Đánh giá tác dụng của Phụ lạc cao trong điều trị thống kinh cơ năng tuổi trẻ

Luận văn Đánh giá tác dụng của Phụ lạc cao trong điều trị thống kinh cơ năng tuổi trẻ.Thống kinh cơ năng là hiện tượng đau bụng xảy ra khi hành kinh, có tính chất lặp lại và không có tổn thương vùng chậu có thể xác định được [42].

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên những sinh viên trong các trường đại học, các nữ công nhân trong các nhà máy, những nữ thanh thiếu niên và các bà mẹ từ nhiều vùng dân cư khác nhau cho biết có khoảng 50% phụ nữ có biểu hiện thống kinh. Thống kinh làm ảnh hưởng đến sức khỏe, ngừng sinh hoạt hàng ngày ở 10% đến 15% thiếu nữ, 5% đến 10% phụ nữ trẻ, 2% – 5% bà mẹ trẻ [2], [30]. Tỷ lệ mắc thống kinh cơ năng chiếm khoảng 40 – 50% ở các thiếu nữ [34].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00256

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Việc điều trị thống kinh cơ năng hiện nay chủ yếu dùng các loại thuốc chống co thắt và thuốc giảm đau của y học hiện đại (YHHĐ) như: Aspirin, Mofel, Diclofenac, Atropin, Papaverin…Mặc dù, các thuốc này được chứng minh có hiệu quả tốt, nhưng theo thống kê có 20 – 25% thất bại trong điều trị [47], [30]. Ngoài ra, những thuốc này thường có nhiều tác dụng phụ như: viêm loét dạ dày, tá tràng, ảnh hưởng đến chức năng gan thận…[28], [41].

Y học cổ truyền Việt Nam điều trị thống kinh bằng châm cứu, đắp thuốc và các bài thuốc uống như Hương Ô Đan, Ôn kinh thang, Cách hạ trục ứ thang, Đương quy thược dược tán…nhưng các công trình nghiên cứu còn quá ít [2], [57], [58], [62].

Phụ lạc cao là sản phẩm thuốc do công ty Dược phẩm Điền Hồng – Côn Minh- Trung Quốc (Kunming Dihon Pharmaceutical Co., Ltd) sản xuất, đã được chứng minh có hiệu quả cao trong điều trị giảm đau bụng kinh, lạc nội mạc tử cung, kinh nguyệt không đều ở Trung Quốc. Tại Việt Nam, Phụ lạc cao được phân phối bởi công ty TNHH dược phẩm Á Âu – AEROPHA, đã được bán ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Nguyễn Viết Tiến, Nguyễn

Quốc Tuấn (2010) đã nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả và độ an toàn của thuốc Phụ lạc cao trên bệnh nhân lạc nội mạc tử cung” tại bệnh viện Phụ sản Trung ương cho thấy 93,3% bệnh nhân nghiên cứu có giảm đau bụng kinh rõ rệt sau điều trị Phụ lạc cao [23].

Liệu thuốc Phụ lạc cao có tác dụng đối những trường hợp thống kinh cơ năng ở người tuổi trẻ hay không? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đánh giá tác dụng của Phụ lạc cao trong điều trị thống kinh cơ năng tuổi trẻ ” với 2 mục tiêu:

1) Đánh giá hiệu quả điều trị của Phụ lạc cao đối với thống kinh cơ năng tuổi trẻ.

2) Theo dõi tác dụng không mong muốn của Phụ lạc cao trên lâm sàng và cận lâm sàng.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 13

1.1. SINH LÝ KINH NGUYỆT 13

1.1.1. Cơ chế kinh nguyệt 13

1.1.2. Tính chất và đặc điểm của kinh nguyệt 14

1.1.3. Thời kỳ dậy thì ở phụ nữ 15

1.2. THỐNG KINH CƠ NĂNG 16

1.2.1. Y học hiện đại 16

1.2.2. Y học cổ truyền 24

1.3. TỔNG QUAN VỀ THUỐC NGHIÊN CỨU PHỤ LẠC CAO 30

1.3.1. Tác dụng chung của thuốc Phụ lạc cao 30

1.3.2. Thành phần thuốc Phụ lạc cao 30

1.2.3. Các nghiên cứu về thuốc Phụ lạc cao 37

1.4. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐIỀU TRỊ THỐNG KINH….38

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41

2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU: Thuốc Phụ lạc cao đóng lọ 150g 41

2.1.1. Thành phần thuốc Phụ lạc cao: Mỗi lọ 150g cao chứa: 41

2.1.2. Dạng bào chế 41

2.1.3. Nơi sản xuất 41

2.1.4. Cách dùng 41

2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 42

2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng 42

2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng 42

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 43

2.3.2. Quy trình nghiên cứu 43

2.3.3. Các chỉ số theo dõi 44

2.3.4. Phương pháp đánh giá kết quả 45

2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU 48

2.5. PHƯƠNG PHÁP KHỐNG CHẾ SAI SỐ 49

2.6. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 49

2.7. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 49

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51

3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 51

3.1.1. Phân bố đối tượng theo tuổi có kinh lần đầu 51

3.1.2. Phân bố chu kỳ kinh 51

3.1.3. Màu sắc kinh trước điều trị 52

3.1.4. Số ngày có kinh trong một chu kỳ trước điều trị 52

3.1.5. Lượng kinh trong một chu kỳ trước điều trị 53

3.1.6. Các thuốc giảm đau bụng kinh đã dùng 53

3.1.7. Mức độ đau bụng kinh theo thang điểm VAS trước điều trị 54

3.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 54

3.2.1. Đánh giá hiệu quả giảm đau bụng kinh 54

3.2.2. Đánh giá mức độ cải thiện kinh nguyệt 59

3.3. THEO DÕI CÁC TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN 62

3.3.1. Theo dõi các tác dụng không mong muốn trên lâm sàng 62

3.3.2. Đánh giá các tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng…. 63

Chương 4: BÀN LUẬN 64

4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 64

4.1.1. Phân bố tuổi có kinh lần đầu 64

4.1.2. Nhận xét về kinh nguyệt trước điều trị 64

4.1.3. Nhận xét về mức độ đau bụng kinh và các thuốc đã dùng trước đây… 65

4.2. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA PHỤ LẠC CAO 66

4.2.1. Tác dụng giảm đau bụng kinh 66

4.2.2. Mức độ cải thiện về tính chất kinh nguyệt 74

4.3. BÀN VỀ THUỐC NGHIÊN CỨU THEO LÝ LUẬN YHCT 75

4.4. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN 77

4.4.1. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng 77

4.4.2. Tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng 78

KẾT LUẬN 79

KIẾN NGHỊ 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/