Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị quặm tuổi già
Luận văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị quặm tuổi già.Quặm là hiện tượng bờ mi bị cụp vào trong đẩy hàng lông mi cọ sát vào giác mạc gây cộm, chói, chảy nước mắt, đỏ mắt, nhiễm trùng kết giác mạc và để lại một số biến chứng trên giác mạc như sẹo, màng máu giác mạc gây giảm thị lực. Theo Vallabhanath và Susan (2000) thì quặm và lộn mi chiếm 11% trong số bệnh nhân cần phẫu thuật tạo hình [60]. Quặm mi có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân liên quan đến biến đổi mi mắt do tuổi cao.
Do một số đặc điểm về cấu trúc giải phẫu riêng biệt nên quặm tuổi già thường xuất hiện ở người châu Á (11,45%) so với người không phải châu Á (3,7%) [21], [60]. Trong khi đó lật mi do tuổi già ở các châu lục khác lại chiếm tỷ lệ cao hơn quặm mi.
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00186 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Theo điều tra về dịch tễ học các bệnh mắt năm 1996 tại bệnh viện Mắt trung ương, quặm đứng hàng thứ tư (1,17%) về số người mắc [9]. Về nguyên nhân gây giảm thị lực, quặm cũng đứng hàng thứ tư (0,55%) [9]. Nhưng trong nghiên cứu không xác định rõ loại quặm và các yếu tố liên quan.
Khác với các loại quặm do sẹo xơ gây co kéo biến dạng mi, quặm tuổi già có liên quan đến hiện tượng giãn dây chằng và cân cơ mi phối hợp với mất cân bằng trương lực các cặp cơ đồng vận mi (như cơ nâng mi và cơ vòng mi) [32]. Với người không có nguồn gốc châu Á, quặm tuổi già thường xảy ra ở mi dưới. Với người châu Á, quặm tuổi già có thể xuất hiện ở mi trên và rất dễ nhầm lẫn với quặm do các nguyên nhân khác. Phẫu thuật là phương pháp điều trị quặm duy nhất. Cách thức phẫu thuật quặm tuổi già khác với các loại quặm khác. Phương pháp mổ cũng thay đổi tùy theo quặm ở mi trên hay ở mi dưới. Kết quả điều trị rất phụ thuộc vào thăm khám lâm sàng để xác định biến dạng mi là do mất cân bằng trương lực cân cơ hay giãn tổ chức (da, cân, dây chằng mi).
Mô hình bệnh tật có thể đã có những thay đổi do điều kiện sống và y học phát triển. Tuổi thọ trung bình của người dân ngày càng cao. Bệnh mắt hột vốn là nguyên nhân gây quặm chủ yếu ở những nước đang phát triển trước đây nay đã và đang được thanh toán ở nhiều nước, trong đó có Việ t Nam [7]. Quặm do các nguyên nhân viêm khác ngoài mắt hột hay do tuổi già chưa được nghiên cứu ở Việt Nam và có thể là vấn đề nổi bật hiện nay. Đó là lý do chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị quặm tuổi già” với 2 mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng quặm tuổi già
2. Đánh giá kết quả điều trị quặm tuổi già
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 11
1.1. GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ MI MẮT 11
1.1.1. Hình thể mi mắt 11
1.1.2. Cấu tạo giải phẫu mi mắt 13
1.1.3. Tuần hoàn mi mắt 16
1.1.4. Thần kinh chi phối cho mi mắt 17
1.2. ĐẶC ĐIỂM MI MẮT CỦA NGƯỜI CHÂU Á 18
1.3. BIẾN ĐỔI MI MẮT THEO TUỔI 18
1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MI MẮT CƠ BẢN 19
1.4.1. Đánh giá khoảng cách bờ mi – ánh đồng tử 19
1.4.2. Đánh giá chức năng cơ nâng mi 19
1.4.3. Đánh giá trương lực cơ bám mi dưới 20
1.4.4. Độ cao của nếp gấp mi trên 20
1.4.5. Đo khoảng cách nếp mi – lông mi và so sánh hai mi trên 20
1.4.6. Đánh giá trương lực mi dưới 20
1.5. CƠ CHẾ QUẶM MẮT TUỔI GIÀ 21
1.5.1. Quặm mi trên tuổi già 21
1.5.2. Quặm mi dưới tuổi già 22
1. 6. ĐIỀU TRỊ QUẶM MẮT TUỔI GIÀ 24
1.6.1. Điều trị quặm mi trên tuổi già 24
1.6.2. Điều trị quặm mi dưới tuổi già 26
1.7. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM 31
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 32
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 32
2.1.2. T iêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 32
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 33
2.2.2. Mẫu nghiên cứu 33
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu 33
2.2.4. Các bước nghiên cứu 34
2.2.5. Đánh giá bệnh nhân trước mổ 34
2.2.6. Giải thích cho bệnh nhân và gia đình trước phẫu thuật 35
2.2.7. Phương pháp phẫu thuật 35
2.2.8. Đánh giá bệnh nhân sau mổ 39
2.2.9. Đạo đức trong nghiên cứu 41
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU 42
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43
3.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 43
3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân theo giới 43
3.1.2. Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi 43
3.1.3. Phân bố bệnh theo mắt 45
3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo mi măt 45
3.1.5. Phân bố bệnh theo thời gian mắc bệnh 46
3.1.6. Số lần và loại phẫu thuật đã thực hiện 47
3.1.7. Tình trạng thị lực trước mổ 47
3.1.8. Dấu hiệu cơ năng trước mổ 48
3.1.9. Tình trạng trợt biểu mô giác mạc trước mổ 48
3.1.10. Tình trạng mi mắt 49
3.1.11. Tình trạng quặm 50
3.2. ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT 50
3.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 51
3.3.1. Tình hình thị lực tại các thời điểm sau mổ 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng .. 51
3.3.2. Dấu hiệu cơ năng tại các thời điểm nghiên cứu 52
3.3.3.Sự khác biệt các triệu chứng cơ năng trước và sau mổ
3.3.4. Tình trạng trợt giác mạc 53
3.3.5. Tình trạng quặm 53
3.3.6. Biến chứng sau phẫu thuật 54
3.3.7. Chức năng 54
3.3.8. Thẩm mỹ 55
3.3.9. Đánh giá kết quả theo phương pháp phẫu thuật 56
CHƯƠNG : BÀN LUẬN 61
4.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN TRƯỚC PHẪU THUẬT 61
4.1.1. Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi và giới 61
4.1.2. Đặc điểm bệnh nhân theo mi 61
4.1.3. Đặc điểm bệnh theo thời gian mắc bệnh 62
4.1.4. Dấu hiệu cơ năng 62
4.1.5. Các đặc điểm quặm tuổi già 63
4.2. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT 66
4.2.1. Cải thiện các triệu chứng cơ năng 66
4.2.2. Về các dấu hiệu thực thể 67
4.2.3. Thẩm mỹ, chức năng 67
4.3. CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT 67
4.4. PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT QUẶM 67
4.4.1. Phẫu thuật quặm mi trên 67
4.4.2. Phẫu thuật quặm mi dưới 70
4.4.3. Đặc điểm kỹ thuật lấy mảnh ghép 74
4.5. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT THEO TỪNG PHƯƠNG PHÁP 74
4.6. BIẾN CHỨNG TRONG VÀ SAU PHẪU THUẬT 78
4.7. NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI 79
4.8. THÁI ĐỘ XỬ LÝ ĐỐI VỚI MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP THấT BạI …. 80
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Đức Anh (1999), “Mi mắt”. Hốc mắt, mi mắt và hệ thống lệ: tr. 91-102.
2. Phan Dẫn, Nguyễn Chí Chương, Phạm Trọng Văn (1999), Mổ quặm. Các bệnh mắt thông thường Hà nội. Nhà xuất bản Y học.
3. Phan Dẫn, Phạm Trọng Văn (1998), Phẫu thuật tạo hình mi mắt. Hà nội. Nhà xuất bản Y học.
4. Vũ Mạnh Hà (2008), Điều trị quặm bằng phương pháp xoay sụn bờ mi. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Y Hà nội.
5. Nguyễn Thị Hồng Hoa (2003), Nghiên cứu kết quả điều trị quặm bằng phương pháp Sapejcko cải tiến. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Huy (2000), Đánh giá hiệu quả phẫu thuật quặm bằng phương pháp cắt bỏ da mi có hình tam giác góc trong. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Y Hà nội.
7. Vũ Quốc Lương (2009), Nghiên cứu kết quả của hoạt động mổ quặm tại cộng đồng trong chương trình phòng chống bệnh mắt hột. Luận án tiến sỹ. Trường Đại học Y Hà nội.
8. Nguyễn Xuân Nguyên, Phan Dẫn, Thái Thọ (1972), “Mi mắt”. Giải phẫu mắt ứng dụng trong lâm sàng và sinh lý thị giác: tr. 35-50.
9. Hà Huy Tài và CS (1996), Điều tra dịch tễ học mù lòa và một số bệnh về mắt. Công trình nghiên cứu cấp bộ.Viện Mắt.
10. Phạm Thị Khánh Vân, Hoàng Thị Minh Châu (2002), “Nhận xét kết quả phẫu thuật Sapejcko cải tiến trong điều trị sụp mi”. Tạp chí Y học Việt Nam. 9(279): tr. 15-19.
11. Nguyễn Thị Thu Yên (2000), “Nhận xét tình hình bỏng ở viện mắt” 1991-1995. Nội san nhãn khoa số 3. Viện mắt: tr. 38 – 43.
Recent Comments