Nghiên cứu mức độ nặng của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị tại trung tâm hô hấp-bệnh viện Bạch Mai
Luận văn Nghiên cứu mức độ nặng của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị tại trung tâm hô hấp-bệnh viện Bạch Mai.Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là bệnh mạn tính, nặng dần theo thời gian, với các đợt cấp xen kẽ các giai đoạn ổn định. Đợt cấp là nguyên nhân hàng đầu gây suy hô hấp khiến bệnh nhân BPTNMT phải nhập viện. Tỷ lệ tử vong của bệnh còn cao, nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tử vong trong đợt cấp từ 16 – 80% [54] [64].
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00259 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Có nhiều định nghĩa về đợt cấp BPTNMT, các định nghĩa này vẫn còn những điểm không thống nhất. Theo Papi và cộng sự đợt cấp BPTNMT là “Sự xấu đi của triệu chứng hô hấp dẫn đến bệnh nhân cần có các chăm sóc y tế”[56]. Theo Pauwels và cộng sự đợt cấp BPTNMT là “tình trạng xấu đi của triệu chứng hô hấp, khởi phát cấp tính đòi hỏi bệnh nhân tìm đến sự hỗ trợ y tế hoặc thay đổi trong điều trị,,[58]. Để thuận tiện trong việc áp dụng cho các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, Casaburi và cộng sự đã đưa ra định nghĩa đợt cấp BPTNMT “là sự tăng lên của ho, khó thở kèm sự thay đổi màu sắc và chất lượng của đờm dẫn đến bệnh nhân cần sự can thiệp y tế ít nhất trong 3 ngày”[20]. Tuy nhiên không có một bằng chứng nào nói rằng triệu chứng đợt cấp BPTNMT phải kéo dài đến 3 ngày. Như vậy hầu hết các định nghĩa về đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đều bao gồm hai điểm (1) Sự xấu đi so với bình thường của triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và (2) Cần sự thay đổi điều trị so với điều trị hàng ngày của bệnh nhân.
Chẩn đoán mức độ nặng đợt cấp của BPTNMT là rất quan trọng trong điều trị nhưng khái niệm về mức độ nặng của đợt cấp lại rất phức tạp. Khái
niệm này bao gồm hai yếu tố: mức độ nặng của bệnh lý BPTNMT nền và các thay đổi cấp tính được tạo ra do bản thân đợt cấp. Mức độ nặng của bệnh lý BPTNMT nền được đánh giá thông qua chức năng thông khí phổi (thông số đại diện là FEV1), tình trạng khó thở, ảnh hưởng của bệnh tới sinh hoạt hàng ngày, số đợt cấp trong 12 tháng trước đây và các bệnh lý kết hợp[32]. Các thay đổi cấp tính do đợt cấp tạo ra thường được xem xét bằng mức độ suy hô hấp (giảm oxy máu, tăng carbondioxide). Như vậy tổng hợp các yếu tố trên thành bảng phân loại mức độ nặng của đợt cấp rõ ràng là rất phức tạp. Đã có nhiều bảng đánh giá mức độ nặng của đợt cấp BPTNMT, các bảng đánh giá mức độ nặng của đợt cấp hiện đang được dùng phổ biến bao gồm [29]: Trong số các tài liệu hướng dẫn, tiêu chuẩn của Anthonisen (1987), tiêu chuẩn của GOLD 2009, và tiêu chuẩn ATS & ERS là đơn giản và dễ áp dụng.
Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về tình hình dịch tễ và đặc điểm lâm sàng của BPTNMT, tuy nhiên, còn thiếu những nghiên cứu đánh giá mức độ nặng của đợt cấp BPTNMT theo tiêu chuẩn của Anthonisen (1987), tiêu chuẩn của GOLD 2009, tiêu chuẩn của hội hô hấp Châu Âu và hội lồng ngực Hoa Kỳ (ATS và ERS) do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm hai mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, x quang phổi và khí máu của bệnh nhân đợt cấp BPTNMT.
2. Đánh giá mức độ nặng đợt cấp BPTNMT theo tiêu chẩn của Anthonisen (1987), tiêu chuẩn của GOLD 2009, tiêu chuẩn của ATS và ERS tại trung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG I – TỔNG QUAN 3
1. 1 ĐỊNH NGHĨA ĐỢT CấP BPTNMT 3
1.2 GÁNH NẶNG KINH TẾ ĐỢT CấP BPTNMT 3
1.3 SINH BỆNH HỌC ĐỢT CấP BPTNMT 5
1.4 NGUYÊN NHÂN GÂY ĐỢT CấP BPTNMT 6
1.5 CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH ĐỢT CấP BPTNMT 9
1.6 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NẶNG ĐỢT CấP BPTNMT 11
1.6.1 Đánh giá mức độ nặng đợt cấp BPTNMT theo Anthonisen (1987) 11
1.6.2 Đánh giá mức độ nặng BPTNMT theo Hội lồng ngực Hoa Kỳ và
Hội hô hấp Châu Âu (ATS&ERS) 12
1.6.3 Đánh giá mức độ nặng đợt cấp BPTNMT theo GOLD 2009 13
1.6.4 Đánh giá ảnh hưởng đợt cấp BPTNMT lên tình trạng sức khỏe
bệnh nhân 14
1.7 MỘT SỐ ĐIỂM MỚI TRONG GOLD 2011 15
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 18
2.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 18
2.2.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 18
2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ 19
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu: 19
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu 19
2.3.4 Các bước tiến hành 19
2.3.5 Các tiêu chuẩn nghiên cứu 20
2.4 THỐNG KÊ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU: 23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 25
3.1.1. Đặc điểm giới 25
3.1.2. Đặc điểm tuổi 25
3.2 TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG ĐỢT CấP
BPTNMT 26
3.2.1 Triệu chứng lâm sàng đợt cấp BPTNMT 26
3.2.1.1 Triệu chứng cơ năng đợt cấp BPTNMT 26
3.2.1.2 Triệu chứng thực thể đợt cấp BPTNMT 27
3.2.1.3 Dấu hiệu suy hô hấp trong đợt cấp BPTNMT 28
3.2.1.4 Đánh giá triệu chứng bệnh nhân thông qua bộ câu hỏi MRC và
CAT 28
3.2.1.5 Thời gian mắc bệnh và số đợt cấp trong năm 29
3.2.1.6 Các bệnh đồng mắc 29
3.2.1.7 Tiêm vaccine phòng cúm và vaccin phòng phế cầu 30
3.2.2 Triệu chứng cận lâm sàng đợt cấp BPTNMT 30
3.2.2.1 Triệu chứng trên X quang tim phổi thẳng 30
3.2.2.2 Khí máu đợt cấp BPTNMT 31
3.2.2.3. Mức độ nặng của bệnh theo chức năng hô hấp 32
3.2.2.4 Mức độ nặng của bệnh theo chức năng hô hấp và số đợt cấp
trong năm 32
3.2.2.5 Vi khuẩn học đợt cấp BPTNMT 33
3.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NẶNG ĐỢT CấP BPTNMT THEO TIÊU
CHUẨN: ANTHONISEN 1987, GOLD 2009 và ATS & ERS 33
3.3.1 Đánh giá mức độ nặng đợt cấp BPTNMT theo Anthonisen 1987 ..33
3.3.2 Đánh giá mức độ nặng đợt cấp BPTNMT theo GOLD 2009 34
3.3.3 Đánh giá mức độ nặng đợt cấp BPTNMT theo hội hô hấp Châu Âu
và hội lồng ngực Hoa Kỳ 34
3.3.4 Đánh giá mức độ nặng đợt cấp BPTNMT theo Anthonisen 1987 và
GOLD 2009 35
3.3.5 Đánh giá mức độ nặng đợt cấp BPTNMT theo Anthonisen 1987 và
ATS & ERS 36
3.3.6 Đánh giá mức độ nặng đợt cấp BPTNMT theo GOLD 2009 và ATS &
ERS 37
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 38
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 38
4.1.1. Giới và BPTNMT 38
4.1.2. Tuổi và BPTNMT 39
4.2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG ĐỢT CấP
BPTNMT 40
4.2.1. Triệu chứng lâm sàng 40
4.2.1.1. Triệu chứng cơ năng đợt cấp BPTNMT 40
4.2.1.2. Triệu chứng thực thể đợt cấp BPTNMT 41
4.2.1.3 Dấu hiệu suy hô hấp trong đợt cấp BPTNMT 42
4.2.1.4 Bộ câu hỏi MRC và CAT 42
4.2.1.5 Thời gian mắc bệnh và số đợt cấp trong năm 43
4.2.1.6 Bệnh đồng mắc 44
4.2.1.7 Tiêm vaccin phòng cúm và vaccin phòng phế cầu 45
4.2.2 Triệu chứng cận lâm sàng đợt cấp BPTNMT 46
4.2.2.1. Triệu chứng trên X quang tim phổi thẳng 46
4.2.2.2. Đặc điểm khí máu đợt cấp BPTNMT 47
4.2.2.3 Đánh giá giai đoạn bệnh theo CNHH 48
4.2.2.4 Mức độ rối loạn thông khí phổi và số đợt cấp trong năm 49
4.2.2.5 Vi khuẩn học đợt cấp BPTNMT 50
4.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NẶNG ĐỢT CấP BPTNMT THEO
ANTHONISEN 1987, GOLD 2009 và ATS & ERS 51
4.3.1 Đánh giá theo Anthonisen 1987 – GOLD 2009 – ATS & ERS 51
4.3.2 So sánh các tiêu chuẩn chẩn đoán mức độ nặng đợt cấp BPTNMT 52
KẾT LUẬN 56
Recent Comments