Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số đặc điểm nhân cách của bệnh nhân rối loạn phân ly vận động và cảm giác
Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số đặc điểm nhân cách của bệnh nhân rối loạn phân ly vận động và cảm giác.Tỷ lệ các rối loạn tâm thần ngày càng gia tăng ở các nước đang phát triển. Cùng với tăng trưởng kinh tế, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, cơ chế thị trường… là những nhân tố được nhiều y văn kể đến làm gia tăng các rối loạn liên quan đến stress trong đó có rối loạn phân ly. Đây chính là lĩnh vực đang thu hút sự quan tâm của Y học nói chung và đặc biệt là Tâm thần học hiện đại.
Rối loạn phân ly được biệt định ở mục F44 trong Bảng Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 về Rối loạn tâm thần và hành vi (ICD-10) và được sử dụng nhiều trong chẩn đoán lâm sàng tâm thần học những năm gần đây. Phân loại này được Tổ chức Y tế Thế giới sử dụng để thay thế cho một loạt các chẩn đoán như: “Tâm căn hysteria” của tâm thần học Nga; “Rối loạn chuyển di” của tâm thần học Mỹ; “Loạn thần kinh chức năng hysteria” hoặc “Hysteria” trong Bảng Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 8 và lần thứ 9.
MÃ TÀI LIỆU |
BQT.YHOC. 00220 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Rối loạn phân ly gồm nhiều thể bệnh trong đó rối loạn phân ly vận động và cảm giác là thể bệnh rất thường gặp trong thực hành tâm thần học cũng như trong nhiều chuyên khoa khác. Rối loạn phân ly vận động và cảm giác là hiện tượng mất, trở ngại vận động hoặc rối loạn cảm giác mà không thể tìm thấy bệnh lý cơ thể có thể giải thích triệu chứng. Đó là một rối loạn chức năng có liên quan chặt chẽ với sang chấn tâm lý và nhân cách người bệnh [1], [2].
Theo Kaplan – Sadock rối loạn phân ly vận động và cảm giác khá phổ biến; chiếm khoảng 0,22% dân số; chiếm 5 – 15% số bệnh nhân đến khám tại các phòng khám đa khoa và bệnh có thể phát triển thành dịch trong một tập thể lớn [3]. Theo Tairiq Ali Al – Habeeb và cộng sự (1997) tỷ lệ mắc rối loạn phân ly vận động và cảm giác trong dân số ở Đông Li Băng là 8,3%; ở Ả Rập là 5,1% [4]. Theo Deveci và cộng sự (2007) tỷ lệ rối loạn phân ly vận động và cảm giác ở Thổ Nhĩ Kì là 5,6% [5]. Kozlowska và cộng sự (2007) nhận thấy ở Úc tỷ lệ rối loạn phân ly vận động và cảm giác ở trẻ em là 0,042% [6]. Theo Leary (2003) rối loạn phân ly vận động và cảm giác chiếm 1 – 3% số trẻ em đến khám tại chuyên khoa tâm thần [7]. Những nghiên cứu trên chỉ ra tỷ lệ mắc rối loạn phân ly vận động và cảm giác ở mỗi quốc gia và ở các đối tượng nghiên cứu là khác nhau.
Bệnh cảnh lâm sàng của rối loạn phân ly vận động và cảm giác rất đa dạng, biểu hiện bằng nhiều loại triệu chứng từ các triệu chứng cơ thể đến các triệu chứng thần kinh như liệt, mù, câm, tê bì, các triệu chứng đau, co giật, cảm giác hòn cục ở họng… Các triệu chứng này đã được thừa nhận là có nhiều biến đổi theo thời đại và mang nhiều sắc thái văn hóa khác nhau nên rối loạn phân ly vận động và cảm giác đã gây không ít những khó khăn và nhầm lẫn trong chẩn đoán phân biệt giữa các bệnh chức năng và thực thể. Trong thực tế 20 – 25% số bệnh nhân rối loạn phân ly vận động và cảm giác đã được chẩn đoán là các bệnh thần kinh – nội khoa [3], [8], [9]. Số bệnh nhân này không điều trị tại chuyên khoa tâm thần nên không được điều trị đúng. Mặt khác, rối loạn phân ly thường phát sinh ở những người có nhân cách yếu với đặc điểm dễ tái diễn triệu chứng. Các trạng thái rối loạn phân ly kéo dài trên 2 năm điều trị không có kết quả gây ảnh hưởng đến các chức năng tâm lý – xã hội của người bệnh [3]. Việc phát hiện và đưa bệnh nhân đến khám chữa bệnh sớm tại các cơ sở Tâm thần học đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện triệu chứng, đưa bệnh nhân trở lại cuộc sống bình thường cũng như giảm phí tổn cho người bệnh. Bởi vậy, việc nhận dạng được hình thái lâm sàng của rối loạn phân ly vận động và cảm giác cũng như nhận biết sớm các nét tính cách phân ly là một vấn đề cần thiết trong thực hành lâm sàng nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh.
Cho đến nay nước ta chưa có nghiên cứu về dịch tễ học cũng như nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đặc điểm nhân cách của bệnh nhân rối loạn phân ly vận động và cảm giác. Với mong muốn nhận thức được bệnh cảnh lâm sàng, hình thái tiến triển của bệnh lý này một cách hệ thống, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số đặc điểm nhân cách của bệnh nhân rối loạn phân ly vận động và cảm giác” với các mục tiêu:
1. Phân tích đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân rối loạn phân ly vận động và cảm giác.
2. Mô tả một số đặc điểm nhân cách của bệnh nhân rối loạn phân ly vận động và cảm giác.
3. Phân tích mối liên quan giữa đặc điểm nhân cách và các thể lâm sàng của bệnh nhân rối loạn phân ly vận động và cảm giác.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, THIẾT ĐỒ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỐI LOẠN PHÂN LY 4
1.1.1. Khái niệm và phân loại các rối loạn phân ly 4
1.1.2. Một vài đặc điểm dịch tễ học rối loạn phân ly 8
1.1.3. Bệnh nguyên và bệnh sinh rối loạn phân ly 10
1.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN PHÂN LY 14
1.2.1. Đặc điểm lâm sàng chung về rối loạn phân ly 15
1.2.2. Đặc điểm lâm sàng rối loạn phân ly vận động và cảm giác 16
1.2.3. Chẩn đoán rối loạn phân ly vận động và cảm giác 19
1.2.4. Chẩn đoán phân biệt rối loạn phân ly vận động và cảm giác 21
1.2.5. Điều trị rối loạn phân ly 23
1.2.6. Tiến triển và tiên lượng rối loạn phân ly 25
1.3. ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH VÀ BỆNH LÝ NHÂN CÁCH TRONG RỐI LOẠN PHÂN LY 26
1.3.1. Khái niệm nhân cách 26
1.3.2. Một số bệnh lý nhân cách 27
1.3.3. Trắc nghiệm tâm lý 33
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 39
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 39
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu 39
2.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán các thể lâm sàng của rối loạn phân ly vận động và cảm giác theo ICD 10 39
2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ 40
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 40
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 47
2.2.3. Công cụ thu thập thông tin 48
2.2.4. Nội dung nghiên cứu 48
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 52
2.4. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 53
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 54
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 54
3.1.1. Tuổi của nhóm nghiên cứu 54
3.1.2. Tuổi khởi phát 55
3.1.3. Giới tính 55
3.1.4. Trình độ học vấn 56
3.1.5. Đặc điểm nơi sinh sống 56
3.1.6. Đặc điểm gia đình 57
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 58
3.2.1. Đặc điểm chung của các triệu chứng 58
3.2.2. Đặc điểm các triệu chứng khởi phát 58
3.2.3. Tần suất các triệu chứng vận động và cảm giác 59
3.2.4. Đặc điểm triệu chứng co giật phân ly 60
3.2.5. Đặc điểm các triệu chứng vận động phân ly 61
3.2.6. Đặc điểm triệu chứng cảm giác 63
3.2.7. Đặc điểm các triệu chứng khác 67
3.2.8. Các chuyên khoa bệnh thực thể đã điều trị 68
3.2.9. Thời gian từ khi có triệu chứng đến lúc được khám tại chuyên khoa tâm thần 69
3.2.10. Đặc điểm các rối loạn tâm thần kết hợp tại thời điểm nằm viện 69
3.2.11. Yếu tố sang chấn tâm lý liên quan đến khởi phát rối loạn phân ly 70
3.2.12. Đặc điểm điều trị 72
3.3. ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH CỦA BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 73
3.3.1. Đặc điểm tính cách của bệnh nhân ở thời niên thiếu 73
3.3.2. Đặc điểm tính cách của bệnh nhân tại thời điểm nghiên cứu 74
3.3.3. Kết quả trắc nghiệm tâm lý đánh giá nhân cách Eysenck 75
3.3.4. Kết quả trắc nghiệm tâm lý đánh giá nhân cách MMPI 75
3.3.5. Kết quả điểm số thang Hysteria (Hy) của trắc nghiệm tâm lý MMPI 76
3.3.6. Liên quan giữa các nét tính cách trên lâm sàng và điểm số thang Hy của trắc nghiệm tâm lý MMPI 77
3.3.7. Số nét tính cách phân ly và điểm số thang Hy của trắc nghiệm tâm lý MMPI 78
3.3.8. Đặc điểm giới tính và điểm số thang Hysteria của trắc nghiệm tâm lý MMPI 79
3.3.9. So sánh kết quả trắc nghiệm tâm lý nhóm bệnh nhân không có tái diễn bệnh và có tái diễn bệnh tại thời điểm nghiên cứu 79
3.4. MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH VÀ CÁC THỂ LÂM SÀNG RỐI LOẠN PHÂN LY VẬN ĐỘNG VÀ CẢM GIÁC 80
3.4.1. Đặc điểm các thể bệnh rối loạn phân ly vận động và cảm giác 80
3.4.2. Phân bố nét tính cách theo thể bệnh 81
3.4.3. Kết quả điểm số trung bình của các yếu tố nhân cách theo trắc nghiệm tâm lý EPI ở các thể bệnh 82
3.4.4. Sự khác biệt giữa các yếu tố nhân cách của trắc nghiệm tâm lý EPI ở các thể bệnh 83
3.4.5. Kết quả điểm số Hy trung bình ở các thể bệnh 85
3.4.6. Tương quan điểm số Hy của MMPI ở các thể lâm sàng 85
Chương 4. BÀN LUẬN 89
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 89
4.1.1. Tuổi của nhóm nghiên cứu 89
4.1.2. Tuổi khởi phát 89
4.1.3. Giới tính 90
4.1.4. Trình độ học vấn 91
4.1.5. Đặc điểm nơi sinh sống 91
4.1.6. Đặc điểm gia đình 92
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 94
4.2.1. Đặc điểm chung của các triệu chứng 94
4.2.2. Đặc điểm các triệu chứng khởi phát 94
4.2.3. Tần suất các triệu chứng phân ly vận động và cảm giác 95
4.2.4. Đặc điểm triệu chứng co giật phân ly 97
4.2.5. Đặc điểm các triệu chứng vận động phân ly 98
4.2.6. Đặc điểm triệu chứng cảm giác, giác quan 101
4.2.7. Đặc điểm các triệu chứng khác 104
4.2.8. Các chuyên khoa bệnh thực thể đã điều trị 106
4.2.9. Thời gian từ khi có triệu chứng đến lúc được khám tại chuyên khoa tâm thần 107
4.2.10. Đặc điểm các rối loạn tâm thần kết hợp 108
4.2.11. Yếu tố sang chấn tâm lý liên quan đến khởi phát rối loạn phân ly 109
4.2.12. Đặc điểm điều trị 112
4.3. ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH CỦA BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 114
4.3.1. Đặc điểm tính cách của bệnh nhân ở thời niên thiếu 114
4.3.2. Đặc điểm các nét tính cách của bệnh nhân tại thời điểm nghiên cứu 115
4.3.3. Kết quả trắc nghiệm tâm lý đánh giá nhân cách Eysenck 117
4.3.4. Kết quả trắc nghiệm tâm lý đánh giá nhân cách MMPI 118
4.3.5. Kết quả điểm số thang Hysteria (Hy) của trắc nghiệm tâm lý MMPI 121
4.3.6. Liên quan giữa các nét tính cách trên lâm sàng và điểm số thang Hy của trắc nghiệm tâm lý MMPI 122
4.3.7. Số nét tính cách phân ly trên lâm sàng và điểm số thang Hy của trắc nghiệm tâm lý MMPI 123
4.3.8. Đặc điểm giới tính và điểm số thang Hysteria của trắc nghiệm tâm lý MMPI 123
4.3.9. So sánh kết quả trắc nghiệm tâm lý nhóm bệnh nhân không có tái diễn bệnh và có tái diễn bệnh tại thời điểm nghiên cứu 124
4.4. MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH VÀ CÁC THỂ LÂM SÀNG RỐI LOẠN PHÂN LY VẬN ĐỘNG VÀ CẢM GIÁC 125
4.4.1. Đặc điểm các thể bệnh rối loạn phân ly vận động và cảm giác 125
4.4.2. Phân bố nét tính cách trên lâm sàng theo thể bệnh 126
4.4.3. Nhận xét điểm số trung bình của các yếu tố nhân cách theo trắc nghiệm tâm lý EPI ở các thể bệnh 127
4.4.4. Sự khác biệt giữa các yếu tố nhân cách và từng thể bệnh 128
4.4.5. Kết quả điểm số Hy trung bình ở các thể bệnh 128
4.4.6. Tương quan điểm số Hy giữa các thể lâm sàng 129
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tổ chức Y tế Thế giới (1992). “Rối loạn phân ly (chuyển di)”. ICD-10, WHO Geneve, trang: 129 – 140.
2. Tổ chức Y tế Thế giới (1993). “Rối loạn phân ly (chuyển di)”. ICD-10, WHO Geneve, Tiêu chuẩn chẩn đoán dành cho nghiên cứu, trang: 122 – 125.
3. Kaplan H., Sadock B. (1995). “Somatoform disorder”. Comprehensive Textbook of Psychiatry- IV, vol 1, sixth edition, chapter 18, p: 1251 – 1270.
4. Tariq Al-Habeeb T. A., Al-Zaid K., Abdul Rahim Fel A., et al (1997). “Hysteria: A clinical and sociodemographic profile of 40 patients admitted to a Teaching Hospital, 1985-1995”. Ann Saudi Med, Vol. 17, p: 35 – 8. [PubMed]
5. Deveci A., Taskin O., Dinc G., et al (2007). “Prevalence of pseudoneurologic conversion disorder in an urban community in Manisa, Turkey”. Soc Psychiatry Psychiatr Epidemiol, Vol. 42, p: 857 – 64. [PubMed]
6. Kozlowska K., Nunn K.P., Rose D., et al (2007). “Conversion disorder in Australian pediatric practice”. J Am Acad Child Adolesc Psychiatry, Vol. 46, p: 68 – 75. [PubMed]
7. Leary P.M. (2003). “Conversion disorder in childhood – diagnosed too late, investigated too much?”. J R Soc Med, Vol. 96, p: 436 – 8. [PubMed]
8. Witgert M.E., Wheless J.W., Breier J.I. (2005). “Frequency of panic symptoms in psychogenic nonepileptic seizures”. Epilepsy Behav, Vol. 6, p: 174 – 178.
9. Peter Widdess – Walsh, Barbara Mostacci, Paolo Tinuper, et al (2012). “Psychogenic nonepileptic seizures”. Handbook of Clinical Neurology Epilepsy, p: 276 – 295.
10. Brown R.J., Cardena E., Nijenhuis E., et al (2007). “Should conversion disorder be reclassified a dissociative disorder in DSM-V?”. Psychosomatics, Vol. 48, p: 369 – 78.
11. Micale M.S. (1990). “Hysteria and its historiography: the future perspective”. History of Psychiatry, Vol. 1, p: 33 – 124. [PubMed]
12. Veith I. (1965). “Hysteria the history of a disease”. Chicago: University of Chicago, p: 2 – 10. [PubMed]
13. Nguyễn Đăng Dung (1991). “Bệnh tâm căn Hysteria”. Bách khoa thư bệnh học tập 1. Trung tâm quốc gia biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, trang: 79 – 81.
14. Nguyễn Văn Ngân (2005). “Các rối loạn phân ly”. Bệnh học tâm thần (giáo trình giảng dạy sau đại học). Bộ môn tâm thần và tâm lý y học – Học viện quân y, trang: 299 – 310.
15. Nguyễn Việt (1984). “Bệnh tâm căn Hysteria”. Bài giảng tâm thần học. Nhà xuất bản Y học, trang: 100 – 106.
16. Robert Barrett (2001). “Lịch sử”. Cơ sở của lâm sàng tâm thần học. Nhà xuất bản Y học, trang: 5 – 13.
17. Smith G., Boyce P. Clarke D. (2001). “Tâm thần biểu hiện qua cơ thể”. Cơ sở của lâm sàng tâm thần học. Nhà xuất bản Y học, trang: 183 – 204.
18. Hales R., Cloninger C. (1994). “Dissociative disorder”. Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorder. DSM-IV, p: 477 – 492.
19. Hales R., Cloninger C. (1994). “Somatoform disorder”. Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorder. DSM-IV, p: 445 – 470.
20. Colm Owens, Simon Dein (2006). “Conversion disorder: the modern hysteria”. The Royal Colecge of Psychiatricts, Vol. 12, p: 152 – 157.
21. Bowman E. S. (2006). “Why conversion seizures should be classified as a dissociative disorder”. Psychiatr Clin North Am, Vol. 29, p: 185 – 211. [PubMed]
22. Desk reference to the Diagnostic Criteria from DSM-V (2013). “Somatic Symptom and Related Disorders”. American Psychiatric Association, p: 161 – 167.
23. Đinh Đăng Hoè (2003). “Bệnh tâm căn ở trẻ em”. Các rối loạn liên quan với stress và điều trị trong tâm thần. Bài giảng dành cho học viên sau đại học, Bộ môn tâm thần, Đại học Y Hà Nội, trang: 38 – 43.
Recent Comments