Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị các hình thái cạn cùng đồ

Luận văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị các hình thái cạn cùng đồ.Trong nhãn khoa hiện đại, đối với nhiều tình huống lâm sàng bỏ nhãn cầu vẫn là phương pháp điều trị bắt buộc. Phẫu thuật khoét bỏ nhãn cầu, múc nội nhãn hay nạo vét tổ chức hốc mắt được đưa ra sau một quá trình điều trị nhằm duy trì chức năng thị giác, bảo tồn chức năng thẩm mỹ và giảm đau nhức đã bị thất bại. Các chỉ định bỏ nhãn cầu khác gồm có điều trị khối u mắt, chấn thương mắt nặng không có khả năng bảo tồn hay nhãn cầu bị dị dạng, mất chức năng [3], [9], [14].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00188

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Bỏ nhãn cầu không những ảnh hưởng đến chức năng thị giác mà còn gây tác động rất lớn tới thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh. Do vậy các nghiên cứu cấu trúc hốc mắt không có nhãn cầu và phẫu thuật phục hồi thẩm mỹ là quan trọng giúp cho bệnh nhân lấy lại tự tin, hòa nhập với xã hội.

Sau khi bỏ nhãn cầu sẽ gây biến đổi động học của các cấu trúc hốc mắt nên thuật ngữ cùng đồ không còn nhãn cầu (anophthalmic socket) thường được đề cập đến trong y văn như là một hình thái lâm sàng riêng biệt [19], [22], [47], [52]. Vấn đề tái tạo chức năng cùng đồ cần nhắm tới: Bù trừ mất tổ chức, phục hồi một phần vận động và lắp được mắt giả.

Cạn cùng đồ rất dễ xảy ra sau khi bỏ nhãn cầu, đặc biệt ở những trường hợp không được đặt khuôn hốc mắt ngay từ đầu hoặc đã bỏ nhãn cầu một thời gian dài. Cạn cùng đồ phức tạp là do nhiều yếu tố phối hợp nhau như xơ hóa kết mạc, rối loạn cấu trúc các khoang mỡ, co rút và xơ hóa các cơ nâng mi và các cơ vận nhãn, teo mỡ hốc mắt làm cho lắp mắt giả bị khó khăn hay không thể thực hiện được.

Phương pháp tạo hình cùng đồ được đề ra tùy thuộc vào các loại biến đổi xảy ra ở hốc mắt. Ví dụ: ghép mỡ hay da, niêm mạc được dành cho trường hợp teo thiếu tổ chức hốc mắt được Smith và PetreUi mô tả năm 1978 [46]. Cố định cùng đồ dưới áp dụng khi có hiện tượng dịch chuyển khối mỡ dưới ra trước [12], [36] và phối hợp nhiều phương pháp được áp dụng cho cạn cùng đồ do nhiều nguyên nhân phức tạp.

Từ năm 1995, tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về xử trí cạn cùng đồ như: kỹ thuật sử dụng khuôn độn ổ mắt theo dạng khuôn tĩnh cải biên để tạo hình cùng đồ của Nguyễn Huy Thọ (1995) [8], ghép niêm mạc môi có kết hợp khâu cùng đồ dưới vào màng xương bờ dưới hốc mắt của Phạm Hồng Vân (2002) [12], phương pháp ghép da mỡ tự thân của Trịnh Bá Thúc (2008) [13]. Ghép mỡ bì điều trị lõm mắt sau bỏ nhãn cầu cũng được tác giả Nguyễn Thị T hu Trang đề cập đến năm 2010 [11]. Nhìn chung các nghiên cứu chỉ nhắm đến một hình thái cạn cùng đồ cụ thể và chỉ áp dụng một kỹ thuật tạo hình cho tất cả các đối tượng. Thực tế trên các bệnh nhân bị cạn cùng đồ đến khám tại bệnh viện Mắt Trung ương, chúng tôi nhận thấy đặc điểm lâm sàng thường đa dạng và phức tạp. Chúng tôi đã sử dụng một số kỹ thuật khác nhau để tạo hình cho mỗi loại hình thái và mức độ cạn cùng đồ, đặc biệt là các trường hợp cạn cùng đồ nặng và phức tạp, nhưng chưa có sự thống kê và đánh giá đầy đủ về hiệu quả của các phương pháp này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị các hình thái cạn cùng đồ“, với 2 mục tiêu:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng cạn cùng đồ của các bệnh nhân đã bỏ nhãn cầu, không lắp được mắt giả đến khám tại Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 10 – 2011 đến tháng 7 – 2012.

2. Đánh giá hiệu quả một số phương pháp phẫu thuật tái tạo cùng đồ được áp dụng. 

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1. SƠ LƯỢC VỀ GIẢI PHẪU 3

1.1.1. Hốc mắt 3

1.1.2. Các cơ trong hốc mắt 4

1.1.3. Tổ chức mỡ trong hốc mắt 6

1.1.4. Tổ chức xơ và sụn 8

1.1.5. Kết mạc 9

1.2. CÁC BIẾN ĐỔI ĐỘNG HỌC SAU KHI BỎ NHÃN CẦU 10

1.2.1. Mất thể tích 11

1.2.2. Tái phân bố cấu trúc hốc mắt 12

1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT TẠO HÌNH CÙNG ĐỒ 14

1.3.1. Đặt độn hốc mắt thì hai 14

1.3.2. Điều trị cạn cùng đồ do xơ hóa kết mạc 16

1.3.3. Điều trị hội chứng rãnh mi trên 17

1.3.4. Điều trị cạn cùng đồ phối hợp các biến chứng có liên quan đến độn

hốc mắt 20

1.4. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TẠO HÌNH CÙNG ĐỒ TRÊN THẾ GIỚI

VÀ VIỆT NAM 22

1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới 22

1.4.2. Các nghiên cứu tại Việt nam 22

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 24

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 24

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 24

2.2.  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 24

2.2.2. Mẫu nghiên cứu 25

2.2.3. Phương tiện nghiên cứu 25

2.2.4. Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ 26

2.2.5. Đánh giá đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân trước phẫu thuật 26

2.2.6. Phân loại bệnh nhân 27

2.2.7. Phương pháp phẫu thuật 27

2.2.8. Theo dõi hậu phẫu 31

2.2.9. Đánh giá kết quả sau phẫu thuật 31

2.2.10. Xử lý số liệu 33

2.3. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 33

Chương 3: KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU 34

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 34

3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới 34

3.1.2. Phân bố mắt phẫu thuật 35

3.1.3. Lý do phẫu thuật bỏ nhãn cầu 35

3.1.4. Thời gian đã bỏ nhãn cầu 36

3.1.5. Thời gian theo dõi sau mổ 37

3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH NHÂN CẠN CÙNG ĐỒ 37

3.2.1. Hình thái cạn cùng đồ 37

3.2.2. Hình thái cạn cùng đồ theo thời gian bỏ nhãn cầu 38

3.2.3. Hình thái c ạn cùng đồ theo tuổi 39

3.2.4. Phân loại mức độ cạn cùng đồ 40

3.2.5. Mức độ cạn cùng đồ theo hình thái lâm sàng 40

3.2.6. Tổn thương phối hợp 41

3.3. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT 41
3.3.1. Phương pháp phẫu thuật 41
3.3.2. Kết quả các phương pháp phẫu thuật 43
3.3.3. Đánh giá thẩm mỹ mắt giả 47
3.3.4. Biến chứng phẫu thuật 48
3.3.5. Phẫu thuật phối hợp 49
Chương 4: BÀN LUẬN 51
4.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN 51
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới 51
4.1.2. Phân bố mắt phẫu thuật 52
4.1.3. Lý do bỏ nhãn cầu 52
4.1.4. Thời gian đã bỏ nhãn cầu 53
4.1.5. Thời gian theo dõi sau phẫu thuật 53
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CẠN CÙNG ĐỒ 54
4.2.1. Hình thái lâm sàng 54
4.2.2. Mức độ cạn cùng đồ 56
4.3. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT 60
4.3.1. Phương pháp phẫu thuật 60
4.3.2. Kết qủa phẫu thuật 63
4.3.3. Tính thẩm mỹ mắt giả 68
4.3.4. Biến chứng của phẫu thuật 71
KẾT LUẬN 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiêng Việt
1. Bộ môn Mắt – Trường ĐH Y HN (2005). “Bài giảng nhãn khoa bán phần trước nhãn cầu”, Nhà Xuất bản Y học.
2. Bộ môn mắt – Trường ĐH Y HN (2006). “Thực hành nhãn khoa”, Nhà Xuất bản Y học.
3. Đỗ Như Hơn, Nguyễn Quốc Anh (2002). “Tình hình chấn thương mắt (1995-2000).” Nội san nhãn khoa, tập 6: tr.23- 25 4. Hội nhãn khoa Mỹ (2002). “Giải phẫu học của con mắt và các bộ phận phụ thuộc”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Khoa y tê công cộng – Trường ĐHYHN (2006). “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong y học và sức khỏe cộng đồng”, NXB Y học.
6. Lương Thư Hà (2007). “Đánh giá kết quả phẫu thuật gắn cơ vào implant hốc mắt chất liệu acrylic”, Tạp chí Nghiên cứu Y học. Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 11: tr.12-14.
7. Ngô Như Hòa (1981). “Thực hành nhãn khoa”, NXB Y học, tập 1: tr.78.
8. Nguyễn Huy Thọ (1995). “Kỹ thuật tạo hình mi và cùng đồ trong điều trị di chứng vết thương ở mắt”, Luận văn Phó tiến sĩ khoa học Y dược. Học viện Quân Y, Bộ quốc phòng.
9. Nguyễn Huy Thúy (1981). “Kinh nghiệm trong phẫu thuật tạo hình ổ mắt , lắp mắt giả trên 300 trường hợp qua 10 năm chiến tranh chống
Mỹ cứu nước(1965-1975)”, Kỷ yếu công trình khoa học kỹ thuật Quân Y ngoại khoa, Tập 1: tr.70-75.
10. Nguyễn Phú Thiện (2001). “Vá da – Tạo cùng đồ hốc mắt để đặt mắt giả”, Luận văn Thạc sỹ. Đại học Y Thành phố Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Thị Thu T rang (2011). “Đánh giá kết quả phẫu thuật ghép mỡ trong tạo hình tổ chức hốc mắt”, Luận văn Thạc sỹ. Đại học Y Hà Nội.
12. Phạm Hồng Vân (2002). “Kỹ thuật ghép niêm mạc môi có kết hợp khâu cùng đồ dưới vào màng xương bờ dưới hốc mắt trong tạo hình cùng đồ”, Luận văn Thạc sỹ. Đại học Y Hà Nội.
13. Trịnh Bá Thúc (2008). “Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo cùng đồ với chất liệu da mỡ tự thân để đặt mắt giả”, Tạp chí Nghiên cứu Y học – Y Học TP. Hồ Chí Minh tập 13: tr.61-64.
14. Võ Văn Dược (2010). “Nghiên cứu phẫu thuật múc nội nhãn kết hợp độn bi Silicon trong chóp cơ”, Luận văn Thạc sỹ. Đại học Y Hà Nội.

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/