Đánh giá tác dụng điều trị nứt kẽ hậu môn bằng dầu mù u

Luận văn Đánh giá tác dụng điều trị nứt kẽ hậu môn bằng dầu mù u.Nứt kẽ hậu môn là bệnh đặc trưng bởi vết loét nông giống như một vết rách ở da niêm mạc từ mép ống hậu môn tới vùng lược. Bệnh khá thường gặp, đứng thứ ba sau bệnh trĩ và các bệnh nhiễm trùng vùng hậu môn trực tràng [13]. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm bệnh nhân rất đau đớn, khó chịu khi đi đại tiện do đó ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Bệnh biểu hiện với tam chứng: đau hậu môn, tăng trương lực cơ thắt hậu môn và hình ảnh vết nứt ở hậu môn [13]. Bệnh có thể kèm theo trĩ hoặc rò hậu môn. Tùy theo hình thái tổn thương của vết nứt và thời gian bị bệnh mà phân biệt NKHM ở giai đoạn cấp hay mạn tính.

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00257

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Nhiều giả thuyết khác nhau được các nhà khoa học đưa ra để lý giải về cơ chế bệnh sinh của vết nứt hậu môn. Thuyết giải phẫu và thuyết về sự thiếu máu cho rằng vị trí phía sau ống hậu môn có cấu tạo không vững chắc và bằng siêu âm doppler thấy lượng máu tưới cho da niêm mạc vùng này cũng ít hơn các vùng khác trong ống hậu môn. Khi có tăng trương lực cơ thắt thì sự thiều máu càng nặng, vết loét càng chậm liền.

Điều trị nứt kẽ hậu môn bao gồm cả nội khoa và ngoại khoa. Mục đích chính của các phương pháp trên là làm giãn cơ thắt hậu môn vì trong nứt kẽ hậu môn bao giờ cũng có hiện tượng co thắt liên tục cơ thắt hậu môn [13]. Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau được mô tả từ năm 1951, áp dụng phổ biến và rất có hiệu quả, đem lại tỷ lệ liền vết nứt nhanh khoảng 95% ở

hầu hết các nghiên cứu. Tuy nhiên nó cũng có tỉ lệ biến chứng nhất định là làm mất tự chủ tạm thời hoặc vĩnh viễn cơ thắt hậu môn dẫn đến mất tự chủ trong đại tiện hay đánh hơi… đặc biệt xảy ra nhiều ở người già, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích, tiểu đường hay nứt kẽ sau phẫu thuật ống hậu môn. Do vậy trong những năm gần đây điều trị nội khoa nứt kẽ hậu môn dần được thay thế cho chỉ định ngoại khoa. Ưu điểm của điều trị nội khoa là cũng tạo ra được hiệu quả như phẫu thuật mà lại tránh được nguy cơ tổn thương vĩnh viễn cơ thắt trong hậu môn. Các thuốc bôi tại chỗ có chứa các hoạt chất chống viêm, giảm đau, giảm phù nề, làm giãn cơ thắt đang được sử dụng như: nitroglycerin, lidocain, hydrocortison, diltiazem…Việc tìm một loại thuốc bôi tại chỗ hiệu quả điều trị cao mà ít tác dụng phụ gây khó chịu cho người bệnh đang được nhiều nhà khoa học và thầy thuốc quan tâm.

Dầu mù u được chiết suất từ hạt cây mù u từ lâu đã được các dân tộc vùng Nam châu Á, Châu úc, châu Phi dùng để điều trị các bệnh ngoài da, thấp khớp. Các thầy thuốc Pháp đã dùng dầu mù u điều trị có hiệu quả chứng viêm thần kinh do hủi, viêm da, nứt nẻ vú, côn trùng cắn, giảm đau, làm lành vết thương, tái sinh biểu bì [7].Ở Việt Nam, Nguyễn Quang Long bệnh viện Chợ Rẫy đã nghiên cứu chứng minh được một số tác dụng của dầu mù u: chống đau, chống viêm, kháng khuẩn, sinh cơ, tái sinh biểu bì, kích thích mọc mô hạt mạnh mẽ trong điều trị vết thương và viêm xương trên lâm sàng [8],.

Dầu mù u với công dụng giảm đau, chống viêm, làm liền sẹo đã được một số cơ sở YHCT khu vực phía Nam Việt Nam dùng để điều trị nứt kẽ hậu môn cho kết quả khả quan tuy nhiên chưa có một nghiên cứu chính thống, khoa học chứng minh hiệu quả thực sự trong việc điều trị bệnh này. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá tác dụng điều trị nứt kẽ hậu môn bằng dầu mù u” nhằm hai mục tiêu:

1. Đánh giá kết quả điều trị nứt kẽ hậu môn bằng thuốc bôi Dầu mù u

INOPILO.

2.  Đánh giá tác dụng không mong muốn của thuốc bôi Dầu mù u INOPILO.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 13

1.1 Giải phẫu ống hậu môn và sinh lý quá trình đại tiện 13

1.1.1 Giải phẫu ống hậu môn 13

1.1.2 Sinh lý đại tiện 15

1.2 Đặc điểm lâm sàng nứt kẽ hậu môn 17

1.2.1 Đặc điểm chung 17

1.2.2 Triệu chứng cơ năng 18

1.2.3 Chẩn đoán 21

1.3 Các phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn 22

1.3.1 Điều trị nội khoa 22

1.3.2 Các thuốc gây liệt cơ thắt trong 22

1.3.3 Nong hậu môn 23

1.3.4 Phẫu thuật 24

1.4 Quan niệm của YHCT về nứt kẽ hậu môn 24

1.4.1 Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh: 24

1.4.2. Các thể bệnh và điều trị: 25

1.4.3. Kinh nghiệm điều trị nứt kẽ hậu môn theo quan điểm của YHCT

Trung Quốc 26

1.5 Tổng quan về chế phẩm “Dầu mù u INOPILO” 28

1.5.1 Giới thiệu sơ lược về cây mù u 28

1.5.2. Thành phần hóa học của dầu mù u 29

1.5.3. Tác dụng của dầu mù u 31

1.5.4 Các công trình nghiên cứu về dầu mù u tại Việt Nam 34

1.5.5 Tổng quan về lá lốt 36

Chương 2: CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU 38

2.1 Chất liệu nghiên cứu 38

2.1.1 Chế phẩm “Dầu mù u INOPILO” 38

2.2 Đối tượng nghiên cứu 38

2.2.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 38

2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ: 40

2.3 Phương pháp nghiên cứu 40

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 40

2.3.2. Quy trình nghiên cứu 41

2.3.3 Các chỉ số theo dõi 42

2.3.4 Cách lượng giá các chỉ số 43

2.3.5. Phương pháp đánh giá kết quả 49

2.5. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 50

2.6. Đạo đức trong nghiên cứu y học 50

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 52

3.1 Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu 52

3.1.1 Đặc điểm chung 52

3.1.2 Các triệu chứng cơ năng: 54

3.1.3 Triệu chứng thực thể 54

3.2 Hiệu quả điều trị 57

3.2.1 Sự cải thiện của các triệu chứng cơ năng 57

3.2.2 Cải thiện các triệu chứng thực thể 62

3.2.3 Đánh giá kết quả chung 66

3.3 Tác dụng không mong muốn 67

3.3.1 Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng 67

3.3.2 Tác dụng trên mạch, huyết áp bệnh nhân 68

3.3.3 Đánh giá tác dụng không mong muốn trên chỉ số cận lâm sàng 68

Chương 4: BÀN LUẬN 69

4.1 Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu 69

4.1.1 Đặc điểm lâm sàng chung 69

4.1.2 Triệu chứng cơ năng 73

4.1.3 Triệu chứng thực thể 75

4.2 Việc chọn phương pháp và phác đồ điều trị 78

4.2.1 Chọn phương pháp điều trị 78

4.2.2 Chọn phác đồ điều trị 79

4.3 Kết quả điều trị 80

4.3.1 Sự cải thiện các triệu chứng lâm sàng 80

4.3.2 Đánh giá chung hiệu quả điều trị 85

4.4. Tác dụng không mong muốn khi bôi dầu mù u INOPILO 86

4.4.1 Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng 86

4.4.2. Sự thay đổi chỉ số cận lâm sàng 86

KẾT LUẬN 87

KIẾN NGHỊ 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Vũ Văn Điền (2004), “Góp phần nghiên cứu về hóa học và tác dụng sinh học của vị thuốc là lốt”, Tạp chí dược học số 10 tr.8-10.
2. Đặng Văn Giáp (1993), “Góp phần nghiên cứu chế phẩm từ dầu mù u” tạp chí dược học, chuyên san trang 95-97.
3. Hà Minh Hiển (2009), “Phân lập một số hợp chất phenol từ dư phẩm của nhựa mù u (calophyllum inophyllum L.”, Tạp chí dược, 395; tr.33-36.
4. Nguyễn Đình Hối (2002), Hậu môn trực tràng học, Nhà xuất bản y học.
5. Nguyễn Xuân Hùng (2001), “ Chẩn đoán và điều trị ngoại bệnh nứt kẽ hậu môn”, Tạp chí ngoại khoa , 1; tr.59-62.
6. Huỳnh Thị Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thanh (2003),”Xác định nhóm hợp chất có tác dụng tái sinh mô trong dầu mù u” tạp chí dược 9 tr .10-11.
7. Đỗ Tất Lợi (2000), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam Nhà xuất bản y học.
8. Nguyễn Quang Long (1993), “Điều trị chống đau và chống viêm bằng dầu mù u: các thử nghiệm lâm sàng”, Tạp chí ngoại khoa, 3; tr.1-6.
9. Nguyễn Quang Long (2007), “Dầu mù u calophyllun inophyllum dùng làm kháng sinh điều trị phẫu thuật viêm xương tủy không đặc hiệu”, tạp chí y học thực hành, 11, tr. 24-25.
10. Nguyễn Quang Long và các cộng sự (1985), “Ứng dụng dầu mù u chữa vết thương trên lâm sàng”, Tạp chí y học thực hành, 3; tr.36-38.
11. Đinh Văn Lực (1987), “Tóm tắt những công trình nghiên cứu khoa học 1957-1987” Bộ y tế, Viện Y học dân tộc Hà Nội, trang 104-105.
12. Nguyễn Mạnh Nhâm (1997), Những bệnh cần biết vùng hậu môn, Nhà xuất bản y học, tr .1-7813. Nguyễn Mạnh Nhâm, Nguyễn Duy Thức (2002), “Bệnh nứt kẽ hậu môn, một số vấn đề chẩn đoán và điều trị”, Tạp chí ngoại khoa, 2; tr.51-58.
14. Nguyễn Mạnh Nhâm, Nguyễn Duy Thức(2004), “Điều trị một số bệnh thông thường vùng hậu môn bằng thủ thuật- phẫu thuật” Nhà xuất bản y học.
15. Nhóm tác giả (1999), Từ điển bách khoa dược học, Nhà xuất bản từ điển bách khoa, tr 411.
16. Trịnh Hồng Sơn, Đỗ Đức Vân (1996), “ Nứt kẽ hậu môn chẩn đoán và điều trị nhân 42 trường hợp”, Tạp chí ngoại khoa, 2; tr. 26-31.
17. Trần Thanh Thạo và các cộng sự (2002), “Phân lập và xác định cấu trúc của calophyllolid từ hạt cây mù u mọc tại Việt Nam”, Tạp chí dược, 317; tr 16-18.
18. Nguyễn Khánh Trạch và bộ môn Nội Đại học Y Hà Nội (2004), Bệnh học nội khoa sau đại học, Nhà xuất bản Y học, 153-164.
19. Nguyễn Tất Trung (2003), “Đánh giá kết quả điều trị nứt kẽ hậu môn cấp bằng thủ thuật thủy châm kết hợp day ấn cơ tròn trong”, Tạp chí nghiên cứu y dược học cổ truyền Việt Nam, 10; tr .36-40.
20. Phan Đức Tuynh (2006), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật bệnh nứt kẽ hậu môn tại bệnh viện Việt Đức 1995- 2006”, Luận văn thạc sĩ y học, Trường đại học Y Hà Nội

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/