Đánh giá hiệu quả điều trị di căn xương bằng tia xạ ngoài, zoledronic acid và thuốc giảm đau
Luận án Đánh giá hiệu quả điều trị di căn xương bằng tia xạ ngoài, zoledronic acid và thuốc giảm đau.Ung thư là một loại bệnh phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam, hàng năm có khoảng 150.000 đến 200.000 trường hợp ung thư mới mắc. Ung thư hiện được xếp hàng thứ hai về nguyên nhân gây tử vong sau bệnh tim mạch.
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00299 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Một trong những đặc điểm cơ bản của ung thư là tế bào ung thư di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể. Hiện nay, mặc dù việc tầm soát, phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư ngày càng có nhiều tiến bộ, nhưng đa số bệnh nhân vẫn được chẩn đoán khi đã ở giai đoạn muộn, số bệnh nhân tái phát, di căn sau điều trị lần 1 cũng cao với tỉ lệ tùy theo loại ung thư, trong đó, di căn xương là một tổn thương ung thư thứ phát thường gặp. Một nghiên cứu của Gurmit Singh và cộng sự (2004) cho thấy có đến 70% bệnh nhân ung thư vú có di căn đến xương, 75% bệnh nhân ung thư các loại giai đoạn cuối có di căn xương [49].
Các tổn thương ung thư di căn xương sẽ gây đau, gãy xương, chèn ép các cơ quan lân cận. Đau là triệu chứng khó chịu nhất cho bệnh nhân ung thư di căn xương với mức độ thường dữ dội làm cho nhiều bệnh nhân luôn trong tình trạng đau đớn, khổ sở. Tổn thương di căn xương gây hạn chế vận động và khi gãy xương sẽ làm mất khả năng vận động, khi chèn ép cơ quan lân cận sẽ gây mất chức năng, nhất là chèn ép tủy sống, gây bại, liệt, mất cảm giác, rối loạn cơ tròn…tại vùng dưới khu vực bị chèn ép. Các triệu chứng trên đã làm giảm thể trạng chung, giảm chất lượng sống và thậm chí giảm thời gian sống thêm.
Việc kiểm soát tổn thương di căn xương tốt sẽ làm giảm đau, phục hồi chức năng vận động, làm giảm chèn ép và từ đó nâng cao thể trạng, chất lượng sống, kéo dài thời gian sống thêm cho bệnh nhân.
Hiện nay, điều trị tổn thương di căn xương được coi là đa mô thức bao gồm nội khoa, ngoại khoa, xạ trị và Chăm sóc giảm nhẹ (trong đó có kiểm soát đau bằng thuốc giảm đau). Tuy nhiên, chưa có phác đồ chuẩn nào cho điều trị tổn thương di căn xương.
Xạ trị ngoài là phương pháp điều trị có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư tại chỗ, làm giảm khối u thứ phát tại xương. Đây là phương pháp đã áp dụng từ lâu tại Việt Nam cũng như trên thế giới, thường có hiệu quả cao. Zoledronic Acid, thuốc được đưa vào sử dụng tại Việt nam từ năm 2005, là thuốc mới nhất, tốt nhất của nhóm Biphosphonat, thuốc có hiệu quả toàn thân với tác dụng ức chế quá trình tiêu hủy xương do tổn thương di căn xương gây ra. Thuốc giảm đau có hiệu quả giảm đau toàn thân. Sự phối hợp giữa các liệu pháp toàn thân và tại chỗ trên sẽ tạo ra một hiệu quả cao trong điều trị. Đánh giá hiệu quả điều trị chính xác sẽ góp phần cho xây dựng một phác đồ hoàn chỉnh. Chính vì vậy, nghiên cứu hiệu quả điều trị của phối hợp giữa tia xạ ngoài, Zoledronic Acid và thuốc giảm đau là cần thiết cho điều trị tổn thương ung thư di căn xương. Sự phối hợp này chưa được nghiên cứu ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Mục tiêu của nghiên cứu:
1. Đánh giá hiệu quả điều trị di căn xương ở bệnh nhân ung thư bằng phối hợp tia xạ ngoài, Zoledronic Acid và thuốc giảm đau.
2. Nhận xét tác dụng phụ của việc phối hợp các liệu pháp trên.
MỤC LỤC
Lời cảm ơn.
Lời cam đoan.
Mục lục.
Mục lục bảng.
Mục lục biểu đồ và đồ thi.
• • •
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TổNG QUAN 3
1.1. Đặc điểm bệnh học 3
1.1.1. Cấu tạo mô học của xương 3
1.1.2. Sinh lí hệ xương bình thường 3
1.1.3. Cơ chế di căn xương 5
1.2. Các phương pháp chẩn đoán 14
1.2.1. Chẩn đoán lâm sàng 14
1.2.2. Chẩn đoán cận lâm sàng 15
1.3. Các phương pháp điều trị 24
1.3.1 Mục đích điều trị 24
1.3.2. Nội khoa 25
1.3.3. Ngoại khoa 29
1.3.4. Xạ trị 30
1.3.5. Các biện pháp mới và kết quả bước đầu 31
1.4. Tổng quan tình hình điều trị tia xạ ngoài và Zoledronic Acid 32
1.4.1. Tình hình điều trị tia xạ ngoài tại Việt Nam 32
1.4.2. Tình hình điều trị bằng Zoledronic Acid tại Việt Nam: 33
1.4.3. Một số đề tài đã nghiên cứu ở Việt Nam 33
1.4.4. Đánh giá chất lượng sống của bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối 33
1.4.5. Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn 34
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 36
2.1. Đối tượng nghiên cứu 36
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 36
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 36
2.2. Phương pháp nghiên cứu 37
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 37
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 37
2.2.3. Phác đồ điều trị 38
2.2.4. Các nội dung nghiên cứu 40
2.2.5 Các tiêu chí đánh giá 41
2.2.6. Phương pháp thu thập thông tin 52
2.2.7. Công cụ thu thập thông tin 52
2.3. Xử lý số liệu 52
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53
3.1. Đặc điểm chung 53
3.1.1. Giới tính 53
3.1.2. Tuổi 54
3.1.3. Bệnh ung thư nguyên phát 55
3.1.4. Đặc điểm chẩn đoán 56
3.1.5. Đặc điểm các yếu tố ảnh hưởng đến điều trị 62
3.2. Kết quả điều trị 64
3.2.1. Đau 64
3.2.2. Chỉ số KPS 69
3.2.3. Chỉ số QLQ – C15 – PAL 73
3.2.4. Thời gian sống thêm 76
3.3. Nhận xét tác dụng phụ 79
Chương 4: BÀN LUẬN 82
4.1. Đặc điểm chung 82
4.1.1. Giới tính 82
4.1.2. Tuổi 82
4.1.3. Bệnh ung thư nguyên phát 83
4.1.4. Đặc điểm chẩn đoán 84
4.2. Kết quả điều trị 94
4.2.1. Đau 94
4.2.2. Chỉ số KPS 99
4.2.3. Kết quả theo bảng QLQ – C15 – PAL 103
4.2.4. Thời gian sống thêm 107
4.3. Tác dụng phụ 109
4.3.1. Xét nghiệm công thức máu trước và sau điều trị 109
4.3.2. Xét nghiệm sinh hóa trước và sau điều trị 109
4.3.3. Tác dụng phụ cấp tính của tia xạ 110
4.3.4. Tác dụng phụ của Zoledronic Acid 111
KẾT LUẬN 112
KIẾN NGHỊ 114
Danh mục các công trình có liên quan đã công bố Tài liệu tham khảo Phụ lục
Danh sách bệnh nhân
Tiếng Việt
1. Lê Chí Dũng và CS (2010), Phẫu thuật điều trị ung thư di căn xương tứ chi. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 1 năm 2010. tr. 583-588.
2. Nguyễn Thanh Đạm (2007), Y học hạt nhân trong chẩn đoán và điều trị ung thư. Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư. Nhà xuất bản y học. 2007. tr.65-78.
3. Nguyễn Bá Đức (2008), Nguyên tắc điều trị hệ thống bệnh ung thư. Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư. Nhà xuất bản y học 2008.tr.39-64.
4. Phạm Văn Địch (1994), Bài giảng mô học, phôi thai học. NXB Y học. 1994. tr.51-61.
5. Đoàn Lực (2010), Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tổn thương di căn xương cột sống trên 61 bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối tại Bệnh viện K. Tạp chí Ung thư học Việt nam. Số 2. 2011.tr.277-281.
6. Đoàn Lực (2010), Đánh giá hiệu quả điều trị hiệu đau nặng ở bệnh nhân ung thư di căn xương bằng phối hợp thuốc Mocphin và Diclophenac.Tạp chí Ung thư học Việt nam. Số 1 – 2010. tr.774-777.
7. Chu Văn Tuynh và cộng sự (2010), Xạ hình Tc 99m Tc phát hiện di căn xương ở bệnh nhân ung thư vú, ung thư phổi và ung thư tiền liệt tuyến. Tạp chí Ung thư học Việt nam No1.2010. tr.662-665.
8. Nguyễn Danh Thanh và cộng sự (2010), Xạ hình 99mTc phát hiện di căn xương ở bệnh nhân ung thư điều trị tại khoa Y học hạt nhân bệnh viện 103. Tạp chí Ung thư học Việt nam No1.2010.tr.666-668.
9. Nguyễn Danh Thanh, Nguyễn Kim Lưu (2010), Điều trị giảm đau 18 bệnh nhân ung thư di căn xương bằng P-32.Tạp chi Ung thư học Việt nam. Số 1 – 2010. Hội Phòng chống Ung thư Việt nam. tr.770-773.10. Nguyễn Hữu Thợi (2007), Các nguyên tắc xạ trị trong ung thư. Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư. Nhà xuất bản y học. 2007. tr.31-38.
11. Vi Huyền Trác (2000), Bệnh học u. Giải phẫu bệnh học. Nhà xuất bản Y học. 2000. tr.84-12
Recent Comments