Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng và siêu âm Doppler ở bệnh nhân bệnh động mạch chi dưới mạn tính.
Luận án Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng và siêu âm Doppler ở bệnh nhân bệnh động mạch chi dưới mạn tính.Bênh đông mạch chi dưới mạn tính (BĐMCDMT) là tình trạng hẹp một phần hay tắc hoàn toàn lòng động mạch (ĐM) kéo dài, dẫn đến giảm lượng máu tưới cho các mô mà ĐM chi phối.
BĐMCDMT là một bênh phổ biến nhất trong bênh lý mạch máu của ĐM chi dưới, với hai nguyên nhân thường gặp là vữa xơ động mạch (VXĐM) và viêm mạch gây huyết khối tắc nghẽn (Thromboangiitis Obliterans hay bênh Buerger) [134]. BĐMCDMT do vữa xơ có tỷ lê khá cao trong cộng đồng và tăng dần theo tuổi, có khoảng 8 -10 triệu người Mỹ mắc bênh này [68]. Mặc dù bênh Buerger có tỷ lê mắc khá thấp, 13/100.000 dân, nhưng bênh gặp ở nhóm tuổi khá trẻ – độ tuổi lao động và thường gây ra tàn phế [103].
MÃ TÀI LIỆU |
LA.2006.00778 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, các yếu tố nguy cơ tim mạch như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, béo phì, hút thuốc lá.v.v.ngày càng tăng lên, kéo theo sự phát triển của bênh.
Ngoài các yếu tố khách quan, bản thân quá trình BĐMCDMT thường tiến triển âm thầm, không rầm rộ trong những giai đoạn đầu do liên quan đến những tổn thương thành mạch kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm. Triêu chứng điển hình nhất là đau cách hồi chỉ có ở khoảng 50 – 70% bênh nhân BĐMCDMT [36], [66], [89].
Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho các bênh nhân đến khám ở những giai đoạn cuối của bênh, với các tổn thương nặng như loét, hoại tử đầu ngón chân hoặc cả bàn chân, thậm chí đã bị cắt cụt chi.
BĐMCDMT có thể không đe doạ ngay tính mạng của bênh nhân nhưng làm người bênh đau đớn, mất sức lao động, tăng nguy cơ với những bênh khác và làm giảm tuổi thọ. Nhiều công trình nghiên cứu đều cho thấy rằng đi kèm theo BĐMCDMT là các tai biến mạch não và tim. Do vậy việc phát hiên BĐMCDMT là một yếu tố tiên lượng giúp cho điều trị dự phòng đối với các bệnh lý trên [40], [70], [135].
Theo Kannel, tỷ lệ chết sau 5 năm là 30% trong nhóm bệnh nhân thiếu máu chi dưới và bệnh mạch vành trong số bệnh nhân đau cách hồi cao gấp 2 lần ở nam giới, 5 lần ở nữ giới bình thường [trích 66].
De Bakey thấy rằng tỷ lệ sống sau 5 năm là 85% người bình thường và 51% ở những bệnh nhân tắc động mạch chủ chậu [34].
Do vậy, vấn đề phát hiện BĐMCDMT trong những giai đoạn sớm, thậm chí chưa có biểu hiện lâm sàng, để hạn chế quá trình hình thành và phát triển của bệnh cũng như dự phòng trong nhóm các đối tượng có yếu tố nguy cơ cao có vai trò hết sức quan trọng.
Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của các kỹ thuật và phương pháp chẩn đoán hiện đại đã đóng góp to lớn cho việc phát hiện các bệnh lý mạch máu trong đó có BĐMCDMT. Trong các phương pháp cận lâm sàng siêu âm Doppler là phương pháp không xâm lấn, có thể giúp cho việc chẩn đoán sớm, chính xác các tổn thương của hệ ĐM chi dưới, cũng như theo dõi tiến triển của bệnh.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây tỷ lệ BĐMCDMT có xu hướng tăng cao, nhưng những nghiên cứu chuyên sâu về BĐMCDMT do vữa xơ cũng như viêm mạch còn ít và chưa có hệ thống. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích :
1. Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng và siêu âm Doppler trong bệnh động mạch chi dưới mạn tính.
2. Nghiên cứu tỷ lệ của một số yếu tố nguy cơ trong bệnh động mạch chi dưới mạn tính.
Trang phụ bìa Lời cam đoan
Các chữ viết tắt trong luận án
Đặt vấn đề 1
Chương 1 Tổng quan 3
1.1. Đặc điểm giải phẫu động mạch chi dưới. 3
1.1.1. Đoạn đông mạch chủ chậu. 3
1.1.2. Đông mạch chậu gốc. 3
1.1.3. Các đông mạch chi dưới. 3
1.2. Đặc điểm giải phẫu của bệnh lý BĐMCDMT 5
1.2.1. Đông mạch bình thường và những thay đổi theo tuổi 5
1.2.2. Xơ đông mạch 6
1.2.3. Viêm mạch 10
1.3. Một số yếu tố nguy cơ đối với mạch máu. 13
1.3.1. Các yếu tố bênh lý 14
1.3.2. Các yếu tố liên quan đến lối sống. 18
1.3.3. Các đặc điểm về thể tạng. 19
1.4. Đặc điểm lâm sàng của BĐMCDMT 21
1.4.1. Tỷ lê BĐMCDMT qua môt số nghiên cứu. 21
1.4.2. Đặc điểm lâm sàng 21
1.4.3. Khám tại chỗ 23
1.4.4. Phân chia giai đoạn bênh 24
1.4.5. Biến chứng 25
14.6. Thể lâm sàng của viêm mạch thường gặp (bênh Buerger) 26
Recent Comments