Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng bong võng mạc có đục thể thủy tinh và kết quả điều trị

Luận văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng bong võng mạc có đục thể thủy tinh và kết quả điều trị.Bong võng mạc (BVM) là một bệnh nặng trong nhãn khoa, theo số liệu năm 1978 tỷ lệ bệnh nhân BVM điều trị tại Bệnh viện Mắt Trung ương chiếm từ 1,7% tới 2,1% tổng số bệnh nhân nằm viện. Số ca phẫu thuật BVM chiếm 6,27% số ca đại phẫu. Bong võng mạc gây rối loạn dinh dưỡng lâu ngày làm đục thể thủy tinh (TTT). Khi bệnh nhân bị đục TTT làm khó phát hiện được BVM. Thời gian mắc bệnh kéo dài không được điều trị kịp thời nên những trường hợp bị BVM trên mắt đục TTT thường ở giai đoạn nặng do đó phải cắt dịch kính để điều trị BVM. Phẫu thuật lấy TTT đục có thể tiến hành song song cùng phẫu thuật cắt dịch kính điều trị BVM hoặc sau khi phẫu thuật BVM đã ổn định. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, sau phẫu thuật cắt dịch kính 75% các trường hợp có xuất hiện đục thể thuỷ tinh ở mức độ cần phải can thiệp phẫu thuật sau 1 năm và 95% các trường hợp có xuất hiện đục thể thuỷ tinh ở mức độ cần can thiệp phẫu thuật sau 2 năm nên chỉ định phẫu thuật phối hợp ngày càng rộng hơn [9], [22], [31].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00187

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Lấy thể thuỷ tinh đục bằng phương pháp dùng sóng siêu âm tán nhuyễn nhân có nhiều ưu điểm khi phối hợp với phẫu thuật cắt dịch kính điều trị bong võng mạc. Đường rạch giác mạc nhỏ ít gây loạn thị, làm nhãn cầu kín hạn chế được hiện tượng phòi kẹt mống mắt và giúp nhãn cầu ổn định hơn trong quá trình phẫu thuật. Hơn nữa, thể thuỷ tinh nhân tạo được đặt trong túi bao sẽ ít bị lệch và có thể được áp dụng ngay cả khi độn nội nhãn sau mổ bằng khí hay dầu silicon. Thị lực thường nhanh chóng phục hồi sau phẫu thuật [ 13], [38].

Nhiều tác giả trên thế giới đã tiến hành phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh đục phối hợp cắt dịch kính điều trị bong võng mạc và cho kết quả tốt. Thời gian hậu phẫu được rút ngắn, thị lực sau mổ phục hồi nhanh độ loạn thị không đáng kể do vết mổ nhỏ, tránh được việc phẫu thuật nhiều lần cho bệnh nhân. Tuy nhiên phẫu thuật phối hợp đục TTT và BVM có những đặc điểm riêng, phẫu thuật đục TTT khi không có ánh hồng đồng tử, đồng tử dãn kém, cấu trúc giải phẫu bị biến đổi, phản ứng viêm màng bồ đào sau mổ cao vì thế phẫu thuật trở nên khó khăn hơn, dễ xẩy ra biến chứng trong và sau mổ…[26], [28], [30], [35], [41], [42].

Chính vì những lý do này, phẫu thuật lấy thể thuỷ tinh đục bằng kỹ thuật tán nhuyễn nhân kết hợp với cắt dịch kính để điều trị bong võng mạc đã được áp dụng từ vài năm nay tại Bệnh viện Mắt Trung ương được xem là phẫu thuật an toàn và hiệu quả. Đã đem lại các hiệu quả điều trị đáng kể. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào báo cáo mô tả một cách đầy đủ về các đặc điểm lâm sàng mắt bong võng mạc có đục thể thủy tinh, tổng kết các thuận lợi cũng như khó khăn của phẫu thuật này, kết quả điều trị cũng như những yếu tố ảnh hưởng tới kết quả. Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài:

“Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng bong võng mạc có đục thể thủy tinh và kết quả điều trị”

Với hai mục tiêu:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng bong võng mạc trên mắt đục thể thủy tinh.

2. Đánh giá kết quả phẫu thuật và một số yếu tố ảnh hưởng.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 12

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 14

1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ CỦA THỂ THUỶ TINH,

DỊCH KÍNH, VÕNG MẠC 14

1.1.1. Thể thủy tinh 14

1.1.2. Giải phẫu sinh lý học dịch kính 15

1.1.3. Giải phẫu võng mạc 16

1.2. BỆNH LÝ BONG VÕNG MẠC VÀ NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ 17

1.2.1. Khái niệm 17

1.2.2. Chẩn đoán bong võng mạc 17

1.2.3. Phân loại bong võng mạc 19

1.2.4. Điều trị bong võng mạc 21

1.3. ĐỤC THỂ THỦY TINH VÀ BỆNH LÝ BONG VÕNG MẠC 22

1.4. PHẪU THUẬT PHỐI HỢP PHACO VớI CắT DịCH KÍNH ĐIềU

TRỊ BONG VÕNG MẠC 23

1.4.1. Chỉ đỉnh phẫu thuật phối họp 23

1.4.2. Kỹ thuật phẫu thuật 24

1.4.3. Biến chứng trong phẫu thuật phối hợp 25

1.4.4. Ưu đỉểm của phẫu thuật phối họp 26

1.4.5. Một số nhược điểm của phẫu thuật phối hợp 27

1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHẪU THUẬT TÁN NHUYỄN THỂ

THỦY TINH ĐỤC PHỐI HỢP CắT DịCH KÍNH ĐIềU TRị BONG VÕNG MẠC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 27

1.5.1. Tại Việt Nam 27

1.5.2. Trên thế giới đã có nhiều tác giả đưa ra kết quả nghiên cứu phẫu

thuật phối hợp 29

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 30

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 30

2.1.2. T iêu chuẩn loại trừ 30

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 30

2.2.2. Phương tiện nghiên cứu 31

2.2.3. Phương pháp tiến hành nghiên cứu 32

2.3. PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT 36

2.4. PHƯƠNG PHÁP ĐẢNH GIÁ VÀ GHI CHÉP KẾr QUẢNGHIÊN CÚƯ 39

2.4.1. Kết quả giải phẫu 39

2.4.2. Kết quả về chức năng 40

2.4.3. Đánh giá về các biến chứng 41

2.4.4. Xử lý số liệu 42

2.5.5. Đạo đức nghiên cứu 42

3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU TRƯỚC MỔ 43

3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi và giới 43

3.1.2. Thời gian bong võng mạc 44

3.1.3. Đặc điểm bệnh nhân theo nguyên nhân gây bong võng mạc 45

3.1.4. Đặc điểm bệnh nhân theo mức độ bong võng mạc 46

3.1.5. Mô tả số lượng vết rách võng mạc 47

3.1.6. Đặc điểm vị trí rách võng mạc 47

3.1.7. Tình trạng tăng sinh dịch kính võng mạc 48

3.1.8. Mức độ cứng thể thủy tinh 48

3.1.9. Hình thái đục thể thủy tinh 49

3.1.10. Tình trạng thị lực trước phẫu thuật 49

3.1.11. Tình trạng nhãn áp trước phẫu thuật 50

3.1.12. Mối liên quan giữa thời gian BVM và mức độ đục TTT 51

3.1.13. Mối liên quan giữa mức độ đục dịch kính và mức độ đục TTT . 52

3.1.14. Mối liên quan giữa độ tuổi bệnh nhân và mức độ đục TTT 53

3.2. PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT VÀ CÁC BIẾN CHỨNG, KHÓ

KHĂN TRONG MỔ 53

3.2.1. Phương pháp phẫu thuật 53

3.2.2. Các biến chứng trong mổ 54

3.3. KẾT QUẢ SAU PHẪU THUẬT 55

3.3.1. Kết quả về chức năng 55

3.3.2. Kết quả về giải phẫu 59

Chương 4: BÀN LUẬN 63

4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU .. 63

4.1.1. Đặc điểm về tuổ i và giới 63

4.1.2. Đặc điểm về thị lực trước mổ 64

4.1.3. Đặc điểm về nhãn áp trước mổ 65

4.1.4. Đặc điểm về thời gian bong và mức độ bong võng mạc 65

4.1.5 Nguyên nhân bong võng mạc và vị trí rách võng mạc 66

4.1.6. Mối liên quan giữa mức độ đục thể thủy tinh, tình trạng dịch kính,

thời gian bong võng và tuổi của bệnh nhân 67

4.1.7. Hình thái đục thể thủy tinh 68

4.2. KẾT QUẢ SAU PHẪU THUẬT 68

4.2.1. Kết quả về chức năng 68

4.2.2. Kết quả về giải phẫu 73

4.3. CÁC BIẾN CHỨNG TRONG VÀ SAU PHẪU THUẬT 75

4.3.1. Biến chứng và những khó khăn trong phẫu thuật 75

4.3.2. Các biến chứng sau mổ và biến chứng muộn sau phẫu thuật 75

4.4. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KẾT QUẢ PHẪU THUẬT. 78

4.4.1. Nguyên nhân bong võng mạc 78

4.4.2. Thời gian bong võng mạc, mức độ tăng sinh DK-VM 78

KẾT LUẬN 80

KIẾN NGHỊ 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIÊT
1. Nguyễn Đức Anh (người dịch) (1996), Bệnh đục thủy tinh thể (tài liệu dịch của Hội Nhãn Khoa Hoa Kỳ). Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 12 – 58,123 – 135.
2. Cẩm nang nhãn khoa thực hành (1995), Xí nghiệp in trẻ, Hà nội.
3. Phan Dẫn và cộng sự (2007). Nhãn khoa giản yếu, Nhà xuất bản y học 2007; tr 448 – 460, tr 550 – 564.
4. Đặng Trần Đạt (2002), Nghiên cứu sử dụng dầu silicon trong phẫu thuật điều trị một số hình thái bong võng mạc. Luận văn Thạc sỹ Y học, trường Đại học Y Hà nội, Hà nội.
5. Đục thể thuỷ tinh (1994), Bài giảng nhãn khoa lâm sàng. Bộ môn Mắt, tr- ờng ĐHY Hà Nội, Hà Nội , tr 135 – 148.
6. Nguyễn Hữu Dũng (2009), Nghiên cứu điều trị một số trường hợp bong võng mạc nguyên phát bằng phương pháp không ấn độn ngoài củng mạc Luận văn Thạc sỹ Y học, trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
7. Ngô Nhũ Hoà, Phan Đức Khâm (1970), “Bong võng mạc”, nhãn khoa, tập I , tr 334 – 348.
8. Đỗ Như Hơn (1991), “Nhận xét về chẩn đoán và điều trị bong võng mạc do chấn thương”, kỷ yếu hội nghị KHKT ngành mắt, tập I, tr 48 – 54.
9. Đỗ Như Hơn (1996), Nghiên cứu cắt dịch kính trong phẫu thuật điều trị bong võng mạc, luận án phó tiến sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
10. Đỗ Như Hơn (2011), Chuyên đề dịch kính võng mạc. Nhà xuất bản Y học, tr 85 – 118.
11. Nguyễn Trọng Khải (2009), Nghiên cứu phẫu thuật cắt dịch kính trong điều trị tổ ch ức hóa dịch kính sau viêm màng bồ đào, Luận văn Bác sỹ chuyên khoa c ấp 2 ,Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
12. Nguyễn Cũờng Nam (1994), ŨNhận định về lâm sàng và điêù tri 100 trường hợp bong võng mạc”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học viện mắt, tr 90 – 99
13. Nguyễn Hữu Quốc Nguyên, Tôn Thị Kim Thanh (2004), phẫu thuật phaco nhập môn, Nhà xuất bản Y học.
14. Nguyễn Xuân Nguyên, Phan Dẫn, Thái Thọ (1996), Giảiphẫu mắt ứng dụng trong lâm sàng và sinh lý thị giác, nhà xuất bản y học, Hà Nội.
15. Bùi Thị Kim Oanh (2008), Đánh giá kết quả tán nhuyễn thể thủy tinh bằng siêu âm kết hợp cắt dịch kính qua pars plana: Luận văn Bác sỹ chuyên khoa c ấp 2, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
16. Hoàng Thị Phúc (2005) “Giải phẫu và sinh lý mắt”, Bài giảng nhãn khoa bán phần trkớc nhãn cầu, Nhà xuất bản Y học, tr 35 – 36
17. Tôn Thị Kim Thanh, Vũ Thị Thái (2005), “Bệnh học thể thuỷ tinh, điều trị đục thể thuỷ tinh”. Bài giảng nhãn khoa bán phần trkớc nhãn cầu. Nhà xuất bản Y học, tr 170 – 179.
18. Hà Huy Tiến, Nguyễn Đức Anh (1994). Bà i giảng lâm sà ng nhãn khoa. Nhà xuất bản y học; tr 176 – 183
19. Nguyễn Thu Trang (2011), Đánh giá sự thay đổi độ sâu tiền phòng và chiều dài trục nhãn cầu sau phẫu thuật đai củng mạc điều trị bong võng mạc nguyên phát, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội.
20. Viện mắt Hội thảo quốc gia về phòng chống mù lòa và khoa học kỹ thuật năm (2000).

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/