “Các virut viêm gan”, Bệnh học truyền nhiễm. [Tập l], Nhà xuất bản Y học, tr 102-109.
5. Vũ Bằng Đình, Đặng Kim Thanh (2005), “Viêm gan virus C ”, Viêm gan virus và những hậu quả, Nhà xuất bản Y học, tr 177-192.
6. Bùi Hiền, Phạm Song, Đào Đình Đức (1994). “Các marker HCV và HBV trong những người cho máu ở Việt Nam”, Công trình nghiên cứu Y học Quân sự số phụ trương 47-48.
7. Phạm Ngọc Hoa, Hồ Bảo Long, Lương Kim Loan và cộng sự
(2010), “Mối tương quan giữa men gan và ferritin trên bệnh nhân viêm gan siêu vi B, C mạn”, Kỷ yếu hội nghị khoa học-Bệnh viện An Giang, tr 130¬135.
8. Bùi Hữu Hoàng (2000) “Cấu trúc và tính biến dị di truyền của siêu vi viêm gan C”, Viêm gan siêu vi C từ cấu trúc siêu vi đến điều trị, tr 7-21.
9. Trần Thiện Tuấn Huy (2000) “Diễn biến tự nhiên của nhiễm siêu vi viêm gan C”, Viêm gan siêu vi C từ cấu trúc siêu vi đến điều trị, tr 101-113.
10. Nguyễn Thị Thu Hương (2008) Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét bước đầu tác dụng của peg-intron và ribavirin trong điều trị bệnh nhân viêm gan C mạn tính, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
11. Hoàng Gia Lợi, Nguyễn Hoàng Vân (2002), “Các yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ung thư gan nguyên phát”, Thông tin Y dược số chuyên đề bệnh gan mật, tr 140-143.
12. Nguyễn Nghiêm Luật, Đoàn Văn Thuyết, Nguyễn Hữu Quyền
(2011) “Phát hiện các kiểu gen phụ của virut viêm gan C ở khu vực Hà Nội bằng kỹ thuật giải trình tự gen”, Tạp chí Y học Việt Nam 2011, số 384, tr 170-175.
13. Hà Văn Mạo, Nguyễn Bằng Đình (2009), “Viêm gan vi rút ”, Bệnh học gan mật tụy, Nhà xuất bản Y học, tr 45-55.
14. Trịnh Thị Ngọc (2001), Tình trạng nhiễm các VR viêm gan A, B, C,D, E ở các bệnh nhân viêm gan vi rút tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam, Luận án tiến sỹ y học, tr 28-36.
15. Đặng Thị Kim Oanh (2007), “Nhận xét sự thay đổi sắt và ferritin huyết thanh ở bệnh nhân xơ gan ”, Tạp chí nghiên cứu Y học, tập 53, số 5, tr 29-33.
16. Đỗ Trung Phấn, Nguyễn Thị Y Lăng và cộng sự (1995) “Tình hình nhiễm các VR truyền qua đường máu qua nghiên cứu một số đối tượng tại Viện Huyết Học-Truyền Máu”, Tạp chí Y Học Việt Nam 196, tr 15-19.
17. Phạm Hoàng Phiệt (2000). “Xét nghiệm trong chẩn đoán nhiễm viêm gan siêu vi C”, Viêm gan siêu vi C từ cấu trúc siêu vi đến điều trị, tr 69-86.
18. Phạm Hoàng Phiệt (2006). “Hướng dẫn xử lý viêm gan B vùng Châu Á – Thái Bình Dương (Bản dịch tiếng Việt)”, Trường Y khoa và y tế cộng đồng thuộc Viện Đại Học Wisconsin.
19. Huỳnh Hồng Quang (2010), “Nguy hiểm do thiếu hoặc thừa Ferritin
trong cơ thể”, có tại: http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/
InfoDetail.isp?area=58&cat=1133&ID=3773. Tải xuống ngày 10/10/2011.
20. Phạm Song, Đào Đình Đức, Bùi Hiền (1996), “Đánh giá bước đầu căn nguyên viêm gan virut ở Việt Nam”, Nghiên cứu lâm sàng căn nguyên học viêm gan virut, Đề tài KY 01-09.
21. Bạch Quốc Tuyên (2001). “Chuyển hóa sắt”, Huyết học, [Tập l], Nhà xuất bản Y học, tr 65-73.
22. Phạm Thị Thu Thủy (2000), “Tình trạng thay đổi sắt-ảnh hưởng điều trị IFN. Hiệu quả của điều trị thải sắt trên bệnh nhân viêm gan siêu vi B-C mãn”, có tại: http://www.drthuthuy.com/reseach/Ferritin.htm. Tải xuống ngày 10/02/2011.
Recent Comments