Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của sụp mi bẩm sinh tại Bệnh Viện Mắt Trung ương
Luận văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của sụp mi bẩm sinh tại Bệnh Viện Mắt Trung ương.Mi mắt là một bộ phận rất nhỏ trên khuôn mặt nhưng lại có chức năng hết sức quan trọng, ngoài việc thể hiện cảm xúc mi mắt còn bảo vệ đôi mắt tránh khỏi tác nhân có hại từ bên ngoài, một trong những giác quan quan trọng nhất của con người. Do đó, khi có bệnh lý nào xảy ra ở mi mắt thì đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giải phẫu và chức năng của đôi mắt.
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00189 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Sụp mi bẩm sinh là một tình trạng bệnh lý của mi mắt và thường gặp ở trẻ em. Trong một công trình nghiên cứu về tình hình các bệnh mắt và mù lòa ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Miền Bắc Việt Nam (1985 – 1986) [5] cho thấy tỉ lệ sụp mi bẩm sinh là 0.18% [5] và theo Berke thì tỷ lệ sụp mi bẩm sinh chiếm khoảng 62 – 88% số trẻ bị sụp mi [13], [17].
Sụp mi bẩm sinh không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chức năng thị giác. Theo Fiergang D.L. và cộng sự (1999) ở bệnh nhân sụp mi tỷ lệ nhược thị có thể tăng cao từ 18% đến 27%. Theo Thapa R. (2010) có 19,2% bệnh nhân sụp mi bị nhược thị và hay đi kèm theo lác và tật khúc xạ. Sụp mi bẩm sinh thường liên quan đến sự phát triển bất thường quá trình hình thành phát triển cơ nâng mi. Đánh giá bệnh nhân sụp mi bẩm sinh đầu tiên phải khai thác các yếu tố như tiền sử sản khoa, tiền sử gia đình hoặc qua hình ảnh cũ của bệnh nhân.
Như vậy sụp mi có liên quan và nhiều khi là nguyên nhân gây ra một loạt các hệ lụy khác như loạn thị, nhược thị hay các tư thế bù trừ. Vì vậy việc đánh giá đúng tình trạng sụp mi và các bệnh lý đi kèm trong sụp mi sẽ góp phần quan trọng trong việc khám, chẩn đoán và chỉ định điều trị. Phẫu thuật nhằm đạt được yêu cầu thẩm mỹ và duy trì chức năng thị giác, phòng ngừa nhược thị cho bệnh nhân sụp mi bẩm sinh.
Bên cạnh việc ảnh hưởng đến thẩm mỹ sụp mi ảnh hưởng nhiều đến chức năng giải phẫu nhãn cầu, nhiều nghiên cứu trên thế giới nhận thấy tỷ lệ lác, loạn thị và nhược thị là không nhỏ có thể tới 25 – 30% [19], [24], [28].
Tại Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá một cách toàn thể đặc điểm lâm sàng và các bệnh lý nhãn cầu đi kèm trong sụp mi bẩm sinh.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của sụp mi bẩm sinh tại Bệnh Viện Mắt Trung ương” nhằm mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của sụp mi bẩm sinh.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến sụp mi bẩm sinh.
MỤC LỤC
Chương 1: TỔNG QUAN 9
1.1. CẤU TẠO GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ HỌC MI MẮT 9
1.1.1. Phôi thai học của mi mắt 9
1.1.2. Giải phẫu sinh lý mi mắt 9
1.2. BỆNH HỌC SỤP MI 15
1.2.1. Định nghĩa 15
1.2.2. Phân loại 15
1.2.3. Cơ chế bệnh học của sụp mi bẩm sinh 19
1.2.4. Thăm khám và đánh giá 20
1.3. Sự liên quan giữa sụp mi với một số yêu tố kèm theo 24
Chương II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 26
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 26
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 26
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 26
2.2.2. Cỡ mẫu 26
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu 27
2.2.4. Cách thức nghiên cứu 28
2.2.5. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
3.1. Đặc điểm bệnh nhân 36
3.1.1. Tình hình bệnh nhân theo tuổi và giới 36
3.1.2. Tiền sử bệnh 37
3.1.3. Thời gian phát hiện của sụp mi bẩm sinh 38
3.1.4. Các hình thái sụp mi bẩm sinh 38
3.1.5. Mức độ sụp mi bẩm sinh 39
3.1.6. Chức năng cơ nâng mi 40
3.1.7. Độ cao khe mi 40
3.1.8. Nếp mi 41
3.2. Sự liên quan của sụp mi bẩm sinh với các yếu tố khác 41
3.2.1. Sự liên quan giữa thời gian phát hiện bệnh và bệnh nhân sụp mi 41
3.2.2. Sự liên quan giữa mức độ sụp mi và chức năng cơ nâng mi 42
3.2.3 . Sự liên quan của các bệnh lý trên bệnh nhân sụp mi bẩm sinh …. 44
3.2.4. Sự liên quan giữa mắt sụp mi và tật khúc xạ 45
3.2.5. Sự liên quan giữa mắt sụp mi và loạn thị giác mạc 46
3.2.6. Sự liên quan giữa mắt sụp mi và lệch khúc xạ 48
3.2.7. Sự liên quan giữa mắt sụp mi và thị lực, nhược thị 49
3.2.8. Sự liên quan giữa mắt sụp mi và nhược thị 50
3.2.9. Sự liên quan giữa bệnh nhân sụp mi với hẹp khe mi, epicanthus.. 51
3.2.10. Sự liên quan giữa mức độ sụp mi và nếp mi 52
3.2.11. Sự liên quan giữa mức độ sụp mi và lác 53
Chương 4 : BÀN LUẬN 54
4.1. Bàn luận về đặc điểm bệnh nhân sụp mi bẩm sinh 54
4.1.1. Tình hình bệnh nhân theo tuổi và giới 54
4.1.2. Thời gian phát hiện và tiền sử của sụp mi bẩm sinh 56
4.1.3. Các hình thái sụp mi bẩm sinh 57
4.1.4. Bàn luận về mức độ sụp mi 58
4.1.5. Về chức năng cơ nâng mi 59
4.1.6. Về độ cao khe mi và nếp mi 61
4.2. Bàn luận về sự liên quan của sụp mi bẩm sinh với các bệnh lý đi kèm. 62
4.2.1. Sự liên quan giữa thời gian phát hiện bệnh và bệnh nhân sụp mi 63
4.2.2. Sự liên quan giữa mức độ sụp mi và chức năng cơ nâng mi 63
4.2.3. Sự liên quan của các bệnh lý trên bệnh nhân sụp mi bẩm sinh 64
4.2.4. Sự liên quan giữa sụp mi và tật khúc xạ 65
4.2.5. Sự liên quan giữa mắt sụp mi và loạn thị giác mạc 66
4.2.6. Sự liên quan giữa mắt sụp mi và lệch khúc xạ 67
4.2.7. Sự liên quan giữa mức độ sụp mi thị lực và nhược thị 67
4.2.8. Sự liên quan giữa bệnh nhân sụp mi với hẹp khe mi, epicanthus và
nếp mi 69
4.2.9. Sự liên quan giữa mức độ sụp mi và lác 70
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Tiếng Việt
1. Nguyễn Đức Anh (1998-1999), “Sụp mi”, Hốc mắt, mi mắt và hệ thống lệ, tập 7, tr.121-127.
2. Trần Tuấn Bình (2009), “Đánh giá kết quả lâu dài của phẫu thuật treo cơ trán sử dụng chỉ MERSILENE trong điều trị sụp mi bẩm sinh”, luận văn Thạc sĩ Y Học, Trường Đại Học Y Hà Nội.
3. Phan Dần (1970), “Các rối loạn vận động mi mắt”, Nhãn khoa, tập I, NXB Y Học, tr.72-77.
4. Phan Dần, Phạm Trọng Văn (1998), “Sụp mi”, Phẫu thuật tạo hình mi mắt, NXB Y Học, Hà Nội, tr.145-169.
5. Nguyễn Chí Dũng (1991), “ Tình hình các bệnh mắt và mù lòa ở trẻ em dưới 5 tuổi ở miền Bắc Việt Nam (1985 – 1986)”, Kỉ yếu hội nghị khoa học kĩ thuật ngành Mắt Hà Nội, tập 1.
6. Lê Tuấn Dương (2003), Nghiên cứu sử dụng chỉ polypropylene treo mi vào cơ trán trong phẫu thuật điều trị sụp mi bẩm sinh, luận văn Thạc sĩ Y Học, Trường Đại Học Y Hà Nội.
7. Đào Chí Kiên (2003), Góp phần nghiên cứu hiệu quả của kĩ thuật tạo hai mí theo SIMONTON J.T trong phẫu thuật điều trị sụp mi bẩm sinh, luận văn Thạc sĩ Y Học, Trường Đại Học Y Hà Nội.
8. Lê Đỗ Thùy Lan (2008), “Sụp mi bẩm sinh”, Dị tật bẩm sinh ở mắt và các phương pháp điều trị, tập 1, NXB Y Học.
9. Trịnh Văn Minh (2001), “Cơ quan thị giác”, Giải phẫu người, tập I, NXB Y Học, tr.605-624.
10. Lê Tuấn Nghĩa (2002), Góp phần nghiên cứu điều trị sụp mi bẩm sinh bằng phương pháp rút ngắn cơ nâng mi trên, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại Học Y Hà Nội.
11. Nguyễn Xuân Nguyên, Phan Dẫn, Thái Thọ (1993), “Mi măt”, Giải Phẫu mắt ứng dụng trong lâm s àng và sinh lý thị giác, tr.24-30.
12. Nguyễn Quang Quyền (1995), “Cơ quan thị giác”, Bài giảng giải phẫu học, tập I, NXB Y Học, tr.410-423.
13. Trần Thiết Sơn (2000), “Điều trị sụp mi bẩm sinh bằng phương pháp cắt ngắn cơ nâng mi trên”, Kỉ yếu hội nghị khoa học kĩ thuật ngành mắt Hà Nội, tập 2.
14. Hà Huy Tài, Phạm Ngọc Bích, Trần Thu Thủy (1991), “Phẫu thuật sụp mi bằng rút ngắn cơ nâng mi trên”, Kỉ yếu hội nghị khoa học kỹ thuật ngành mắt Hà nội, tập 2.
15. Lê Minh Thông (1996), Nghiên cứu cải tiến phẫu thuật Berke trong điều trị sụp mi bẩm sinh có chức năng cơ kém, Luận án phó tiến sĩ khoa học y dược, Trường Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
Recent Comments