Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và một số yếu tố tiên lượng của chảy máu thân não
Luận văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và một số yếu tố tiên lượng của chảy máu thân não.Tai biến mạch não (TBMN) là vấn đề luôn mang tính thời sự của y học, đã và đang được quan tâm trên toàn thế giới vì tỷ lệ thường gặp và tỷ lệ tử vong cao, để lại di chứng nặng nề trong lao động, sinh hoạt cho bệnh nhân và gánh nặng về kinh tế, tinh thần cho gia đình và xã hội. Hội nghị đột quỵ não Châu Âu (1997) xác định: “Tàn phế do đột quỵ não đứng hàng đầu trong các loại bệnh ” [32].
Gần đây Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) đã cảnh báo rằng đột quỵ não được xem như một vấn đề sức khỏe cộng đồng chủ yếu ở cả các nước phát triển và các nước đang phát triển. Ở châu Âu, cứ 100.000 dân có 141¬219 người mắc cơn đột quỵ não đầu tiên. Ở Hoa Kỳ hàng năm có khoảng 700.000 mắc đột quỵ não trong đó có 500.000 trường hợp mắc đột quỵ não lần đầu tiên và 200.000 trường hợp tái phát, chiếm trên 50% các bệnh thần kinh cấp tính nằm viện, tính trung bình cứ mỗi 45 giây có một đột quỵ não xảy ra. Tử vong do đột quỵ não đứng hàng thứ ba sau bệnh ung thư và bệnh lý tim mạch [2S].
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00088 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Ở Việt Nam, theo Nguyễn Văn Đăng và cộng sự (1995) qua mẫu điều tra 976.441 người, thấy tỷ lệ hiện mắc điểm là 75,14/100.000 dân, tỷ lệ mới mắc là 55,2/100.000 dân [6]. Theo Hoàng Khánh, Huỳnh Văn Minh và cộng sự (1994), tỷ lệ hiện mắc tai biến mạch não là 288/100.000, tăng lên rõ rệt theo tuổi [16]. Tần suất năm cũng có xu hướng tăng lên những năm gần đây từ 8,87 đến 47,67. Theo Lê Văn Thành và cộng sự (1994), tỷ lệ hiện mắc bệnh trung bình hàng năm là 416/100.000 dân, tỷ lệ mới mắc là 152/100.000 dân [trích 32].
Tỷ lệ đột quỵ não tăng nhanh theo tuổi, khoảng 1/4 các trường hợp xảy ra dưới tuổi 65, 1/2 xảy ra dưới tuổi 75. Dự báo tới năm 2025 ở Hoa Kỳ sẽ có khoảng 18,7% dân số mắc đột quỵ não [42]. Vì vậy, đột quỵ não là một cấp cứu y tế khẩn cấp [28].
Đột quỵ do chảy máu thân não là một tai biến rất nặng, thường do biến chứng vỡ mạch của cơn tăng huyết áp ác tính. Chảy máu thân não theo thống kê chiếm khoảng 10% các trường hợp chảy máu não được phẫu tích tử thi [24].
Ở nước ta trước đây, do các phương tiện thăm dò chẩn đoán hình ảnh còn hạn chế nên những nghiên cứu đề cập đến TBMN vùng thân não còn chưa nhiều. Ngày nay, với những thăm dò hình ảnh hiện đại, điều kiện kinh tế khá hơn, cho phép áp dụng các tiến bộ mới vào chẩn đoán và điều trị ngày càng nhiều. Với mong muốn góp phần tìm hiểu thêm về kiến thức lâm sàng và hình ảnh học của TBMN nói chung và những nét riêng biệt trong chảy máu thân não nói riêng, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và một số yếu tố tiên lượng của chảy máu thân não” nhằm hai mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học của chảy máu thân não.
2. Nhận xét một số yếu tố tiên lượng của chảy máu thân não.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. ĐIỂM TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI 3
1.2. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG THÂN NÃO 4
1.3. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU, SINH LÝ TUẦN HOÀN NÃO 9
1.3.1. Hệ thống động mạch não 9
1.3.2. Hệ thống tĩnh mạch não 10
1.3.3. Tuần hoàn bàng hệ của não 11
1.3.4. Sinh lý tuần hoàn não 11
1.3.5. Tưới máu thân não 12
1.4. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI ĐỘT QUỴ NÃO 13
1.4.1. Định nghĩa đột quỵ não 13
1.4.2. Phân loại đột quỵ não 14
1.5. NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA CHẢY MÁU NÃO … 16
1.5.1. Nguyên nhân của chảy máu não 16
1.5.2. Cơ chế sinh bệnh của chảy máu não 16
1.6. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA CHẢY MÁU NÃO 17
1.7. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CHẢY MÁU THÂN NÃO 19
1.7.1. Đặc điểm chung của chảy máu thân não 19
1.7.2. Các hội chứng giao bên hay gặp trên lâm sàng 19
1.8. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN CẬN LÂM SÀNG 22
1.8.1. Chụp cắt lớp vi tính sọ não 22
1.8.2. Chụp cộng hưởng từ 23
1.8.3. Chụp mạch máu não 25
1.8.4. Một số phương pháp chẩn đoán khác 25
1.8.5. Một số xét nghiệm khác 25
1.9. CHẨN ĐOÁN CHẢY MÁU THÂN NÃO 26
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 27
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 27
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 28
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 28
2.2.2. Nội dung nghiên cứu 28
2.2.3. Nghiên cứu lâm sàng 28
2.2.4. Chụp cắt lớp vi tính sọ não 31
2.2.5. Chụp cộng hưởng từ 32
2.2.6. Các xét nghiệm cận lâm sàng khác 32
2.2.7. Nghiên cứu liên quan giữa triệu chứng lâm sàng với hình ảnh
chụp cắt lớp vi tính và/hoặc cộng hưởng từ 33
2.2.8. Nghiên cứu các yếu tố lâm sàng, chụp cắt lớp vi tính và/hoặc cộng
hưởng từ liên quan tiên lượng chảy máu thân não 33
2.3. TỔNG KẾT, XỬ LÝ SỐ LIỆU 33
2.4. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 33
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 34
3.1.1. Phân bố theo tuổi và giới 34
3.1.2. Thời gian xảy ra tai biến chảy máu thân não trong ngày 35
3.1.3. Thời gian xảy ra tai biến chảy máu thân não theo các tháng trong năm 36
3.1.4. Thời gian từ khi khởi bệnh đến khi vào viện 37
3.1.5. Một số yếu tố nguy cơ 38
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHẢY MÁU THÂN NÃO 39
3.2.1. Hoàn cảnh khởi phát 39
3.2.2. Cách khởi phát 39
3.2.3. Tiền triệu 40
3.2.4. Các triệu chứng giai đoạn khởi phát 41
3.2.5. Triệu chứng toàn phát 42
3.2.6. Các hội chứng định khu tổn thương thân não 44
3.2.7. Mức độ tăng huyết áp khi vào viện 44
3.2.8. Các xét nghiệm máu 45
3.3. HÌNH ẢNH CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH VÀ/HOẶC CỘNG HƯỞNG
TỪ NÃO 46
3.3.1. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính 46
3.3.2. Hình ảnh chụp cộng hưởng từ não 48
3.3.3. Vị trí chảy máu trên chụp CLVT sọ não và/hoặc CHT 49
3.3.4. Đường kính và thể tích của ổ máu tụ thân não 49
3.3.5. Xâm phạm của khối máu tụ thân não 50
3.3.6. Liên quan triệu chứng thần kinh khu trú với từng loại chảy máu
thân não 51
3.3.7. So sánh đặc điểm lâm sàng giữa nhóm bệnh nhân nặng,tử vong và
nhóm bệnh nhân ổn định ra viện 53
3.3.8. Đặc điểm CLVT và/hoặc CHT giữa nhóm bệnh nhân nặng, tử vong
và nhóm bệnh nhân ổn định ra viện 54
3.3.9. Phân tích các yếu tố tiên lượng chảy máu thân não theo phân tích
hồi qui Logistic 56
3.3.10. Liên quan giữa các yếu tố tiên lượng nặng trên lâm sàng với các
loại chảy máu 57
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 59
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CHẢY MÁU THÂN NÃO 59
4.1.1. Tuổi và giới 59
4.1.2. Thời gian xảy ra chảy máu thân não 60
4.1.3. Thời gian xảy ra chảy máu thân não đến khi vào viện 61
4.1.4. Các yếu tố nguy cơ 61
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHẢY MÁU THÂN NÃO 62
4.2.1. Tiền triệu 62
4.2.2. Đặc điểm lâm sàng chung của chảy máu thân não 62
4.2.3. Các hội chứng lâm sàng định khu tổn thương chảy máu thân não. 66
4.2.4. Huyết áp lúc vào viện 68
4.3. HÌNH ẢNH CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH VÀ/HOẶC CỘNG HƯỞNG TỪ
TRONG CHẢY MÁU THÂN NÃO 69
4.3.1. Thời điểm chụp cắt lớp vi tính và/hoặc cộng hưởng từ 69
4.3.2. Hình ảnh khối máu tụ trên cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ não … 70
4.4. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH
VÀ/HOẶC CỘNG HƯỞNG TỪ THEO TỪNG LOẠI CHẢY MÁU THÂN NÃO 75
4.5. CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TRONG CHẢY MÁU THÂN NÃO 76
4.5.1. Các dấu hiệu lâm sàng 76
4.5.2. Đặc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và/hoặc cộng hưởng từ …. 78
4.5.3. Xác định các yếu tố tiên lượng chảy máu thân não qua phân tích hồi
qui logistic 80
KẾT LUẬN 82
KIẾN NGHỊ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Trần Tuấn Anh (2001), Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân chảy máu não khu vực dưới lều tiểu não, Luận văn Thạc sĩ Y học, Học viện Quân Y.
2. Nguyễn Văn Chương (2005), Thực hành lâm sàng thần kinh học, Nhà xuất bản Y Học.
3. Nguyễn Văn Chương (2006), Nghiên cứu lâm sàng và điều trị đột quỵ não tại khoa Nội Thần kinh Bệnh viện 103, Hội nghị khoa học chuyên ngành Đột quỵ toàn quân lần thứ 2, số đặc biệt, Tạp chí Y dược lâm sàng, 108 – 2006.
4. Nguyễn Văn Chương (2007) , “ Đột quỵ não”, Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.
5. Nguyễn Thế Duy, Nguyễn Văn Thông (2000), Nhân 7 trường hợp xuất huyết thân não, Tạp chí thông tin Y dược, số chuyên đề 12/2000, 87-88.
6. Nguyễn Văn Đăng và cộng sự (1995), Điều tra dịch tễ học tai biến mạch máu não trong cộng đồng và bệnh viện, Công trình cấp Bộ 1984-1994.
7. Nguyễn Văn Đăng (1998), Tai biến mạch máu não, Nhà xuất bản Y học, tr 156-220.
8. Nguyễn Văn Đăng (2000), Tai biến mạch máu não, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội – 2000.
9. Phạm Thị Thu Hà, Lê Đức Hinh, Trần Ngọc Ân, Nhận xét một số đặc
điểm dịch tễ, lâm sàng của tai biến mạch máu não tại Bệnh viện E (2000 – 2001), Hội nghị KH lần 6 – Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội 12/2006.
10. Nguyễn Minh Hiện (1999), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính, các yếu tố nguy cơ và tiên lượng ở bệnh nhân chảy máu não., Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y.
11. Nguyễn Minh Hiện (2003), Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh CT.SCANNER và yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân chảy máu dưới lều tiểu não, Hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 47 năm thành lập chuyên khoa Thần kinh, chuyên đề: Những tiến bộ mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý mạch máu não, tr 141-145.
12. Nguyễn Minh Hiện, Phạm Đình Đài (2006), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nguyên nhân chảy máu não ở người lớn không có tiền sử tăng huyết áp, Tạp chí Y học lâm sàng – Bệnh viện Bạch Mai, số 10, 54 – 57.
13. Lê Đức Hinh (2002), Một số đặc điểm dịch tễ học về Tai biến mạch máu não tại Việt Nam. Hội thảo quốc tế lần thứ nhất Chuyên đề Tai biến mạch máu não, Bệnh viện Bạch Mai, tr 35.
14. Lê Đức Hinh và nhóm chuyên gia (2007), Tai biến mạch máu não. Hướng dân chan đoán và xử trí, Nhà xuất bản Y học.
15. Nguyễn Thy Hùng, Lê Văn Thành và cộng sự (1998), Nghiên cứu sơ bộ về dịch tễ và tai biến mạch máu não tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang và Kiên Giang, Hội nghị khoa học về Thần kinh học – Hà nội. 9 – 1998.
16. Hoàng Khánh (1996), Nghiên cứu mối liên quan giữa thời tiết và tai biến mạch máu não ở người trưởng thành tại Thừa Thiên Huế, Luận án Phó Tiến sĩ Y học , Đại học Y Hà Nội.
17. Hoàng Đức Kiệt (1998), Chẩn đoán X quang cắt lớp vi tính sọ não, Học viện Quân Y, Nhà xuất bản Y học.
18. Hồ Hữu Lương (1993) , Lâm sàng thần kinh, Nhà xuất bản Y học.
19. Hồ Hữu Lương(1998), Tai biến mạch máu não, Lâm sàng thần kinh tập 3, Nhà xuất bản Y học, 203-226.
20. Hồ Hữu Lương (2006), Chẩn đoán định khu thương tổn hệ thần kinh, Nhà xuất bản Y học.
21. Nguyễn Tiến Nam, Lê Văn Thính, (2008) , Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của chảy máu cầu não, Tạp chí Y học lâm sàng – Bệnh viện Bạch Mai số 31, 49-53.
22. Nguyễn Xuân Thản (1997), Chương trình chuẩn hóa định khu tổn thương hệ thần kinh, Học viện Quân Y, 3 – 32.
23. Nguyễn Xuân Thản (2001), Chảy máu não, Bệnh học Thần kinh, Học viện Quân Y, 52-60.
24. Nguyễn Xuân Thản (2004), Bệnh mạch máu não và tủy sống, Nhà xuất bản Y học, 124-167.
25. Lê Văn Thính, Lê Đức Hinh, Hoàng Đức Kiệt (1996), Một số đặc điểm lâm sàng và chụp cắt lớp vi tính ở bệnh nhân nhồi máu não, Y học Việt Nam, số 9, tr 22 – 25.
26. Lê Văn Thính, Bùi Thị Tuyến (2006): Một số nhận xét lâm sàng của chảy máu cầu não, Tạp chíy học lâm sàng – Bệnh viện Bạch Mai, số 10, 34-36.
27. Lê Văn Thính, Nguyễn Thị Thanh Vân (2006), Một số nhận xét về tình hình tai biến mạch máu não vùng hố sau tại khoa Thần kinh Bệnh Viện Bạch Mai trong 5 năm (2001-2005), Tạp chí Y học lâm sàng – Bệnh viện Bạch Mai, số 10, 34-36.
28. Nguyễn Văn Thông, Trần Duy Anh, Hoàng Minh Châu, Lê Quang Cường, Nguyễn Hoàng Ngọc, Nguyễn Thị Tâm, Lê Văn Trường, Võ
Văn Nho (2005), Đột quỵ não – Cấp cứu – Điều trị – Dựphòng, Nhà xuất bản Y học.
29. Lê Tự Quốc Tuấn , Phạm Văn Ý (2003), Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tai biến mạch máu não dưới lều: khảo sát tiền cứu 47 trường hợp, Tập 7, phụ bản của số 4 Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tr 48-54, 2003.
30. Bùi Thị Tuyến (1996), Góp phần nghiên cứu lâm sàng và hình ảnh chụp cắt lớp vi tính chảy máu não trên bệnh nhân cao huyết áp, Luận án Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
31. Bùi Quang Tuyển (1998), Phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh cộng hưởng từ, Các phương pháp chẩn đoán bổ trợ về thần kinh, Nhà xuất bản Y học; 253 – 259.
32. Daniel D. Trương, Lê Đức Hinh, Nguyễn Thi Hùng, (2004), Thần kinh học lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.
Recent Comments