Đánh giá hiệu quả chăm sóc tại chỗ trên bệnh nhân ung thư vòm mũi họng được xạ trị bằng máy gia tốc tuyến

Luận văn Đánh giá hiệu quả chăm sóc tại chỗ trên bệnh nhân ung thư vòm mũi họng được xạ trị bằng máy gia tốc tuyến.Ung thư vòm mũi họng (UTVMH) là bệnh lý ác tính của tế bào niêm mạc và dưới niêm mạc vùng vòm mũi họng, là bệnh thường gặp nhất trong các ung thư vùng đầu mặt cổ. Theo thống kê ở Việt Nam UTVMH có tỷ lệ mắc khoảng 15,4/100.000 dân và đứng hàng thứ 5 trong các loại ung thư (sau ung thư vú, phổi, dạ dày, gan) ở cả hai giới[11][14]. Nguyên nhân chính gây ra UTVMH cho đến nay vẫn chưa được xác định, có bằng chứng cho thấy liên quan đến virus Epstein – Bar.

MÃ TÀI LIỆU

 LUANVAN.2016.00098

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Trong những năm gần đây UTVMH ngày càng có xu hướng gia tăng. Hàng năm Bệnh viện K điều trị trung bình khoảng 450 bệnh nhân (BN) [5], Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu (TT YHHN&UB) – Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận và điều trị trên 100 bệnh nhân UTVMH mỗi năm. Bệnh nhân thường đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn, vào viện với các triệu chứng đau đầu, ù tai, ngạt mũi, nổi hạch cổ… Các phương pháp điều trị UTVMH gồm có: xạ trị, hóa trị, phẫu thuật. Tùy theo giai đoạn, tình trạng của bệnh mà áp dụng đơn thuần hoặc kết hợp các phương pháp trên. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam xạ trị là một trong những phương pháp cơ bản điều trị UTVMH. Xạ trị UTVMH có thể xạ trị chiếu ngoài hoặc xạ trị áp sát. Tùy theo giai đoạn của bệnh mà có thể có những chỉ định chỉ định xạ trị triệt căn, bổ trợ hay xạ trị triệu chứng. Tuy nhiên xạ trị cũng có thể để lại những biến chứng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh như: bỏng da vùng tia, viêm xơ tuyến nước bọt dẫn tới khô miệng, viêm loét niêm mạc miệng, khít hàm, đau rát cổ họng dẫn đến khó nuốt, ăn uống kém, sụt giảm cân… Công tác chăm sóc giảm nhẹ những biến chứng tại chỗ cho người bệnh do xạ trị là giải pháp hữu hiệu đóng góp vào hiệu quả điều trị cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Tại TT YHHN&UB – Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 7 năm 2007 đã tiến hành xạ trị đơn thuần hoặc kết hợp hóa xạ trị UTVMH bằng máy gia tốc tuyến tính cho hàng trăm bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân đáp ứng 100% kéo dài được cuộc sống của

mình. Tuy nhiên khi xạ trị bệnh nhân cũng đã gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như: rát bỏng vùng da tia, khô miệng, viêm loét niêm mạc họng… có khi phải tạm dừng hoặc bỏ dở quá trình điều trị của mình. Công tác chăm sóc tại chỗ cho bệnh nhân UTVMH được xạ trị phải tiến hành từ khi bệnh nhân bắt đầu tia xạ và liên tục cho đến khi hết liệu trình. Việc chăm sóc tại chỗ tốt góp phần mang lại hiệu quả điều trị, giảm thiểu những khó chịu, đau đớn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Hiện tại TT YHHN&UB đã tiến hành công tác chăm sóc tại chỗ cho nhiều BN UTVMH được xạ trị trong suốt quá trình điều trị, cũng như hướng dẫn cho BN tự chăm sóc khi đã ra viện. Để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác chăm sóc, điều trị các biến chứng do xạ trị cho bệnh nhân ung thư, đề tài này được thực hiện với 2 mục đích sau đây:

1. Tìm hiểu một số biến chứng cấp tính – tại chỗ thường gặp do xạ trị ở bệnh nhân UTVMH.

2. Đánh giá kết quả của công tác chăm sóc những biến chứng cấp tính – tại chỗ ở các bệnh nhân UTVMH xạ trị bằng máy gia tốc tuyến tính tại TT YHHN&UB- bệnh viện Bạch Mai.

MỤC LỤC Đánh giá hiệu quả chăm sóc tại chỗ trên bệnh nhân ung thư vòm mũi họng được xạ trị bằng máy gia tốc tuyến

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………….. 1

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN……………………………………………………………………… 3

1.1. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU VÙNG VÒM MŨI HỌNG. ……………………………. 3

1.1.1. Giải phẫu vòm họng………………………………………………………………………… 3

1.1.2. Bạch huyết của vòm mũi họng: ………………………………………………………… 3

1.1.3. Giải phẫu hệ hạch cổ:……………………………………………………………………… 4

1.2. BỆNH UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG (UTVMH)………………………………… 4

1.2.1. Khái niệm: …………………………………………………………………………………….. 4

1.2.2. Phân loại theo mô bệnh học ung thư vòm mũi họng……………………………. 4

1.2.3. Nguyên nhân của ung thư vòm mũi họng. ………………………………………… 4

1.2.4. Chẩn đoán: ……………………………………………………………………………………. 5

1.2.5. Giai đoạn của bệnh:………………………………………………………………………… 6

1.2.6. Các phương pháp điều trị: ………………………………………………………………. 7

1.3. MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG THƯỜNG GẶP Ở

NGƯỜI BỆNH UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG …………………………………………. 8

1.4. XẠ TRỊ TRONG UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG. ……………………………….. 8

1.4.1. Quá trình hình thành và phát triển. ………………………………………………….. 8

1.4.2. Mục đích của xạ trị: ……………………………………………………………………….. 9

1.4.3. Kỹ thuật xạ trị. ………………………………………………………………………………. 9

1.4.3.1. Xạ trị từ xa (Radiation Theletherapy – Xạ trị chiếu ngoài): …………………. 9

1.4.3.2 Xạ trị áp sát (Biachy therapy). ………………………………………………………… 10

1.4.3.4. Xạ phẫu và các kỹ thuật khác:…………………………………………………………. 10

1.4.4. Sự phân liều trong xạ trị UTVMH: …………………………………………………… 10

1.4.5. Cơ sở đáp ứng sinh học phóng xạ của các tế bào lành và

tế bào u ………………………………………………………………………………………………….. 11

1.5. MỘT SỐ BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP DO XẠ TRỊ Ở

BỆNH NHÂN UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG. ………………………………………….. 11

1. 5.1. Biến chứng sớm: …………………………………………………………………………… 11

1.5.2. Biến chứng muộn. ………………………………………………………………………….. 12

1.6. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHĂM SÓC TẠI CHỖ VÙNG TIA XẠ CHO

NGƯỜI BỆNH……………………………………………………………………………………….. 12

1.6.1. Với da diện vùng xạ trị cần hướng dẫn và khuyến cáo bệnh nhân ………… 13

1.6.2. Với niêm mạc mũi – miệng – họng. ……………………………………………………. 13

1.6.3. Tình trạng khác. …………………………………………………………………………….. 14

CHƯƠNG 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ……………… 15

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. …………………………………………………………… 15

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn: ……………………………………………………………………… 15

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: ………………………………………………………………………… 15

2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU………………………………………. 15

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ……………………………………………………… 15

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: ……………………………………………………………………….. 15

2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: ………………………………………………………………………. 15

2.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: ……………………………………………………………… 15

2.4.1. Khảo sát thông tin chung của bệnh nhân…………………………………………… 15

2.4.2. Khảo sát tình trạng, dấu hiệu của biến chứng tại chỗ do tia xạ:…………… 16

2.4.3. Các phương pháp chăm sóc và thuốc được dùng:……………………………….. 17

2.4.3.1. Chăm sóc da vùng tia và hướng dẫn người bệnh: ………………………………. 17

2.4.3.2. Họng và niêm mạc miệng:………………………………………………………………. 17

2.4.3.4. Với khít hàm và khô miệng: ……………………………………………………………. 17

2.4. 4. Tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng: ………………………………………………………… 18

2.5. THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU. …………………………………………………….. 18

2.6. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………. 18

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………. 19

3.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. …………………… 19

3.1.1. Phân bố BN ung thư vòm mũi họng theo khoảng tuổi. ………………………… 19

3.1.2. Phân loại ung thư vòm mũi họng theo giới tính………………………………….. 20

3.1.3. Phân nhóm bệnh nhân theo lý do vào viện…………………………………………. 20

3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo giai đoạn bệnh: ………………………………………….. 21

3.2. ĐÁNH GIÁ BIẾN CHỨNG CẤP TÍNH – TẠI CHỖ DO XẠ TRỊ ………… 21

3.2.1. Khảo sát các biểu hiện biến chứng cấp tính – tại chỗ theo tuần. …………… 21

Thang Long University Library

3.2.2. Mức độ tổn thương da khi xạ trị. ………………………………………………………. 22

3.2.3. Mức độ tổn thương niêm mạc miệng họng do tia xạ: ………………………….. 23

3.2.4. Mức độ khô miệng do tia xạ: …………………………………………………………… 23

3.2.5. Biểu hiện giảm, mất vị giác. …………………………………………………………….. 24

3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC NGƯỜI

BỆNH ĐỂ BẢO VỆ KHI CÓ CÁC TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

CỦA XẠ TRỊ. ………………………………………………………………………………………… 24

3.3.1. Tổn thương da vùng tia. ………………………………………………………………….. 24

3.3.2. Niêm mạc miệng họng: ……………………………………………………………………. 25

3.3.3. Mức độ khô miệng. …………………………………………………………………………. 26

3.3.4. Đánh giá hiệu quả chăm sóc do thay mất vị giác. ……………………………….. 27

CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN ……………………………………………………………………… 28

4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU……………………. 28

4.1.1. Tuổi và giới. …………………………………………………………………………………… 28

4.1.2. Lý do vào viện và giai đoạn bệnh. …………………………………………………….. 28

4. 2. KHẢO SÁT BIẾN CHỨNG CẤP TÍNH – TẠI CHỖ. …………………………. 29

4.2.1. Khảo sát các biểu hiện biến chứng cấp tính – tại chỗ theo tuần ……………. 29

4.2.2. Mức độ tổn thương da vùng tia xạ: …………………………………………………… 29

4.2.3. Mức độ tổn thương niêm mạc miệng họng do tia xạ:…………………………… 29

4.2.4. Mức độ khô miệng do tia xạ: ……………………………………………………………. 30

4.2.5. Mức độ mất vị giác do tia xạ:……………………………………………………………. 31

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN ……………………………………………………………………….. 32

5.1. CÁC BIẾN CHỨNG CẤP TÍNH – TẠI CHỖ THƯỜNG GẶP VỚI

BỆNH NHÂN DO XẠ TRỊ………………………………………………………………………. 32

5.2. HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN, CHĂM SÓC. ………. 32

CHƯƠNG 6. KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………………. 34

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/