Khảo sát kiến thức- thái độ- thực hành phân loại và xử lí chất thải y tế tại nguồn của nhân viên y tế Thành phố Biên Hòa” từ tháng 7/2013 – 9/2013
Đề tài nghiên cứu khoa học Khảo sát kiến thức- thái độ- thực hành phân loại và xử lí chất thải y tế tại nguồn của nhân viên y tế Thành phố Biên Hòa” từ tháng 7/2013 – 9/2013 .Một trong những khu vực chính của mối quan tâm hiện nay là quản lý chất thải, cụ thể hơn là "quản lý chất thải bệnh viện", đã có rất nhiều mối nguy hiểm sức khỏe cho người dân về bệnh tật và tử vong. Chất thải bệnh viện trực tiếp dẫn đến từ chẩn đoán của bệnh nhân, phòng ngừa, nghiên cứu, giảm mục đích thương tật và điều trị, cũng như chất thải tạo ra từ tất cả các bộ phận khác của việc điều trị & chăm sóc sức khỏe, chất thải Bệnh viện là lây nhiễm rất cao và nguy hiểm, chúng có thể mang mầm bệnh đáng sợ như viêm gan B và C (vàng da ), và HIV / AIDS
Báo cáo trường hợp nhiễm do tiếp xúc với chất thải y tế. Một quản lý bệnh viện ở Mỹ bị nhiễm khuẩn tụ cầu và viêm nội tâm mạc sau chấn thương kim chích .Tác động đến sức khỏe của chất thải y tế . Năm 1992, tám trường hợp nhiễm HIV được công nhận là bệnh nhiễm trùng nghề nghiệp. Hai trong số những trường hợp này , liên quan đến bị kim đâm qua da gây vết thương, xảy ra trong khi xử lý chất thải y tế. Tại Hoa Kỳ Trong tháng 6 năm 1994, 39 trường hợp nhiễm HIV đã được công nhận bởi Trung Tâm Phòng chống dịch bệnh như nhiễm trùng nghề nghiệp , với những con số dẫn chứng sau :
MÃ TÀI LIỆU
|
DTCCS.2023.0163 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
• 32 vết thương do kim tiêm dưới da
• 1 chấn thương lưỡi
• 1 chấn thương kính (kính vỡ ra khỏi một ống chứa máu nhiễm)
• 4 từ tiếp xúc của da hoặc niêm mạc với máu bị nhiễm bệnh.
Vào tháng Sáu năm 1996, các trường hợp bị thương tích được công nhận nhiễm HIV nghề nghiệp có tăng lên . Tất cả các trường hợp này là y tá , bác sĩ, và nhân viên phòng xét nghiệm. (World Health Organization Geneva 1999)
Tổ chức y tế thế giới (WHO) ước tính trong năm 2002 có 21 triệu bệnh nhân nhiễm HBV, 260.000 người nhiễm HIV từ các ống tiêm bị ô nhiễm
Nếu chất thải y tế không được quản lí, tái sử dụng trực tiếp sẽ gây nguy hiểm cho nhân viên y tế, nhân viên thu gom và cộng đồng.
Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy, một người được tiêm từ kim tiêm của bệnh nhân có nguy cơ cao lây nhiễm HBV, HCV, HIV, có nguy cơ tương ứng là 30% ; 1,8% ; 1,3%
Cũng theo tổ chức y tế thế giới, trong thành phần chất thải bệnh viện có khoảng 10% là chất thải nhiễm khuẩn, khoảng 5% là chất thải gây độc hại như chất phóng xạ, chất gây độc tế bào, các hóa chất độc hại phát sinh trong quá trình chẩn đoán và điều trị. Đó là những yếu tố nguy cơ làm ô nhiễm môi trường, lan truyền mầm bệnh từ bệnh viện tới các vùng xung quanh, dẫn tới tăng nguy cơ nhiểm trùng bệnh viện và tăng tỉ lệ bệnh tật của cộng dân cư sống quanh vùng tiếp giáp
Tại Việt Nam , chất thải y tế hiện đang là một trong những nguồn lớn gây ra ô nhiễm môi trường, quản lí chất thải y tế là một trong những ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch bảo vệ môi trường. , theo Cục Quản Lí Môi Trường về y tế Việt Nam cho biết: cả nước có 13 511 cơ sở y tế, tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế khoảng 450 tấn/ngày, trong đó 47 tấn/ngày là chấtb thải rắn y tế nguy hại phải được xử lí bằng những biện pháp phù hơp. Tỉ lệ bệnh viện có thực hiện phân loại chất thải rắn y tế là 95,6% .Thu gom chất thải rắn y tế hằng ngày là 90,9%; phương tiện thu gom chất thải rắn y tế như: thùng đựng chất thải, xe đẩy rác, nhà chứa rác còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu qui chế quản lí chất thải. Để tăng cường hiệu quả xử lí chất thải y tế, ngoài ưu tiên ngân sách cho công tác xử lí môi trường, các bệnh viện cấn đặc biệt quan tâm đến thực hành phân loại rác thải tại nguồn, để có thể chủ động giảm bớt lượng rác thải y tế, từ đó kéo giảm bớt cho phí hoạt động thu gom xử lí.
Tại Đồng Nai, trong năm 2012 tổng lượng rác y tế toàn tỉnh là 3.595 tấn, trong đó rác y tế nguy hại là 2 tấn một ngày đêm. Ngành y tế thành phố Biên Hòa Hệ thống y tế dự phòng, điều trị và chăm sóc ban đầu, gồm 1 bệnh viện đa khoa và 32 trạm y tế xã phường. Trong quá trình hoạt động, các cơ sở y tế đã thải ra môi trường một lượng lớn các chất thải bỏ gồm chất thải thông thường và chất thải nguy hại . Trong 6 tháng đầu năm 2013, tổng lượng Chất thải lây nhiễm của bệnh viên ĐKBH là 1359 kg.
Theo dự đoán, lượng chất thải rắn y tế sẽ tăng nhanh trong thời gian tới. Vì vậy, công tác quản lí phân loại, thu gom, xử lí, tái sử dụng chất thải y tế tại nguồn là một trong những chương trình hành động được đặc biệt quan tâm, để góp phần giảm thiểu ảnh hưởng của chất thải y tế đến môi trường, nhằm bảo vệ môi trường sống an toàn lành mạnh
Bộ y tế đã ban hành y tế quản lí chất thải y tế Việt Nam theo hướng dẫn của Tổ Chức Y Tế Thế giới ( WHO) .
Quyết định số 43/ 2007/ QĐ – BỘ Y TẾ .
Vệ sinh môi trường và quản lí chất thải ( điều 6, Thông Tư 18/2009/ Thông Tư BỘ Y TẾ )
Luật bảo vệ môi trường đối với bệnh viện, cơ sở y tế ( điều 39, Luật Bảo Vệ Môi Trường 2005 CTN )
Tuy vậy, thực hành vấn đề quản lí này vẫn chưa tuân thủ chặt chẽ theo qui chế ban hành. Nhiều bất cập từ khâu phân loại tại nguồn đến khâu xử lí chất thải, thậm chí nhiều người vẫn chưa thấy hết tầm quan trọng của việc phân loại tại nguồn. Nếu công tác quản lí phân loại, thu gom, tái sử dụng được thực hiện từ khâu phân loại tại nguồn có hệ thống, sẽ rất có ý nghĩa trong việc giảm bớt lượng rác thải y tế, kéo giảm kinh phí cho hoạt động thu gom và xử lí, an toàn cho nhân viên y tế, nhân viên thu gom, thân thiện với môi trường , và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Khảo sát kiến thức- thái độ- thực hành phân loại và xử lí chất thải y tế tại nguồn của nhân viên y tế Thành phố Biên Hòa” từ tháng 7/2013 – 9/2013 với mục tiêu :
1/ Khảo sát kiến thức phân loại và xử lí rác thải y tế của nhân viên y tế Thành Phố Biên Hòa
2/ Khảo sát thái độ và thực hành phân loại rác tại nguồn của nhân viên y tế Thành Phố Biên Hòa
3/ Xác định mối liên quan giữa kiến thức, thái độ với thực hành phân loại rác thải tại nguồn của nhân viên y tế Thành Phố Biên Hòa
MỤC LỤC
1.ĐẶT VẤN ĐỀ :…………………………………………………………………………3
2. TỔNG QUAN Y VĂN :………………………………………………………………..7
3. ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :…………………………………47
4. KẾT QUẢ :……………………………………………………………………………49
5. BÀN LUẬN & KIẾN NGHỊ :………………………………………………………..59
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO :…………………………………………………………..63
Recent Comments