Khảo sát tình hình sử dụng 131I trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại trung tâm Yhọc Hạt nhân và Ung bướu — Bệnh viện Bạch Mai

Luận văn Khảo sát tình hình sử dụng 131I trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu — Bệnh viện Bạch Mai.Ung thư tuyến giáp là một bệnh ác tính của tuyến giáp, chiếm 90% bệnh nhân ung thư tuyến nội tiết và khoảng 1% ung thư các loại [23]. Tỉ lệ mắc bệnh hàng năm trên thế giới khoảng 0,5 – 10 trường hợp trên 100.000 dân và có sự khác biệt giữa các vùng trên thế giới. Tỉ lệ mắc ung thư tuyến giáp của phụ nữ cao gấp 2 – 3 lần nam giới [1].
Ung thư tuyến giáp được chia làm 2 thể theo phân loại mô bệnh học là thể biệt hóa và không biệt hóa. Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa là phổ biến hơn cả (khoảng 80%), bao gồm thể nhú, thể nang và ung thư tế bào Hurthle. Bệnh tiến triển chậm, chủ yếu phát triển tại chỗ và di căn vùng cổ, nếu phát hiện sớm, chẩn đoán đúng và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp thì sẽ mang lại hiệu quả cao.

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.2018.00129

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa như: phẫu thuật, iod phóng xạ (131I), xạ trị, hóa trị liệu và hormon thay thế… Lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào mô bệnh học, giai đoạn bệnh và thể trạng bệnh nhân. Trên lâm sàng thường sử dụng phương pháp đa trị liệu. Theo khuyến cáo của Hiệp hội chống ung thư quốc tế, hầu hết các giai đoạn ung thư tuyến giáp đều phải cắt toàn bộ tuyến giáp để loại bỏ toàn bộ ổ ung thư, làm giảm tái phát tại chỗ, hạn chế di căn xa và đặc biệt là giảm tỉ lệ tử vong. Đặc biệt, đối với ung thư tuyến giáp thể biệt hóa, phương pháp điều trị kết hợp các phương pháp phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp và nạo vét hạch cổ (nếu có), iod phóng xạ và hormon thay thế hay được áp dụng điều trị ở nhiều cơ sở và cho kết quả tốt [ 14].
Sau phẫu thuật 4 – 6 tuần tiến hành điều trị với 131I để hủy toàn bộ mô giáp còn lại, diệt các ổ ung thư nhỏ và tế bào ung thư di căn dựa trên nguyên lý tuyến giáp hấp thu mạnh 131I theo cơ chế vận chuyển tích cực ngược gradient nồng độ. Khi đưa 131I vào trong cơ thể bằng đường uống hay tiêm tĩnh mạch thì phần lớn iod tập trung tại tuyến giáp, các tổ chức di căn của ung thư tuyến giáp và một phần được thận thải ra ngoài theo đường nước tiểu [13]. 131I phát ra tia beta để tiêu diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên, 131I là hợp chất phóng xạ khi dùng với liều cao có thể gây độc cho tế bào. Chính vì vậy, khi quyết định điều trị bằng iod phóng xạ cần phải tính toán liều một cách chính xác cho từng bệnh nhân để giảm các tác dụng phụ, tiết kiệm được chi phí nhưng cũng có tác dụng điều trị, hủy mô giáp còn lại và các tế bào di căn xa.
Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai là một trong những trung tâm hàng đầu cả nước về vấn đề chẩn đoán và điều trị ung thư, tại đây số lượng bệnh nhân được chẩn đoán ung thư tuyến giáp chiếm số lượng lớn, đồng thời số lượng bệnh nhân được chỉ định sử dụng iod phóng xạ để điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa sau phẫu thuật là khá cao.
Hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới có nhiều nghiên cứu về 131I. Nhưng các nghiên cứu chủ yếu đánh giá về hiệu quả điều trị mà ít đề cập đến tình hình sử dụng thuốc và tác dụng không mong muốn, vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát tình hình sử dụng 131I trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại trung tâm Yhọc Hạt nhân và Ung bướu — Bệnh viện Bạch Mai” với 2 mục tiêu sau:
1. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc 131I trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai.
2. Nhận xét tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng 131I điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai. 
TÀI LIỆU THAM KHÁO
Tiếng Việt
1. Phan Sỹ An (2005), Y học hạt nhân, NXB Y học.
2. Phạm Thị Minh Bảo, Lê Ngọc Hà và cộng sự (2006), “Một số kinh nghiệm điều trị ung thư tuyến giáp biệt hóa sau phẫu thuật bằng 131I tại bệnh viện trung ương quân đội 108 từ 1999 đến 2005”, y học lâm sàng chuyên đề y học hạt nhân và ung thư, bệnh viện Bạch Mai, tr. 30 – 37.
3. Bộ Y Tế (2014), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh bằng y học hạt nhân, NXB Y học, tr. 13 – 20.
4. Bộ Y tế (2014) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết – chuyển hóa, NXB Y học, tr. 127 – 142.
5. Trịnh Thị Minh Châu, Lê Hữu Tâm và cộng sự (2006) “10 năm trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa bằng 131I tại bệnh viện chợ rẫy”, Y học lâm sàng chuyên đề y học hạt nhân và ung thư, bệnh viện Bạch Mai, tr 38 – 44.
6. Phan Văn Duyệt (2000) Y học hạt nhân (sơ sở và lâm sàng). Nhà xuất bản Y học, tr. 223-224.
7. Mai trọng khoa, Phan Sỹ An, Trần Đình hà và cộng sự (2006), “Hiệu quả của 131I trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa”, y học lâm sàng chuyên đề y học hạt nhân và ung thư, bệnh viện Bạch Mai, tr 45 – 50.
8. Mai Trọng Khoa (2013) Điều trị bệnh Basedow và ung thư tuyến giáp bằng 131I, Nhà xuất bản Y học.
9. Phạm Văn Kiệm (2002), “Ung thư tuyến giáp – dịch tễ học – chẩn đoán – điều trị”, Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh.
10. Đào Tiến Mạnh, Nguyễn Hồng Sơn (2011), “Đánh giá kết quả điều trị bằng 131I ở bệnh nhân ưng thư tuyến giáp thể biệt hóa đã phẫu thuật”, Y học thực hành (759).
11. Nguyễn Văn Mão, Nguyễn Hải Thủy (2012), “Phân loại bệnh học tuyến giáp và đặc điểm giải phẫu bệnh u tuyến giáp”, Tạp chí Nội tiết – Đái tháo đường số 8, tr. 221-230.
12. Nguyễn Hải Thuỷ (2000), Chẩn đoán và điều trị bệnh tuyến giáp, NXB Y học.
13. Đỗ Quang Trường (2013), “Nghiên cứu điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa bằng phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp và các mức liều 131I hủy mô giáp”,thư viện Quốc gia.

 MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. T ổng quan về ung thư tuyến giáp thể biệt hóa 3
1.1.1. Dịch tễ học ung thư tuyến giáp trên thế giới và Việt Nam 3
1.1.2. Chẩn đoán 3
1.1.3. Điều trị 6
1.2. Tổng quan về iod phóng xạ (131I) 7
1.2.1. Cơ chế tác dụng của 131I 8
1.2.2. Đặc điểm dược lý 8
1.2.3. Chỉ định 9
1.2.4. Chống chỉ định 9
1.2.5. Liều lượng và đường dùng 10
1.2.6. Tác dụng không mong muốn 10
1.2.7. An toàn phóng xạ 11
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước về sử dụng iod phóng xạ
trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa 11
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1. Đối tượng nghiên cứu 13
2.2. Phương pháp nghiên cứu 13
2.2.1. Loại hình nghiên cứu 13
2.2.2. Cỡ mẫu 13
2.2.3. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu 13
2.2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu 13
2.2.5. Một số tiêu chí phân tích/đánh giá sử dụng trong nghiên cứu 14
2.3. Thống kê và xử lý số liệu 15
2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 15
2.5. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu 15
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17
3.1. Đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu 17
3.1.1. Lâm sàng 17
3.1.2. Cận lâm sàng 22
3.2. Đặc điểm sử dụng 131I trong điều trị 25
3.2.1. về dạng bào chế và đường dùng 25
3.2.2. về liều điều trị 1311 25
3.3. Đánh giá tác dụng không mong muốn của 131I trong điều trị 28
3.3.1. Các tác dụng không mong muốn trong điều trị 1311 28
3.3.2. Biện pháp xử trí TDKMM 30
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 32
4.1. Bàn luận về tình hình sử dụng 131I trong điều trị 32
4.1.1. Bàn luận về đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu 32
4.1.2. về tình hình sử dụng 131I trong điều trị 34
4.2. Bàn luận về các tác dụng không mong muốn của 131I và xử trí 35
4.2.1. Bàn luận về các tác dụng không mong muốn của 131I 35
4.2.2. Bàn luận về xử trí tác dụng không mong muốn 36
KẾT LUẬN 37
ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ 38
TÀI LIỆU THAM KHÁO 39
PHỤ LỤC 1 42
PHỤ LỤC 2 45
PHỤ LỤC 3 48

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/