Luận án Thực trạng và hiệu quả can thiệp phòng, chống bệnh dại ở người theo cách tiếp cận Một sức khỏe tại tỉnh Sơn La. Bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương do vi rút thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssavirus từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt của chó bị nhiễm vi rút dại. Hầu hết các trường hợp bị nhiễm vi rút dại đều qua vết cắn, vết liếm trên da, niêm mạc bị tổn thương. Kể cả người và động vật khi đã bị bệnh dại đều dẫn tới tử vong. Bệnh dại thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm[10], [12], [57].
Bệnh dại phổ biến trên toàn cầu, cả ở châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh, trừ một số vùng không có bệnh dại như Vương quốc Anh, Nhật Bản, vùng Bắc cực, châu Đại Dương được gọi là những vùng đất “biệt lập”. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hàng năm có khoảng 55.000 – 70.000 người chết vì bệnh dại, trong đó hơn 90% được thông báo từ các nước đang phát triển ở châu Phi và châu Á. Ở Đông Nam Á (ASEAN) bệnh dại đang có xu hướng diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây[3], [130].
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2018.00123 |
Giá :
|
50.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Tại Việt Nam, trong nhiều năm qua bệnh dại vẫn là một vấn đề y tế công cộng gây tổn thất không nhỏ về kinh tế, xã hội và sức khoẻ con người. Tỷ lệ tử vong do bệnh dại ở Việt Nam hiện đang đứng thứ 14 trên thế giới [18]. Sau khi có Chỉ thị 92/TTg năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ công tác phòng, chống bệnh dại đã được cải thiện, số người tử vong giảm ro rêt trong giai đo ạn 1996-2005. Tuy nhiên số người tử vong tiếp tục gia tăng trở lại, và trong 5 năm (2011-2015) bệnh dại là căn bệnh có số ca tử vong cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam. Bệnh dại chủ yếu lưu hành tại khu vựcMiền Bắc và tập trung tại một số tỉnh như: Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang, Điện Biên, Nghệ An, Tuyên Quang, Hòa Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và Sơn La[34], [36], [64].
Công tác phòng, chống bệnh dại hiện nay đang gặp rất nhiều rào cản. Tập quán nuôi chó từ lâu đời với nhiều mục đích khác nhau nhưng người dân còn thiếu kiến thức và chưa có ý thức phòng bệnh, đa số đàn chó nuôi thả rông, chó không được tiêm phòng phổ biến ở cả nông thôn và thành thị là điều kiện thuận lợi cho bệnh dại lây lan trong đàn chó và từ đó truyền bệnh sang người [46], [50], [66].
Theo số liệu báo cáo của Sở Y tế và Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Sơn La, trong 10 năm (2001-2010) trên địa bàn tỉnh không có trường hợp nào tử vong do bệnh dại. Bệnh dại tái bùng phát từ năm 2011 và chỉ trong 3 năm (2011-2013) đã có tới 41 người tử vongdo căn bệnh này. Mặc dù ngành y tế, ngành thú y đã có nhiều cố gắng trong đáp ứng phòng, chống bệnh dại như tập huấn chuyên môn, mở rộng điểm tiêm vắc xin, tăng cường truyền thông… nhưng trên thực tế vẫn chưa khống chế được bệnh dại một cách hiệu quả [60], [61].
Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm điển hình lây truyền từ động vật sang người, chính vì vậy công tác phòng, chống bệnh dại không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành y tế mà đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền, sự hưởng ứng của cộng đồng và đặc biệt cần đến sự phối hợp liên ngành, đa ngành. Trên thế giới những năm gần đây cách tiếp cận Một sức khỏe (One Health) trong phòng, chống dịch bệnh có nguồn gốc từ động vật với nguyên lý chủ đạo là cơ chế phối hợp liên ngành, liên cấp đang ngày càng được đánh giá cao và thừa nhận rộng rãi ở cả quy mô quốc tế, khu vực và ở từng quốc gia [1], [28], [29], [84].
Việc đánh giá đúng thực trạng bệnh dại ở người, thực trạng hoạt động phòng, chống bệnh dại và hiệu quả áp dụng cách tiếp cận Một sức khỏe trong phòng, chống một dịch bệnh nguy hiểm lây truyền từ động vật sang người, tiến tới mục tiêu kiểm soát bệnh dại một cách bền vững tại tỉnh Sơn La là rất cần thiết. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng và hiệu quả can thiệp phòng, chống bệnh dại ở người theo cách tiếp cận Một sức khỏe tại tỉnh Sơn La”với các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng bệnh dại ở người và hoạt động phòng, chống bệnh dại tại tỉnh Sơn La, 2011-2013.
2. Đánh giá hiệu quả can thiệp phòng, chống bệnh dại theo cách tiếp cận Một sức khỏe tại 3 xã của huyện Mai Sơn, 2014 – 2015.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐÉN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Thị Thu Yến, Ngô Văn Toàn, Trần Như Dương, Lê Thị Hà, Đinh Thị Thùy Linh, Nguyễn Thị San, Phạm Thị Thu Hương (2016), “Thực trạng điều trị dự phòng bệnh dại tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La năm 2014”, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXVI, số 7(180), tr. 81-87.
2. Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Thị Thu Yến, Ngô Văn Toàn, Nguyễn Trần Hiển, Lê Thị Hà, Nguyễn Thị Hòa, Đinh Thị Thùy Linh, Quàng Mạnh Cường, Phạm Thị Thu Hương, Nguyễn Thị San (2016), “Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh dại của người dân tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La năm 2014”, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXVI, số 8(181), tr. 40-47.
3. Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Thị Thu Yến, Ngô Văn Toàn, Nguyễn Thị Hòa, Đặng Thị Ánh Duyên, Nguyễn Thị San, Phạm Thị Thu Hương, Quàng Mạnh Cường, Đinh Thị Thùy Linh, Lưu Đức Mỹ (2016), “Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh dại ở người tại Sơn La, 2011-2015″, Tạp chí Y học dự phòng, tập XXVI, số 13(186), tr. 36-42.
4. Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Thị Thu Yến, Ngô Văn Toàn, Nguyễn Thị Hòa, Phạm Thị Thu Hương, Lưu Đức Mỹ (2017), “Hiệu quả bước đầu can thiệp phòng chống bệnh dại theo cách tiếp cận Một sức khỏe tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, 2014-2015″, Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 6-2016, tr. 92-102.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. R. Abila, Agnes Poirier, Mary Gordoncillo (2013), “Sáng kiến phòng, chống bệnh dại của OIE”, Tài liệu hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm về phòng chống bệnh dại giữa các nước trong khu vực ASEAN,Hà Nội, ngày 13-14 tháng 5 năm 2013.
2. Nguyễn Thị Kiều Anh, Nguyễn Vĩnh Đông, Ngô Châu Giang, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Phạm Hồng Nhung (2009), “Đặc điểm genotype của các chủng vi rút dại lưu hành ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam trong năm 2007-2008”, Tạp chí Nghiên cứu Y học, tập 60, số 1- 2/2009, tr 25 – 30.
3. O. Babatunde (2013), “Tình hình và chiến lược phòng, chống bệnh dại ở người trên thế giới”, Tài liệu hội nghị liên ngành Tăng cường phòng, chống bệnh dại tại 10 tỉnh trọng điểm miền Bắc Việt Nam,Phú Thọ, ngày 24-25 tháng 5 năm 2013.
4. K. de Balogh (2013), “Ngăn ngừa và phòng chống bệnh dại cấp toàn cầu”, Tài liệu hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm về phòng chống bệnh dại giữa các nước trong khu vực ASEAN, Hà Nội, ngày 13-14 tháng 5 năm 2013.
5. Vũ Thị Lâm Bình (2010), Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại ở Miền Bắc Việt Nam 2005-2009, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà nội.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Y tế (2011), “Chương trình Khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại ở Việt Nam, giai đoạn 2011 – 2015”.
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Y tế (2011), “Chương trình phối hợp hành động Quốc gia phòng, chống cúm gia cầm, dự phòng đại dịch và các bệnh truyền nhiễm mới nổi (AIPED) giai đoạn 2011 – 2015”.
8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Thông tư số 48/2009/TT- BNNPTNT “Hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh dại ở động vật”.
9. Bộ Y tế (2017), Tài liệu định nghĩa trường hợp bệnh truyền nhiễm, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, tr 12.
10. Bộ Y tế (2014), Quyết định số 1622/QĐ-BYT phê duyệt “Hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh dại trên người”.
11. Bộ Y tế – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT “Hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người’”.
12. Bộ Y tế (2012), “Bệnh dại ở người”, Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm phổ biến, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 424-433.
13. Bộ Y tế (2012), Quyết định số 3275/QĐ-BYT ban hành “Hướng dẫn chấm điểm hoạt động y tế dự phòng”.
14. Bộ Y tế (2001), Bảng phân loại quốc tế bệnh tật, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 124.
15. Nguyễn Trung Cấp (2013), “Chẩn đoán và điều trị bệnh dại”, Tài liệu hội nghị Xây dựng mạng lưới phòng xét nghiệm giám sát bệnh dại tại Việt Nam, Hà Nội, ngày 15-16 tháng 7 năm 2013.
16. Chi cục Thú y tỉnh Sơn La (2014), “Báo cáo kết quả tiêm vắc xin phòng dại trên đàn chó nuôi, giai đoạn 2011-2013 trên địa bàn tỉnh Sơn La”.
17. Chính phủ (2017), Chỉ thị số 31/CT-TTg về “Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh dại”.
18. Chính phủ (2017), Quyết định số 193/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017-2021′.
19. Chính phủ (2016), Nghị định số 119/2016/NĐ-CP về “Qui định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thúy”.
20. Chính phủ (2007), Nghị định số 05/2007/NĐ-CP về “Phòng, chống bệnh dại ở động vật”.
21. Chính phủ (1996), Chỉ thị số 92/TTg về “Tăng cường phòng, chống bệnh dại”.
22. Cục Thống kê tỉnh Sơn La (2014), Niên giám thống kê tỉnh Sơn La năm 2013, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
23. Dự án Hỗ trợ phát triển hệ thống Y tế dự phòng – Bộ Y tế (2009), “Đáp ứng chống dịch và khả năng ứng phó, kiểm soát dịch”, Đánh giá hiện trạng hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, tr 43-44.
24. Trần Như Dương (2012), “Tình hình một số bệnh lây truyền từ động vật sang người nổi trội tại Miền Bắc Việt Nam”, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXII, số 8(135), tr 11-19.
25. Võ Thị Xuân Dung (2006), “Đánh giá hiệu quả của công tác tiêm phòng dại và khảo sát tình hình tử vong do bệnh dại tại khu vực Miền Trung trong 7 năm 1999 – 2005″, Tài liệu hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 92/TTg về việc tăng cường phòng, chống bệnh dại, Hà Nội,tr 163-178.
26. Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Thị Thu Yến, Ngô Văn Toàn và cs (2016), “Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống bệnh dại của người dân tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La năm 2014”, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXVI, số 8(181), tr 40-47.
27. Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Thị Thu Yến, Ngô Văn Toàn và cs (2016), “Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh dại ở người tại tỉnh Sơn La, 2011-2015″, Tạp chí Y học dự phòng, tập XXVI, số 13(186), tr 36-42.
28. FAO (2013), “Phươngpháp tiếp cận bậc thang nhằm thanh toán bệnh dại”, Tài liệu hội thảo Hợp tác phòng chống bệnh dại ở người và động vật khu vực ASEAN, Đà Nẵng, ngày 15-17 tháng 10 năm 2013.
29. FAO (2013), “Sáng kiến phòng, chống bệnh dại của FAO – RAP”, Tài liệu hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm về phòng chống bệnh dại giữa các nước trong khu vực ASEAN, Hà Nội, ngày 13-14 tháng 5 năm 2013.
30. Đặng Trường Giang (2015), “Một số kinh nghiệm trong công tác tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó, mèo tại tỉnh Thanh Hóa”, Tài liệu hội nghị liên ngành Xây dựng kế hoạch khống chế bệnh dại tại Việt Nam đến năm 2020,Hà Nội, ngày 10-12 tháng 9 năm 2015.
31. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Quí, Hoàng Minh Hiền và cs (2006), Nghiên cứu qui trình sản xuất văc xin dại bất hoạt trên tế bào nuôi thận chuột đát vàng tiên phát ở qui mô phòng thí nghiệm, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ Y tế,Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội.
32. Nguyễn Thúy Hằng, Văn Đăng Ký, Scott Newman (2015), “Những đóng góp của FAO và Cục Thú Y cho các giải pháp phòng chống bệnh dại”, Tài liệu hội nghị liên ngành Xây dựng kế hoạch khống chế bệnh dại tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020, Hà Nội, ngày 15-17 tháng 12 năm 2015.
33. Nguyễn Đức Hinh, Lê Thị Hương (2014), Một sức khỏe trong Y học dự phòng và Y tế công cộng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
34. Nguyễn Trần Hiển (2015), “Diễn biến bệnh dại, kế hoạch và giải pháp phòng, chống bệnh dại trên người ở Việt Nam”, Tài liệu hội nghị liên ngành Xây dựng kế hoạch khống chế bệnh dại tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020, Hà Nội, ngày 15-16 tháng 12 năm 2015.
35. Nguyễn Trần Hiển (2014), “Hệ thống giám sát bệnh dại của dự án khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại của Bộ Y tế giai đoạn 2011-2015”, Tài liệu hội nghị Tăng cường phòng, chống bệnh dại, Hà Nội, ngày 16-17 tháng 4 năm 2014.
36. Nguyễn Trần Hiển và cộng sự (2012), “Đặc điểm dịch tễ học bệnh dại trên người tại Việt Nam, 2009-2011″, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXII, số 8(135), tr 17-28.
37. Nguyễn Trần Hiển, Đinh Kim Xuyến, Nguyễn Thị Thanh Hương và cs (2010), “Dịch tễ học phân tử bệnh dại ở Việt Nam, 1994-2009”, Tạp chí Y học dự phòng, số 5(2010),tr 56-72.
38. Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La (2014), Nghị quyết số 89/2014/NQ-HĐND
về “Chính sách hỗ trợ công tác phòng dịch cho gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Sơn La”.
39. Hội Y học dự phòng Việt Nam (2018), Khuyến cáo lịch sử dụng vắc xin cho mọi lứa tuổi ở Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 74-77.
40. Đặng Đình Huân, Nguyễn Nhật Cảm, Vũ Hoàng Anh và cs (2015), “Một số đặc điểm dịch tễ bệnh dại ở người tại Hà Nội, 2003-2013,..Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIV, 1(161): 27-32.
41. Nguyễn Đình Hùng (2012), Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và kết quả của biện pháp truyền thông phòng, chống bệnh dại tại tỉnh Tuyên Quang, Luận văn Bác sĩ Chuyên khoa cấp 2,Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên.
42. Nguyễn Việt Hùng, Trần Thị Tuyết Hạnh (2016), Cách tiếp cận sinh thái đối với sức khỏe (Echo Health): Lý thuyết và áp dụng trong nghiên cứu sức khỏe môi truờng tại Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
43. Nguyễn Việt Hùng, Phạm Đức Phúc, Lê Vũ Anh, Phùng Khắc Cam, Jakob Zinsstag (2014), “Một sức khỏe: Tiếp cận tích hợp trong nghiên cứu và can thiệp cải thiện sức khỏe con nguời, động vật và môi truờng”, Tạp chí khoa học công nghệ Việt Nam, số 1, tr 44-48.
44. Nguyễn Thị Thanh Huơng, Nguyễn Thị Kiều Anh, Trần Thị Giáng Huơng (2017), “Thực trạng phơi nhiễm với bệnh dại ở trẻ em nhóm tuổi 6 – 15 tại tỉnh Phú Thọ, 2015”, Tạp chí Y học dự phòng, phụ bản Tập 27, số 6 – 2017, tr 128-136.
45. Nguyễn Thị Thanh Huong (2017), “Tình hình bệnh dại trên người tại Việt Nam”, Tài liệu hội nghị Tăng cuờng các biện pháp cấp bách để kiểm soát và tiến tới loại trừ bệnh dại tại Việt Nam, Bắc Giang, ngày 26 tháng 9 năm 2017.
46. Chu Quốc Huy (2017), “Những tồn tại bất cập trong công tác phòng chống bệnh dại ở động vật và giải pháp truyền thông nâng cao ý thức của cộng đồng đối với bệnh dại”, Tài liệu hội nghị liên ngành Xây dựng kế hoạch khống chế bệnh dại tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020,Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2017.
47. Satoshi Inoue (2013), “Tình hình bệnh dại trên thế giới và khu vực”, Tài liệu hội thảo Xây dựng mạng luới phòng xét nghiệm giám sát bệnh dại tại Việt Nam, Hà Nội, ngày 15-16 tháng 7 năm 2013.
48. Văn Đăng Kỳ (2013), “Cách tiếp cận Một sức khỏe trong giám sát các bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người’, Tài liệu hội nghị liên ngành Tăng cuờng phòng, chống bệnh dại tại 10 tỉnh trọng điểm Miền Bắc Việt Nam,Phú Thọ, ngày 24-25 tháng 5 năm 2013.
49. Hoàng Thị Liên, Trần Anh Tuấn, Phan Công Hùng, Phan Trọng Lân, Cao Hữu Nghĩa, Nguyễn Thị Phuong Thúy (2015), “Mạng luới điểm tiêm và nhân sự tham gia dự án khống chế và loại trừ bệnh dại khu vực phía Nam năm 2014”, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXV, số 5(165), tr 334-340.
50. Nguyễn Văn Long, Phan Quang Minh, Nguyễn Ngọc Tiến, Nguyễn Thị Kim Oanh, Văn Đăng Kỳ (2013), “Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về phòng chống bệnh dại tại tỉnh Phú Thự’, Tài liệu hội nghị liên ngành Tăng cường phòng, chống bệnh dại tại 10 tỉnh trọng điểm Miền Bắc Việt Nam,Phú Thọ, ngày 24-25 tháng 5 năm 2013.
51. Lê Văn Minh, Vũ Sinh Nam (2014), “Đối tác Một sức khỏe’, Tài liệu hội thảo Phát triển đối tác Một sức khỏe quốc gia, Hà Nội, ngày 13-15 tháng 10 năm 2014.
52. Scott Newman (2013), “Áp dụng các bài học trên thế giới về bệnh dại vào Việt Nam”, Tài liệu Hội nghị liên ngành Tăng cường phòng, chống bệnh dại tại 10 tỉnh trọng điểm Miền Bắc Việt Nam,Phú Thọ, ngày 24-25 tháng 5 năm 2013.
53. Huỳnh Tấn Phát (2016), “Kết quả phòng chống bệnh dại trên động vật tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015”, Tài liệu hội nghị Tăng cường phòng chống bệnh dại, Nghệ An, ngày 23 tháng 9 năm 2016.
54. Trần Đắc Phu (2013), “Từ sách xanh đến AIPED: Kinh nghiệm phòng chống cúm gia cầm và các bệnh mới nổi tại Việt Nam”, Tài liệu hội thảo quốc tế Áp dụng phương thức tiếp cận Một sức khỏe trước nguy cơ các bệnh truyền nhiễm trong mối tương tác con người – động vật – hệ sinh thái ở Việt Nam,Hà Nội, ngày 08-10 tháng 4 năm 2013.
55. Phạm Đức Phúc (2017), “Nghiên cứu yếu tố kinh tế xã hội đối với bệnh dại ở Thái Nguyên, Việt Nam”, Tài liệu hội nghị Triển khai các biện pháp cấp bách để kiểm soát và tiến tới loại trừ bệnh dại tại Việt Nam, Bắc Giang, ngày 26 tháng 9 năm 2017.
56. Hoàng Thị Lê Phương (2016), “Đánh giá công tác phòng chống bệnh dại trên động vật giai đoạn 2011-2015”, Tài liệu hội nghị Tăng cường phòng, chống bệnh dại, Nghệ An, ngày 23 tháng 9 năm 2016.
57. Quốc hội (2007), Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, số 03/2007/QH12.
58. Leonilo R. Resontoc (2013), “Chiến lược Quốc gia xóa bỏ bệnh dại ở Philippine”, Tài liệu hội thảo Hợp tác phòng chống bệnh dại ở người và động vật khu vực ASEAN, Đà Nẵng, ngày 15-17 tháng 10 năm 2013.
59. Pebi Purwo Suseno (2013), “Cập nhật tình hình và chính sách phòng chống bệnh dại tại Indonesia”, Tài liệu Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về phòng chống bệnh dại giữa các nước trong khu vực ASEAN, Hà Nội, ngày 13-14 tháng 5 năm 2013.
60. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La (2016), “Báo cáo kết quả triển khai công tác phòng, chống bệnh dại trên động vật giai đoạn 2011¬2015 tại tỉnh Sơn La”.
61. Sở Y tế tỉnh Sơn La (2016), “Báo cáo đánh giá diễn biến bệnh dại và kết quả phòng, chống bệnh dại trên người giai đoạn 2011-2015 tại tỉnh Sơn La”.
62. Hoàng Văn Tân (2015), “Khung chương trình kiểm soát và loại trừ bệnh dại tại Việt Nam, giai đoạn 2017-2021”, Tài liệu hội thảo liên ngành Xây dựng kế hoạch Quốc gia phòng chống bệnh dại 2016-2020, Hà Nội, ngày 15-16 tháng 12 năm 2015.
63. Trường Đại học Y Hà Nội (2007), “Vi rút dại”, Bài giảng vi sinh học, Nhà xuất bản Y học, tr 217-227.
64. Vũ Đình Thiểm (2016), “Đánh giá công tác phòng, chống bệnh dại trên người giai đoạn 2011-2015”, Tài liệu hội thảo Tăng cường phòng chống bệnh dại, Nghệ An, ngày 23 tháng 9 năm 2016.
65. Nguyễn Xuân Thìn (2015), “Mô hình quản lý đàn chó ở cộng đồng tại tỉnh Phú Thọ”, Tài liệu hội thảo liên ngành Xây dựng kế hoạch Quốc gia phòng chống bệnh dại 2016-2020,Hà Nội, ngày 15-16 tháng 12 năm 2015.
66. Nguyễn Thu Thủy (2015), “Đánh giá kết quả thực hiện luật pháp về phòng, chống bệnh dại trên động vật”, Tài liệu hội thảo liên ngành Xây dựng kế hoạch Quốc gia phòng chống bệnh dại 2016 – 2020, Hà Nội, ngày 15-16 tháng 12 năm 2015.
67. Nguyễn Tùng (2015), “Tình hình bệnh dại trên động vật tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015: Những thành tựu và thách thức”, Tài liệu hội thảo liên ngành Xây dựng kế hoạch Quốc gia phòng chống bệnh dại 2016-2020, Hà Nội, ngày 15-16 tháng 12 năm 2015.
68. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La (2017), “Kế hoạch khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2017-2021”.
69. Ủy ban nhân dân tinh Sơn La (2013), “Chỉ thị tăng cường phòng, chống bệnh dại”.
70. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La (2013), “Kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh dại miễn phí cho một số đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Sơn La”.
71. Đinh Kim Xuyến, Nguyễn Thị Thanh Hương (2006), “Một số nhận xét về 214 trường hợp tử vong do bệnh dại từ năm 2001 – 2005”, Tài liệu hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 92/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phòng, chống bệnh dại, Hà Nội, ngày 5-6 tháng 10 năm 2006, tr 156-162.
Lời cảm ơn 1
Lời cam đoan 2
Danh mục các chữ viết tắt 3
Mục lục 4
Danh mục bảng 7
Danh mục hình 9
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU BỆNH DẠI 3
1.1.1. Sơ lược về lịch sử bệnh dại 3
1.1.2. Định nghĩa trường hợp bệnh và chẩn đoán bệnh dại ở người 4
1.1.3. Tác nhân gây bệnh 5
1.1.4. Nguồn truyền bệnh, phương thức lây truyền và khối cảm thụ 6
1.1.5. Vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại sử dụng ở người 8
1.1.6. Gánh nặng bệnh dại và cơ sở xây dựng mục tiêu xóa bỏ bệnh dại 10
1.2. THỰC TRẠNG BỆNH DẠI Ở NGƯỜI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG,
CHỐNG BỆNH DẠI 12
1.2.1. Thực trạng bệnh dại ở người 12
1.2.2. Thực trạng hoạt động phòng, chống bệnh dại 20
1.3. CAN THIỆP PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI THEO CÁCH TIẾP CẬN
MỘT SỨC KHỎE 28
1.3.1. Định nghĩa Một sức khỏe 28
1.3.2. Tiếp cận Một sức khỏe trong phòng, chống bệnh dại trên thế giới 29
1.3.3. Tiếp cận Một sức khỏe trong phòng, chống bệnh dại tại Việt Nam 31
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. MỤC TIÊU 1 38
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 38
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 39
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 40
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu 40
2.1.5. Công cụ thu thập số liệu cho nghiên cứu 41
2.1.6. Các biến số và chỉ số đánh giá trong nghiên cứu mô tả 42
2.2. MỤC TIÊU 2 44
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 44
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu 45
2.2.3. Thời gian nghiên cứu 46
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu 46
2.2.5. Công cụ thu thập số liệu cho nghiên cứu can thiệp 49
2.2.6. Các chỉ số đánh giá trong nghiên cứu can thiệp 49
2.2.7. Nội dung can thiệp 51
2.3. QUẢN LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 53
2.3.1. Phân loại chỉ số chất lượng hoạt động phòng, chống bệnh dại 54
2.3.2. Phân loại chỉ số mức độ hiểu biết về phòng, chống bệnh dại 54
2.3.3. Cách tính chỉ số hiệu quả, chỉ số trước sau, hiệu quả can thiệp 54
2.4. SAI SỐ VÀ HẠN CHẾ SAI SỐ 55
2.5. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 55
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 56
3.1. THỰC TRẠNG BỆNH DẠI Ở NGƯỜI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG,
CHỐNG BỆNH DẠI TẠI TỈNH SƠN LA, 2011 – 2013 56
3.1.1. Thực trạng bệnh dại ở người, 2011-2013 56
3.1.2. Thực trạng hoạt động phòng, chống bệnh dại tại tỉnh Son La, 2011-2013 64
3.2. HIỆU QUẢ PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI THEO CÁCH TIẾP CẬN MỘT
SỨC KHỎE TẠI 3 XÃ CỦA HUYỆN MAI SƠN, 2014 – 2015 76
3.2.1. Kết quả triển khai các hoạt động can thiệp trên thực địa, 2014-2015 ….76
3.2.2. Đặc trưng cá nhân của đối tượng nghiên cứu tại cộng đồng 80
3.2.3. Hiệu quả can thiệp phòng, chống bệnh dại theo cách tiếp cận Một sức
khỏe tại 3 xã của huyện Mai Son 81
Chương 4: BÀN LUẬN 91
4.1. THỰC TRẠNG BỆNH DẠI Ở NGƯỜI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG,
CHỐNG BỆNH DẠI TẠI TỈNH SƠN LA, 2011 – 2013 91
4.1.1. Thực trạng bệnh dại ở người tại tỉnh Sơn La, 2011-2013 91
4.1.2. Thực trạng hoạt động phòng, chống bệnh dại tại tỉnh Sơn La, 2011-2013 ..97
4.2. HIỆU QUẢ PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI THEO CÁCH TIẾP CẬN MỘT
SỨC KHỎE TẠI 3 XÃ CỦA HUYỆN MAI SƠN, 2014 – 2015 105
4.2.1. Kết quả triển khai các hoạt động can thiệp trên thực địa, 2014-2015 ….105
4.2.2. Hiệu quả can thiệp theo cách tiếp cận Một sức khỏe 109
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VÀ HẠN CHÉ CỦA NGHIÊN CỨU 124
KẾT LUẬN 125
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 127
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Bảng 1.1. Tóm tắt chỉ định điều trị dự phòng sau phơi nhiễm ở người 9
Bảng 1.2. Kết quả triển hai chương trình tiêm vắc xin cho đàn chó tại 6 huyện
của dự ánTCP/VIE/3404, 2013-2014 35
Bảng 2.1. Danh sách đối tượng tham gia phỏng vấn sâu năm 2014 41
Bảng 3.1. Một số đặc trưng cá nhân của người tử vong do bệnh dại 56
Bảng 3.2. Một số đặc điểm phơi nhiễm của các ca tử vong, 2011-2013 57
Bảng 3.3. Một số đặc điểm của người tiêm vắc xin phòng dại sau phơi nhiễm
tại tỉnh Sơn La, 2011-2013 60
Bảng 3.4. Một số đặc điểm của động vật gây phơi nhiễm cho người 61
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa thời gian từ khi phơi nhiễm đến khi tiêm vắc xin
phòng dại theo giới, nhóm tuổi, nơi ở và hoàn cảnh kinh tế 62
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát chất lượng hoạt động phòng, chống bệnh dại của Ban
chỉ đạo cấp tỉnh, năm 2013 66
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát chất lượng hoạt động phòng, chống bệnh dạicủa Ban
chỉ đạo cấp huyện, năm 2013 67
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát chất lượng hoạt động phòng chống bệnh dại của Ban
chỉ đạo cấp xã/phường/thị trấn, năm 2013 68
Bảng 3.9. Nguồn nhân lực y tế tham gia phòng, chống bệnh dại, năm 2013 69
Bảng 3.10. Đầu tư kinh phí phòng, chống bệnh dại ở người tại tỉnh Son La, 2011-2013 …. 71 Bảng 3.11. Nguồn nhân lực phòng, chống bệnh dại của ngành thú y, năm 2013… 72 Bảng 3.12. Kinh phí phòng, chống bệnh dại ở động vật tại tỉnh Sơn La, 2011-2013 … 73 Bảng 3.13. Tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng dại cho đàn chó tại tỉnh Sơn La, 2011-2013 …. 74 Bảng 3.14. Tỷ lệ các vụ dịch được chia sẻ thông tin và phối hợp giám sát, xử lý
liên ngành y tế – thú y, 2011-2013 75
Bảng 3.15. Kết quả triển khai các hoạt động truyền thông tại các xã can thiệp và
huyện Mai Sơn, 2014-2015 76
Bảng 3.16. Kết quả triển khai các hội nghị liên ngành “Tăng cường phòng, chống bệnh
dại” tại huyện Mai Sơn và 3 xã can thiệp, năm 2014-2015 77
Bảng 3.17. Kết quả triển khai các lớp tập huấn phòng, chống bệnh dại cho nhân
viên y tế và thú y tại huyện Mai Sơn, năm 2014-2015 78
Bảng 3.18. Kết quả huy động tài chính cho phòng, chống bệnh dại ở người và
động vật tại huyện Mai Sơn và 3 xã can thiệp, 2014-2015 79
tại cộng đồng ở thời điểm điều tra ban đầu 80
Bảng 3.19. Một số đặc trưng cá nhân của nhóm can thiệp và nhóm đối chứng
tại cộng đồng ở thời điểm điều tra ban đầu 81
Bảng 3.20. Cơ hội tiếp cận các nguồn thông tin về phòng, chống bệnh dại của
nhóm can thiệp và nhóm đối chứng, trước và sau can thiệp 81
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa mức độ kiến thức của nhóm can thiệp theo giới,
nơi ở và hoàn cảnh kinh tế tại lần điều tra kết thúc 83
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa mức độ kiến thức của nhóm đối chứng theo giới,
nơi ở và hoàn cảnh kinh tế tại lần điều tra kết thúc 83
Bảng 3.23. Hiệu quả về thực hành chăn nuôi đúng tại hộ gia đình của nhóm can
thiệp và nhóm đối chứng, trước và sau can thiệp 84
Bảng 3.24. Tỷ lệ nhân viên y tế, thú y được tập huấn chuyên môn tại các xã can
thiệp và đối chứng, trước và sau can thiệp 85
Bảng 3.25. Tỷ lệ người điều trị dự phòng sau phơi nhiễm tại 3 xã can thiệpvà 3 xã
đối chứng, trước và sau can thiệp 86
Bảng 3.26. Tỷ lệ người dân được thụ hưởng nguồn vắc xin miễn phí tại 3 xã can
thiệp và 3 xã đối chứng, trước và sau can thiệp 87
Bảng 3.27. Tỷ lệ bao phủ vắc xin trên đàn chó tại 3 xã can thiệp và 3 xã đối chứng,
trước và sau can thiệp 88
Bảng 3.28. Chất lượng hoạt động phòng, chống bệnh dại tại các xã can thiệp và
các xã đối chứng, trước và sau can thiệp 89
Bảng 3.29. Hiệu quả huy động tài chính cho các hoạt động phòng, chống bệnh
dại tại vùng can thiệp và vùng đối chứng, trước và sau can thiệp 90
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ mô phỏng cấu trúc của vi rút dại 5
Hình 1.2. Phân bố toàn cầu các khu vực có nguy cơ với bệnh dại, 2013 12
Hình 1.3. Bản đồ tử vong do bệnh dại ở người tại Việt Nam, 2003-2013 16
Hình 1.4. Các tỉnh có số người tử vong cao nhất do bệnh dại, 2011 – 2013 17
Hình 1.5. Số người đi tiêm vắcxin phòng dại theo khu vực, 1996-2013 18
Hình 1.6. Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin trên đàn chó tại Việt Nam, 2011-2013 24
Hình 1.7. Sơ đồ hệ thống giám sát phòng, chống bệnh dại ở người tại Việt Nam
giai đoạn 2011-2015 25
Hình 1.8. Sơ đồ mô phỏng Một sức khỏe 29
Hình 1.9. Sơ đồ phối hợp liên ngành trong phòng, chống bệnh dại theo cách tiếp
cận Một sức khỏe tại Việt Nam do FAO đề xuất 33
Hình 1.10. Khung phân tích vấn đề 37
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu can thiệp 46
Hình 3.1. Bản đồ phân bố người tử vong do bệnh dại theo địa dư hành chính tại
tỉnh Sơn La, 2011-2013 58
Hình 3.2. Phân bố người tử vong theo năm và trung bình 3 năm, 2011-2013 58
Hình 3.3. Phân bố người tử vong theo các tháng trong năm, 2011-2013 59
Hình 3.4. Số người phơi nhiễm đến tiêm vắc xin phòng dại hàng năm, 2011-2013 . 63
Hình 3.5. Phân bố người đến tiêm vắc xin phòng dại theo tháng, 2011-2013 63
Hình 3.6. Sơ đồ tổ chức hệ thống phòng, chống bệnh dại ở người tại tỉnh Sơn La,
giai đoạn 2011-2013 64
Hình 3.7. Tỷ lệ người dân có kiến thức tốt về phòng, chống bệnh dại của nhóm
can thiệp và nhóm đối chứng, trước và sau can thiệp 82
Hình 3.8. Hiệu quả thực hành đúng về điều trị dự phòng sau phơi nhiễm của
nhóm can thiệp và nhóm đối chứng, trước và sau can thiệp 85
Recent Comments