Đánh giá giá trị của xét nghiệm tìm máu tiềm ẩn trong phân trong sàng lọc phát hiện sớm ung thư đại trực tràng
Luận văn Đánh giá giá trị của xét nghiệm tìm máu tiềm ẩn trong phân trong sàng lọc phát hiện sớm ung thư đại trực tràng .Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) là bệnh thường gặp ở các nước phát triển và đang có xu hướng tăng nhanh ở các nước đang phát triển [10], [30], [38], [39], [75]. Trên Thế giới, ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ 2 trong số các bệnh ung thư ở cả hai giới, sau ung thư phổi ở nam và sau ung thư vú ở nữ [89]. Tỷ lệ mắc bệnh cao ở các nước Bắc Mỹ và Tây Âu. Tỷ lệ mắc bệnh thấp ở các nước Châu Phi, Châu Á và một số nước Nam Mỹ [5], [8], [34], [39], [75].
Ở Pháp, mỗi năm trung bình có khoảng 25.000 ca mới mắc ung thư đại trực tràng và khoảng 15.000 ca tử vong do ung thư đại trực tràng [34], [39], [40], [43], [75].
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00102 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Tỷ lệ sống 5 năm đạt hơn 90% đối với UTĐTT được chẩn đoán phát hiện ở giai đoạn sớm, tỷ lệ này giảm xuống còn 35- 60% khi đã có di căn hạch và chỉ dưới 10% khi có di căn xa [24].
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới Globocan năm 2008 tỷ lệ mới mắc ung thư đại trực tràng chuẩn theo tuổi là 20,1/100.000 dân đối với nam và 12,2/100.000 dân đối với nữ, ước tính mỗi năm thế giới có khoảng 1.234.000 ca mới mắc ung thư đại trực tràng và khoảng 608.000 ca tử vong do ung thư đại trực tràng [34], [39], [42], [43], [75].
Tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ 4 ở nam giới, đứng hàng thứ 3 ở nữ giới [15]. Tỷ lệ mới mắc chuẩn ung thư đại trực tràng trên người Hà Nội giai đoạn 2004-2008 ở nam là 16,9/100.000 dân ở nữ là 15,6/100.000 dân [5], [6], [15]. Cả nước năm 2010 có 7.568 ca mới mắc UTĐTT ở nam giới, có 6.110 ca mới mắc UTĐTT ở nữ giới [5], [6], [15].
Bệnh ung thư đại trực tràng đang có xu hướng tăng cao là do có sự kéo dài tuổi thọ, quá trình đô thị hoá kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường và những thay đổi thói quen ăn uống cũng như các yếu tố về dinh dưỡng [39] [60], [65], [71], [72], [74].
Việc sàng lọc phát hiện sớm bệnh ung thư đại trực tràng là rất cần thiết và quan trọng góp phần nâng cao chất lượng điều trị và cải thiện chất lượng sồng cho người bệnh, đem lại giá trị lớn trong việc bảo vệ nhân dân trước căn bệnh này [11], làm tăng thời gian sống thêm của bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Có nhiều phương pháp sàng lọc phát hiện sớm ung thư đại trực tràng trong đó có phương pháp xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân (Fecal Occult Blood Test – FOBT) [11], [63], [65], [89]. Nhiều nước trên thế giới sử dụng phương pháp này và đã đạt được những hiệu quả nhất định trong quá trình sàng lọc phát hiện sớm ung thư đại trực tràng.
Tại Việt Nam một số nghiên cứu về sàng lọc chẩn đoán phát hiện sớm UTĐTT bằng những phương pháp khác nhau, nhưng phương pháp xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân trong sàng lọc phát hiện sớm ung thư đại trực tràng bằng FOBT thì mới được triển khai và áp dụng. Chúng tôi thực hiện đề tài “ Đánh giá giá trị của xét nghiệm tìm máu tiềm ẩn trong phân trong sàng lọc phát hiện sớm ung thư đại trực tràng ” này với 2 mục tiêu:
– Xác định tỷ lệ máu trong phân của nhóm nghiên cứu.
– Đánh giá giá trị của xét nghiệm tìm máu tiềm ẩn trong phân trong sàng lọc phát hiện sớm ung thư đại trực tràng.
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tình hình bệnh ung thư đại trực tràng 3
1.2. Các yếu tố nguy cơ ung thư đại trực tràng 6
1.3. Giải phẫu đại trực tràng 7
1.4. Sàng lọc phát hiện sớm ung thư đại trực tràng 9
1.5. Chẩn đoán ung thư đại trực tràng 19
1.5.1. Hỏi bệnh 19
1.5.2. Cận lâm sàng 21
1.5.4. Chẩn đoán giai đoạn UTĐTT theo Dukes 26
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Đối tượng 27
2.2. Phương pháp nghiên cứu 28
2.3. Phương pháp xử lý số liệu 33
2.4. Sai số và cách khắc phục 33
2.5. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu 33
2.6. Sơ đồ nghiên cứu 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
3.1. Đặc đ iểm chung của đối tượng nghiên cứu 36
3.2. Kết quả và giá trị của FOBT trong sàng lọc phát hiện 40
sớm UTĐTT
Chương 4: BÀN LUẬN 54
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 54
4.2. Kết quả và giá trị của FOBT trong sàng lọc phát hiện 58
sớm UTĐTT
4.3. Ưu nhược điểm của phương pháp tìm máu ấn trong 68
phân – FOBT
KÉT LUẬN 70
KIÉN NGHỊ 72
PHỤ LỤC BẢNG DÂN SỐ 8 XÃ HUYỆN BÌNH LỤC
MẫU PHIÉU KHÁM ĐạI TRựC TRÀNG
TÀI LIỆU THAM KHảO 81
DANH SÁCH FOBT DƯƠNG TÍNH VÀ UNG THƯ ĐTT 94
TẰI LIÊU THAM KHẢQ
Tiếng Viẽt
1. Đặng Thế Căn (2001), “ Các phương pháp chẩn đoán ung thư” -Hướng dẫn thực hành chẩn đoán điều trị ung thư”, Nhà xuất bản Y học, tr. 7-15.
2. Bùi Diệu, Nguyễn Bá Đức, Nguyễn Thị Hoài Nga, Trịnh Thị Hoa,
Bùi Thị Hải Đường và CS (2010); “Khảo sát kiến thức thực hành về phòng chống một số bệnh ung thư phổ biến của cộng đồng dân cư tại một số tỉnh thành”. Tạp chí ung thư học Việt Nam số 1- 2010; 118-122.
3. Bùi Diệu, Trần Văn Thuấn, Nguyễn Thị Hoài Nga và CS (2010);
“Kết quả sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú và cổ tử cung tại một số tỉnh thành giai đoạn 2008-2010”; Tạp chí ung thư học Việt Nam; số 1-2010;152-156.
4. Bùi Diệu, Ngô Văn Toàn, Nguyễn Ngọc Hùng, Vũ Thị Vựng, Nguyễn Thị Quỳng Mai, Hoàng Yến, Trần Thị Hảo, Bùi Văn Nhơn và CS (2012); “Đánh giá kết quả hoạt động truyền thông phòng chống ung thư thuộc dự án phòng chống ung thư quốc gia giai đoạn 2008-2010”; Tạp chí Ung thư học Việt Nam; số 1-2012; 99102.
5. Bùi Diệu, Nguyễn Bá Đức, Trần Văn Thuấn, Nguyễn Thị Hoài Nga, Nguyễn Chấn Hùng, Lê Hoàng Minh, Phạm Xuân Dũng và
CS; “Gánh nặng bệnh ung thư và chiến lược phòng chống ung thư Quốc gia đến năm 2020”; Tạp chí Ung thư học Việt Nam; số 1-2012; 13-19
6. Nguyễn Bá Đức, Bùi Diệu, Trần Văn Thuấn, Nguyễn Hoài Nga, Trịnh Thị Hoa, Vũ Hô, Nguyễn Lam Hòa, Nguyễn Chấn Hùng,
Huỳnh Quyết Thắng, Nguyễn Duy Thăng, Phạm Xuân Dũng, Bùi Đức Tùng, Lê Hoàng Minh và cộng sự. “Tình hình mắc bệnh ung thư tại Việt Nam năm 2010 qua số liệu 6 vùng ghi nhận ung thư giai đoạn 2004- 2008”. Tạp chí Ung thư học số 1 năm 2010, tr 73-74
7. Nguyễn Bá Đức (1995), “ Bàn về chương trình phòng chống ung thư ở Việt Nam”, Y học thực hành, số 11, tr.1- 4.
8. Nguyễn Bá Đức, Nguyễn Chấn Hùng (1999), “Chương trình phát triển mạng lưới phòng chống ung thư tại Việt Nam 1999 – 2000 và 2000 – 2005”, Tạp chí thông tin y dược, Số 11, tr 1 – 6.
9. Nguyễn Bá Đức (1997), “Các chất chỉ điểm khối u trong ung thư”, Bài giảng ung thư học, Nhà xuất bản Y học, tr 60 – 68.
10. Nguyễn Văn Hiếu (1999), “Ung thư đại trực tràng”, Bài giảng ung thư học, Nhà xuất bản Y học, tr 188 – 195.
11. Nguyễn Chấn Hùng, Phó Đức Mẫn, Cung Thị Tuyết Anh (1993), “Dịch tễ ung thư hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam Việt Nam”, Tạp chí Y học Việt Nam, Số 7, tr 31-37 .
12. Ngô Bá Hưng (1996), “Tìm hiểu đặc điểm bệnh học ung thư trực tràng, nghiên cứu đề xuất một số biện pháp phát hiện và chẩn đoán sớm”, Luận văn thạc sĩ Y học, Hà Nội.
13. Đỗ Xuân Hợp (1977), “Đại tràng, trực tràng, giải phẫu bụng”, Nhà xuất bản Y học TP. Hồ Chí Minh, chương II-III, tr. 206-253.
14. Nguyễn Quang Hùng (2006), “Nghiên cứu mức xâm lấn của ung thư trực tràng qua lâm sàng và chụp cộng hưởng từ tại bệnh viện K” Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Hà Nội 2004.
15. Phạm Quang Huy, Bùi Diệu, Nguyễn Hoài Nga, Trần Văn Thuấn, Phạm Duy Hiển & CS (2011) “ Kết quả ghi nhận ung thư tại một số vùng Việt Nam giai đoạn 2006-2007”: Tạp chí Ung thư học Việt Nam số 1, 2011, 73-81.
16. Phạm Gia Khánh (1997), “Ung thư trực tràng“, Bệnh học ngoại khoa bụng, Nhà xuất bản Quân đôi Nhân dân, Hà Nôi, tr 122 -126.
17. Phạm Gia Khánh, Hoàng Mạnh An, Nguyễn Văn Hội (1995),
“Nhận xét đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bênh, tình hình phẫu thuật ung thư trực tràng tại Quân y Viên 103 từ 1982 – 1995”, hôi nghị ngoại khoa, tr 9.
18. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn & CS “Tần suất tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam 2001-2002”;(2003),Tạp chí Tim Mạch Học Việt Nam; số 33, Tr 9-15.
19. Vũ Đức Long (2001), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng”, Luận văn thạc sỹ Y học, Hà Nôi.
20. Mai Liên (2010), “Đánh giá kết quả điều trị hóa chất bổ trợ ung thư đại tràng giai đoạn Duke B tại Bệnh viện K( 2004- 2009)” Luận văn thạc sỹ Y học, Hà Nội
21. Nguyễn Hoàng Minh, Nguyễn Văn Hiếu (2004), “Bước đầu tìm hiểu các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng liên quan đến khả năng di căn hạch của ung thư trực tràng loại biểu mô tuyến” Tạp chí y học thực hành, tr.84- 87.
22. Lê Đình Roanh, Ngô Thu Thoa và CS (1999), “Nghiên cứu hình thái học ung thư đại trực tràng gặp tại Bênh viên K 1994 – 1997”, Tạp chí thông tin Y dược, Số đặc biệt chuyên đề ung thư, tr 66 – 70.
23. Đặng Thị Kim Phượng (2004),“ Nhận xét môt số đặc điểm lâm sàng, nôi soi và mô bênh học của ung thư trực tràng tại Bênh viên K”, Luận văn thạc sỹ y học, Hà Nôi.
24. Trần Văn Thuấn (2007) “ Sàng lọc phát hiện sớm bệnh ung thư” Nhà xuất bản Y học. Tr 46 – 58.
Recent Comments