Thực trạng và một số giải pháp góp phần cải thiện hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện Chăm Pa Sắc – Nam Lào

Luận án Thực trạng và một số giải pháp góp phần cải thiện hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện Chăm Pa Sắc – Nam Lào.Cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó có các dịch vụ y tế, mô hình sức khỏe, bệnh tật của nhân dân cũng đã có những thay đổi theo thời gian. Sự tiến bộ không ngừng của khoa học, kỹ thuật đã tạo cơ hội cho y học ngày càng phát triển. Trên thực tế các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực của y học và y tế. Nhờ những đổi mới của nền kinh tế, xã hội, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm của toàn xã hội, trong những năm gần đây việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân Lào đã có những cải thiện rõ rệt trên phạm vi toàn quốc [1], [2], [3].

MÃ TÀI LIỆU

BQT.YHOC. 00221

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Qua hơn 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Lào đã và đang đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội trong đó có y tế. Đời sống của người dân đang dần được cải thiện và mức sống từng bước nâng cao. Trong thời kỳ này, ngành y tế Lào đã có những bước chuyển biến quan trọng. Mặc dù phải đứng trước những thử thách to lớn, nhất là khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhưng ngành y tế đã từng bước phát triển với cơ chế mới, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Tuy nhiên, so với nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao, các cơ sở y tế của Lào hiện nay vẫn đứng trước các thử thách cần được cải tiến, nâng cấp nhiều mặt, đặc biệt là chất lượng khám chữa bệnh rất cần được nâng cao.
Chăm Pa sắc là một tỉnh ở Nam Lào, tỉnh có đường biên giới với Căm Pu chia và Thái Lan. Kinh tế xã hội của Chăm Pa sắc có tốc độ phát triển nhanh trong những năm gần đây. Tình hình sức khỏe, bệnh tật của nhân dân tỉnh Chăm Pa Sắc cũng có những thay đổi đáng kể. Nhu cầu của người dân về chăm sóc sức khoẻ tăng lên, đòi hỏi hoạt động chăm sóc sức khỏe nói chung và khám chữa bệnh của các bệnh viện nói riêng tại tỉnh Chăm Pa Sắc cần được quan tâm, đổi mới để đáp ứng nhu cầu thực tế.
Đến nay cũng đã có một số báo cáo và nghiên cứu về hoạt động khám chữa bệnh tại một số khu vực của Lào, tuy nhiên vẫn chưa có một nghiên cứu nào phân tích một cách chi tiết về thực trạng hoạt động khám chữa bệnh ở bệnh viện tỉnh Chăm Pa Sắc và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện một cách hợp lý, góp phần nâng cao sức khoẻ cho nhân dân tỉnh Chăm Pa Sắc.
Bệnh viện Chăm Pa Sắc là một bệnh viện của một tỉnh lớn ở Nam Lào. Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân thì cần có các nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của bệnh viện, nhất là công tác khám chữa bệnh. Năm 2004 khi thấy bệnh viện hoạt động hiệu quả không cao, đặc biệt công tác quản lý của bệnh viện không được tốt, sở y tế tỉnh đã quyết định thu gọn bệnh viện, giảm số giường để tập trung nâng cấp chất lượng bệnh viện. Hiện nay bệnh viện vẫn đang tập trung vào thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh.
Vấn đề đặt ra là có thể can thiệp các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng bệnh viện được không và bằng cách nào? để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng tăng và phù hợp với mô hình bệnh tật mới của bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại bệnh viện?. Góp phần giải quyết vấn đề trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Thực trạng và một số giải pháp góp phần cải thiện hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện Chăm Pa Sắc – Nam Lào”.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả thực trạng hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện tỉnh Chăm Pa Sắc – Nam Lào từ năm 1995 đến 2012.
2. Đánh giá một số giải pháp can thiệp quản lý góp phần cải thiện công tác khám chữa bệnh ở bệnh viện tỉnh Chăm Pa Sắc.
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tổng quan về bệnh viện và hoạt động của bệnh viện 3
1.1.1. Định nghĩa và vai trò của bệnh viện 3
1.1.2. Những bộ phận tổ chức chính của bệnh viện đa khoa 3
1.1.3. Nhiệm vụ của bệnh viện 4
1.1.4. Các nội dung quản lý chính trong bệnh viện 5
1.2. Tổng quan về công tác lập kế hoạch khám chữa bệnh 6
1.2.1. Khái niệm về lập kế hoạch 6
1.2.2. Các loại kế hoạch 7
1.2.3. Nội dung chính của bản kế hoạch 8
1.3. Thực trạng của hoạt động khám chữa bệnh các bệnh viện của Lào 20
1.3.1. Tình hình khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh 20
1.3.2. Đánh giá hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện 22
1.3.3. Tiêu chuẩn đánh giá công tác chuyên môn tại bệnh viện tỉnh 23
1.4. Thống kê trong bệnh viện và quản lý thông tin tại bệnh viện 23
1.4.1. Khái quát về hoạt động thống kê trong bệnh viện 23
1.4.2. Vai trò của công tác thống kê trong quản lý bệnh viện 24
1.4.3. Tình hình thông tin y tế trên thế giới hiện nay 27
1.4.4. Các thông tin y tế tuyến tỉnh của CHDCND Lào 29
1.5. Công tác theo dõi, giám sát đánh giá hoạt động của bệnh viện 31
1.5.1. Giám sát của cộng đồng 31
1.5.2. Các yêu cầu cần đạt được của công tác giám sát, báo cáo, đánh giá định kỳ và báo cáo hàng năm trong bệnh viện 32
1.6. Một số thông tin chung về tỉnh Chăm Pa Sắc 33
1.6.1. Thông tin về hành chính, địa lý, dân sốcủa tỉnh Chăm Pa Sắc 33
1.6.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội, y tế của tỉnh Chăm Pa Sắc 37

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 42
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 42
2.1.2. Thời gian nghiên cứu 42
2.2. Đối tượng nghiên cứu 42
2.3. Phương pháp nghiên cứu 43
2.3.1. Nghiên cứu mô tả 43
2.3.2. Nghiên cứu can thiệp 44
2.4. Các bước nghiên cứu 45
2.5. Nội dung, chỉ số nghiên cứu và kỹ thuật thu thập thông tin 49
2.6. Xử lý số liệu 52
2.7. Khống chế sai số 52
2.8. Đạo đức nghiên cứu 52
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53
3.1. Hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện tỉnh Chăm Pa Sắc 53
3.1.1. Một số thông tin chung về bệnh viện đa khoa tỉnh Chăm Pa Sắc 53
3.1.2. Mô hình bệnh tật của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện Chăm Pa Sắc 54
3.1.3. Nguồn lực của bệnh viện tỉnh Chăm Pa Sắc 66
3.1.4. Hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện Chăm Pa Sắc 71
3.2. Kết quả một số giải pháp can thiệp về quản lý tại bệnh viện tỉnh Chăm Pa Sắc 78
3.2.1. Tình hình lập kế hoạch hoạt động của bệnh viện Chăm Pa Sắc trước và sau can thiệp 78
3.2.2. Tình hình thực hiện báo cáo hoạt động của bệnh viện Chăm Pa Sắc 80
Chương 4: BÀN LUẬN 83
4.1. Thực trạng hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện tỉnh Chăm Pa Sắc – nam Lào. 83
4.1.1. Xu hướng bệnh tật của bệnh nhân khám chữa bệnh tại bệnh viện tỉnh Chăm Pa Sắc 83
4.1.2. Về các nguồn lực phục vụ cho khám chữa bệnh của bệnh viện tỉnh Chăm Pa Sắc 88
4.1.3. Một số chỉ số về hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện Chăm Pa Sắc 97
4.2. Một số giải pháp can thiệp về quản lý góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện Chăm Pa Sắc 105
4.2.1. Về công tác lập kế hoạch 106
4.2.2. Về công tác báo cáo hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện 110
4.2.3. Về hoạt động giám sát, đánh giá 113
4.2.4. Vai trò của nghiên cứu và hiệu quả các biện pháp can thiệp đến chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người bệnh ở bệnh viện tỉnh Chăm Pa Sắc 117
4.2.5. Một số hạn chế của nghiên cứu 119
KẾT LUẬN 121
KHUYẾN NGHỊ 123
NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN

1. Xaly Sathathone, Nguyễn Văn Hiến, Vũ Diễn (2011): “Mô hình bệnh tật của bệnh nhân nhập viện tại bệnh viện tỉnh Chăm Pa Sắc Nam Lào”. Tạp chí Nghiên cứu Y học, Tập 72, Số 1, tháng 2-2011.

2. Xaly Sathathone, Nguyễn Văn Hiến, Vũ Diễn (2012): Thực trạng hoạt động lập kế hoạch, giám sát, đánh giá của các khoa phòng bệnh viện tỉnh Chăm Pa Sắc nam Lào năm 2008. Tạp chí Nghiên cứu y học, Tập 80, Số N3C, tháng 7-2012.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế Lào (2005), Tổng kết kết quả hoạt động toàn diện trong 01 năm của Bộ y tế Lào năm 2003-2004 và kế hoạch hoạt động năm 2005-2006.

2. Bộ Y tế Lào (2009), Tổng kết kết quả hoạt động toàn diện trong 01 năm của Bộ y tế Lào năm 2007-2008 và kế hoạch hoạt động năm 2008-2009.

3. Bộ Y tế Lào (2010), Tổng kết kết quả hoạt động toàn diện trong 01 năm của Bộ y tế Lào năm 2008-2009 và kế hoạch hoạt động năm 2009-2010.

4. WHO Europe (2003). What are the best strategies for ensuring quality in hospitals?.

5. Trương Việt Dũng, Dương Huy Liệu, Nguyễn Thị Thu, Phạm Văn Thân, Nguyễn Duy Luật, Đào Văn Dũng, Trần Đức Phấn, Trương Phi Hùng, Trần Đức Thuận (2006), Tài liệu bài giảng lập kế hoạch y tế. Bộ Y tế, nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

6. Trương Việt Dũng, Dương Huy Liệu, Nguyễn Thị Thu, Phạm Văn Thân, Nguyễn Duy Luật, Đào Văn Dũng, Trần Đức Phấn, Trương Phi Hùng, Trần Đức Thuận (2006), Sử dụng thông tin trong lập kế hoạch y tế tuyến tỉnh (3-15). Dự án phát triển hệ thống y tế và tài chính. Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới.

7. Trương Việt Dũng, Dương Huy Liệu, Nguyễn Thị Thu, Phạm Văn Thân, Nguyễn Duy Luật, Đào Văn Dũng, Trần Đức Phấn, Trương Phi Hùng, Trần Đức Thuận (2006). Lập kế hoạch y tế tuyến tỉnh. Bộ Y tế, nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

8. BV Chăm Pa Sắc (2004), Bản giải thích hệ thống báo cáo thống kê Y tế Tỉnh Chăm Pa Sắc năm 2004.

9. BV Chăm Pa Sắc (2005), Bản giải thích hệ thống báo cáo thống kê Y tế tỉnh Chăm Pa Sắc năm 2005.

10. Bộ y tế Lào (2006),Tổng kết kết quả hoạt động toàn diện trong 01 năm của Bộ y tế Lào năm 2005-2006 và kế hoạch hoạt động năm 2006-2007.

11. BV Chăm Pa Sắc (2005), Tổng kết kết quả hoạt động toàn diện trong 01 năm của BV Chăm Pa Sắc năm 2003-2004 và kế hoạch hoạt động năm 2005-2006.

12. Trần Lộc (1997), Phát triển hệ thống thông tin y học ở Thái Lan. Tạp chí thông tin Y Dược, nhà xuất bản Y học, 11, 23 – 27.

13. Bộ Y tế – Đơn vị chăm sóc sức khoẻ ban đầu (1998), Thông tin Y tế. Hướng dẫn quản lý chăm sóc sức khoẻ ban đầu tuyến huyện. Nhà xuất bản Hà Nội, tr. 22-65.

14. Bộ Y tế – Tổ chức Y tế thế giới (2004), Tổng quan về hệ thống bệnh viện Việt Nam, tr. 3-29.

15. WHO (2001), Hướng dẫn sử dụng bảng phân loại thống kê bệnh tật và những vấn đề liên quan đến sức khoẻ. tập 2, Hà Nội.

16. WHO. Public Health Department of Human services (1999), Victorian Burden of disease study: Morbidity. Melbourne, Victoria,

17. Bộ Y tế (2009), Niên giám thống kê Y tế.

18. Trần Thị Mai Oanh (2000), Mô hình ốm đau và hành vi tìm kiếm sức khoẻ của người dân ở một vùng nông thôn Việt Nam. Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, tr. 57-63.

19. Bộ Y tế (2010), Niên giám thống kê Y tế năm 2010.

20. Donaldson D. L. and Dunlop D. (1986), Financing health service in developing countries, Social science and medicine, 22, 313-314.

21. Roemer M. I. (1987), Health system financing by social security, International Journal of health policy and financing, 2. 109 -124.

22. Stanton B. and Clemens J. (1989), User fees for health care in developing countries: a case of Bangladesh. Social science and medicine, 29, 1190 – 1205.

23. Bộ y tế Lào (2007), Tổng kết kết quả hoạt động toàn diện trong 01 năm của Bộ y tế Lào năm 2005-2006 và kế hoạch hoạt động năm 2006-2007.

24. Bộ Y tế (2011), Hệ thống chỉ tiêu Y tế, Hà Nội, tr. 16-21.

25. Bộ Lao động Thương binh xã hội nước CHDCND Lào (1993), Quyết định số 118/LĐTBXH ngày 30/11/93 về việc bảo hiểm xã hội của cán bộ công nhân viên nhà nước.

26. Bộ y tế nước CHDCND Lào (1995), Thông tư số 2635- BYT ngày 12/12/95 hướng dẫn thực hiên Quyết định số 52/CP.

27. Chính phủ nước CHDCND Lào (1983), Luật y tế. Viêng Chăn.

28. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2001), Đại hội lần thứ VII, Viêng Chăn.

29. BV Chăm Pa Sắc (2010), Tổng kết kết quả hoạt động toàn diện trong 01 năm của BV Chăm Pa Sắc năm 2009 và kế hoạch hoạt động năm 2010.

30. Bộ y tế Lào năm (1977), Quản lý và hoạt động giám sát của Trung tâm Y tế.

31. Bộ Y tế Lào (1976), Hệ thống thông tin quản lý Bộ y tế Lào.

32. Bộ Y tế (1998), Hướng dẫn sử dụng: Biểu mẫu thông kê bệnh viện. Bộ Y tế, Hà Nội, 01-14.

33. Bộ Y tế (1994), Quản lý và hoạt động giám sát của trung tâm y tế huyện. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 67-121.

34. Bộ Y tế, Chương trình tăng cường quản lý chăm sóc sức khoẻ ban đầu (1996), Quản lý thông tin. Lượng giá chất lượng công tác quản lý. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 73-75.

35. Bộ Y tế – Ngân hàng thế giới dự án hỗ trợ Y tế quốc gia (1998), Quản lý bệnh viện huyện. Tài liệu dùng cho sinh viên. Trường quản lý Y tế, Hà Nội, tr. 19-48.

36. Bộ Y tế (1998), Hệ thống thông tin trong quản lý, Hà Nội, tr 01-26.

37. Bộ Y tế (1999), Bản giải thích hệ thống báo cáo thống kê y tế tỉnh, huyện, xã. Hà Nội, tháng 01 năm 1999, tr 5-37.

38. Trần Thị Mai Oanh (2000), Mô hình ốm đau và hành vi tìm kiếm sức khoẻ của người dân ở một vùng nông thôn Việt Nam. Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, tr. 57-63.

39. Bộ Y tế – Ngân hàng thế giới, dự án hỗ trợ Y tế quốc gia (1998), Quản lý bệnh viện huyện. Tài liệu dùng cho sinh viên. Trường quản lý Y tế, Hà Nội, tr. 19-48.

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/