Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và kết quả điều trị u phyllode giáp biên và ác tính ở tuyến vú tại bệnh viện k
Luận văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và kết quả điều trị u phyllode giáp biên và ác tính ở tuyến vú tại bệnh viện k.U Phyllode là u đệm tế bào ngoại vi ống được Johanpners Muller mô tả lần dầu tiên vào năm 1938, còn được gọi là sarcôm phyllode. Từ đó đến nay có khoảng 50 tên được đặt tên cho khối u này. Trong những năm gần đây, hầu hết các tác giả thống nhất gọi là u phyllode nhằm tránh từ sarcôm vì hầu hết khối u này là lành tính. Nguồn gốc từ phyllode nhằm mô tả khối u có hình gân lá khi xem xét trên kính hiển vi quang học.
U phyllode là khối u hiếm của vú chiếm khoảng 0,3% trong các u vú. Dựa trên các đặc điểm mô học, người ta chia u phyllode làm 3 độ: lành tính, giáp biên và ác tính. Đặc điểm của u phyllode kể cả lành tính vẫn có tiềm năng tái phát. Với các khối u ác tính, tỷ lệ tái phát cao và có thể cho di căn xa theo đường máu, chủ yếu là di căn phổi, sau đó là xương, giống như sarcôm mô mềm. [41]
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00103 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
U phyllode ác tính chiếm <1% các khối u ác tính ở vú. Tại mỹ có khoảng 500 trường hợp được chẩn đoán hằng năm. Tỷ lệ u phyllode giáp biên và ác tính chiếm 24% và 20% [48].
Tại Bệnh viện K, đã có hai nghiên cứu về u phyllode như Đặng Thế Căn và Hoàng Văn Thi, chủ yếu nghiên cứu lâm sàng, mô bệnh học chung u phyllode. Tuy nhiên, hiện căn bệnh này vẫn còn ít tác giả quan tâm nghiên cứu, thậm chí còn một số Bác sĩ vẫn còn lúng túng trong chẩn đoán và điều trị, chưa hiểu rõ bản chất của khối u này. Theo hiểu biết của chúng tôi chưa có tác giả nào nghiên cứu về kết quả điều trị một cách đầy đủ. Việc điều trị căn bệnh này chưa được áp dụng một cách thống nhất giữa các trung tâm điều trị ung thư. Phân loại mô bệnh học của u phyllode cũng có nhiều thay đổi trong những năm gần đây [46].
Nhằm góp phần nâng cao chẩn đoán và điều trị u phyllode, đặc biệt khối u giáp biên và ác tính, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học u phyllode giáp biên và ác tính.
2. Đánh giá kết quả điều trị u phyllode giáp biên và ác tính tại Bệnh viện K từ 2005 đến 2012.
MỤC LụC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 11
1.1. GIẢI PHẪU TUYẾN VÚ Ở PHỤ NỮ TRƯỞNG THÀNH 11
1.1.1. Tuyến vú 11
1.1.2. Mạch máu của vú 12
1.1.3. Hệ thống bạch huyết của vú 13
1.1.4. Giải phẫu cơ và thần kinh 15
1.2. MÔ HỌC VÀ SINH LÝ TUYẾN VÚ 17
1.3. DỊCH TỄ HỌC VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ 19
1.4. GIẢI PHẪU BỆNH U PHYLLODE 20
1.4.1. Đại thể 20
1.4.2. Vi thể 20
1.4.3. Nghiên cứu hóa mô miễn dịch, siêu cấu trúc 22
1.5. CHẨN ĐOÁN U PHYLLODE 22
1.5.1. Lâm sàng 22
1.5.2 Cận lâm sàng 23
1.5.3. Chẩn đoán phân biệt 24
1.6. ĐIỀU TRỊ U PHYLLODE 25
1.6.1. Phẫu thuật 25
1.6.2. Xạ trị 27
1.6.3. Hóa trị 28
1.7. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU U PHYLLODE 29
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 31
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 31
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 31
2.1.3. Cỡ mẫu nghiên cứu 32
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.2.1. Loại hình nghiên cứu 32
2.2.2. Tiến hành nghiên cứu 32
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU 35
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 37
3.2. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU BỆNH 42
3.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 44
3.3.1. Phương pháp điều trị 44
3.3.2. Đặc điểm tái phát, di căn 46
3.3.3. Kết quả sống thêm 49
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 52
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MÔ BỆNH HỌC 52
4.1.1. Về đặc điểm lâm sàng 52
4.1.2. Về đặc điểm mô bệnh học 60
4.2. VỀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 65
4.2.1. Cách thức điều trị 65
4.2.2. Kết quả điều trị 67
KẾT LUẬN 70
KIẾN NGHỊ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Tiếng Việt
1. Phạm Thị Hoàng Anh, Nguyễn Thị Hoài Nga, Trần Hồng Trường & CS (2002): Tình hình bệnh ung thư trên người Hà Nội giai đoạn 1996-1999. Tạp chí Y học thực hành.
2. Đặng Thế Căn, Hoàng Xuân Kháng (1991): Nhận xét về một số di căn hạch của các saccôm không thuộc hệ tạo huyết tại Bệnh viện K từ 1975- 1985. Y học Việt Nam. Tập 158.
3. Đặng Thế Căn, Hoàng Xuân Kháng (1991): Qua 28 trường hợp u vú loại cystosarcome phyllode. Y học Việt Nam. Tập 158.
4. Nguyễn Bá Đức (2002): Những tiến bộ mới trong điều trị bệnh ung thư. Tạp chí Y học thực hành-Bộ Y tế.
5. Nguyễn Bá Đức (2003): Bệnh ung thư vú. NXB Y học
6. Nguyễn Đăng Đức (1999): Nghiên cứu mô học, hóa mô miễn dịch và siêu cấu trúc ung thư biểu mô vú. Luận án Phó tiến sỹ Y học Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Khương Văn Duy (2000): Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ ung thư vú điều trị tại Bệnh viện K và các yếu tố nguy cơ. Luận án tiến sỹ Y học. Hà Nội 2000.
8. Đặng Tiến Hoạt (1994): Nghiên cứu giá trị chẩn đoán tế bào học chọc hút kim nhỏ ung thư vú và các bệnh vú khác. Luận án Phó tiến sỹ. BQPHọc viện Quân Y Hà Nội.9. Nguyễn Mạnh Hùng, Lê Đình Roanh, Hoàng Xuân Kháng (1990): Nghiên cứu hình thái học lâm sàng 205 trường hợp ung thư vú. Tạp chí Y học thực hành số 5: 30-33.
10. Nguyễn Mạnh Hùng, Lê Đình Roanh, Hoàng Xuân Kháng (1991): Đánh giá tổ chức học của ung thư biểu mô tuyến vú. Y học Việt Nam. Tập 158: 120-122.
11. Đoàn Hữu Nghị, Phạm Hoàng Anh (1991): Phân bố ung thư theo lứa tuổi. Y học Việt Nam. Tập 158: 20-25.
12. Lê Đình Roanh (2001): Bệnh học các khối u. Ung thư vú. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. Tr 189-211.
13. Lê Đình Roanh, Đặng Thế Căn, Tạ Văn Tờ, Nguyễn Phi Hùng (2001): Hóa mô miễn dịch (HMMD) thụ thể estrogen (ER), Progesteron (PR) trong ung thư vú. Y học Việt Nam. Đặc san giải phẫu bệnh: 17-22.
14. Hoàng Văn Thi (2004). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng mô bệnh học và kết quả điều trị u phyllode tại Bệnh viện K từ năm 1990 đến năm 1999. Luận văn Bác sĩ chuyên khoa 2.
15. Đỗ Doãn Thuận, Nguyễn Bá Đức & CS: Chẩn đoán các khối u tuyến vú ở Bệnh viện K năm 1998. Tạp chí thông tin Y dược học. Số đặc biệt chuyên đề ung thư, Bộ Y tế.
16. Đỗ Doãn Thuận, Nguyễn Văn Định, Hoàng Văn Thi (2000): Kết quả bước đầu chẩn đoán sớm ung thư vú theo phương pháp mổ sinh thiết với chụp X-quang định vị bằng kim dây. Tạp chí thông tin Y-Dược. P 175.
17. Tạ Văn Tờ, Đặng Thế Căn, Lê Đình Roanh, Nguyễn Phi Hùng (2001): nghiên cứu thụ thể yếu tố phát triển biểu mô trong ung thư vú bằng nhuộm hóa mô miễn dịch. Y học thành phố Hồ Chí Minh. Số đặc biệt chuyên đề Ung bướu học. Phụ bản số 4, Tập 5: 23-2
Recent Comments