Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu của bệnh nhân ở một số chuyên khoa tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2012

Luận văn Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu của bệnh nhân ở một số chuyên khoa tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2012.Thiếu máu là một hội chứng thường gặp trên lâm sàng, biểu hiện ở rất nhiều tình trạng bệnh lý và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thiếu máu cũng biểu hiện dưới nhiều triệu chứng khác nhau và có thể chính là lí do khiến bệnh nhân đi khám và điều trị. Theo các số liệu điều tra, người ta ước tính có khoảng 30% dân số thế giới bị thiếu máu, tỷ lệ đặc biệt cao ở những nước đang phát triển[45]. Theo thống kê của viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam năm 2008, tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ có thai trên phạm vi toàn quốc là 31,4%, của trẻ em dưới 5 tuổi là 26,5%. Thiếu máu ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể lực, tâm lý, trí tuệ và khả năng lao động của con người, nó cũng góp phần làm tăng tỷ lệ tử vong chung khi bệnh nhân bị thiếu máu nặng và kéo dài. Ở các bệnh lý mạn tính, thiếu máu tạo nên một vòng xoáy luẩn quẩn làm cho tình trạng bệnh nặng thêm, gây ra các biến chứng cho tim, não. Ở phụ nữ có thai, thiếu máu là mối đe dọa cho sự sống và sức khỏe của bà mẹ vào lúc sinh đẻ, hơn nữa thiếu máu cũng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sống còn của đứa trẻ [55].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00112

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Ở nước ta, những nghiên cứu về tình hình thiếu máu được tiến hành trong hơn một thập kỷ qua, nhưng còn ít và chưa đầy đủ, chủ yếu là những nghiên cứu trên phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ em. Những nghiên cứu này chủ yếu mới đề cập đến tỷ lệ thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt [30]. Sự phát triển xã hội trong các thời điểm, điều kiện kinh tế khác nhau cũng đã tác động lên tập quán sinh hoạt, ăn uống và nhận thức phòng bệnh của con người, làm thay đổi tỷ lệ, đặc điểm và nguyên nhân thiếu máu.

Mỗi chuyên khoa có tính đặc thù riêng, tính chất bệnh lý của bệnh nhân ở các chuyên khoa khác nhau thì có tỷ lệ, mức độ và đặc điểm thiếu máu khác nhau. Để lập kế hoạch cho việc dự trù các chế phẩm máu, thuốc và trang thiết bị để sẵn sàng cấp cứu, điều trị bệnh nhân kịp thời, có hiệu quả thì cần có các thông tin về tỷ lệ, mức độ và đặc điểm thiếu máu của bệnh nhân khoa đó.

Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thiếu máu của bệnh nhân ở một số chuyên khoa tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2012” với hai mục tiêu sau:

1.  Nghiên cứu tỷ lệ, mức độ thiếu máu của bệnh nhân đến khám và điều trị ở một số chuyên khoa (Tiêu hóa, Thận- Tiết niệu, Cơxương khớp, Sản, Ung bướu và Huyết học) tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2012.

2. Tìm hiểu đặc điểm thiếu máu ở nhóm bệnh tại các chuyên khoa trên.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ  1

Chuơng 1: TỔNG QUAN 3

1.1. Quá trình sinh hồng cầu bình thường ở người  3

1.1.1. Nguồn gốc của dòng hồng cầu 4

1.1.2. Dòng hồng cầu trong tủy xương  6

1.1.3. Quá trình trưởng thành dòng hồng cầu  7

1.2. Các yếu tố ngoại sinh cần thiết cho sự tạo hồng cầu 8

1.2.1. Sắt 8

1.2.2. Các yếu tố khác 10

1.3. Khái niệm thiếu máu và phân loại thiếu máu  10

1.3.1. Thiếu máu 10

1.3.2. Phân loại thiếu máu theo hình thái học  11

1.3.3 Phân loại thiếu máu theo mức độ thiếu máu  13

1.3.4 Phân loại thiếu máu theo nguyên nhân: có 2 nhóm chính sau  13

1.4 Các nhóm nguyên nhân gây thiếu máu thường gặp  14

1.4.1 Thiếu máu thiếu sắt 14

1.4.2. Thiếu máu do viêm nhiễm mạn tính 17

1.4.3. Thiếu máu trong các bệnh ung thư  19

1.5. Các nghiên cứu về thiếu máu ở Việt Nam 20

Chuơng 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU  22

2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN 23

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  23

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 23

2.3.2 Chọn mẫu nghiên cứu: 23

2.3.3 Phương pháp thu thập thông tin  23

2.3.4. Cách thức tiến hành và các thông số nghiên cứu 23

2.3.5 Các chỉ số và cách nhận định 24

2.3.6. Kỹ thuật 25

2.3.7. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 25

2.3.8. Xử lý số liệu  25

2.3.9. Khía cạnh đạo đức của đề tài 26

Chuơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27

3.1. Tỷ lệ, mức độ thiếu máu chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 27

3.1.1. Tỷ lệ thiếu máu của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 27

3.1.2. Mức độ thiếu máu chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu có

thiếu máu 29

3.2. Tỷ lệ, mức độ thiếu máu của nhóm bệnh nhân nghiên cứu theo các

chuyên khoa  30

3.2.1. Tỷ lệ thiếu máu theo các chuyên khoa 30

3.2.2. Mức độ thiếu máu theo các chuyên khoa 36

3.3. Đặc điểm thiếu máu ở nhóm bệnh tại các chuyên khoa 38

3.3.1. Đặc điểm các chỉ số hồng cầu của nhóm bệnh nhân thiếu máu … 38

Chuơng 4: BÀN LUẬN 45

4.1. Bàn luận về tỷ lệ, mức độ thiếu máu chung của nhóm bệnh nhân

nghiên cứu 45

4.1.1. Bàn luận về tỷ lệ thiếu máu  45

4.1.2. Bàn luận về mức độ thiếu máu chung của 6 khoa nghiên cứu 46

4.2. Bàn luận về tỷ lệ, mức độ thiếu máu theo các chuyên khoa 48

4.2.1. Bàn luận về tỷ lệ thiếu máu tại các chuyên khoa 48

4.2.2. Bàn luận về mức độ thiếu máu tại các chuyên khoa  54

4.3. Bàn luận về đặc điểm thiếu máu tại các chuyên khoa  57

4.3.1. Bàn luận về đặc điểm hồng cầu của bệnh nhân thiếu máu tại các

chuyên khoa 57

KẾT LUẬN 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

MẪU PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN

DANH SÁCH BỆNH NHÂN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Trần Văn Bé (1998), “Tổng quát về thiếu máu”, Huyết học lâm sàng, Nhà xuất bản Y học chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, tr. 158 – 173.
2. Trần Văn Bé (2003), “Khảo sát hồng cầu”, Thực hành Huyết học và Truyền máu, Nhà xuất bản Y học chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, tr 37-45.
3. Đào Văn Chinh, Trần Văn Bé (1989), “Chẩn đoán thiếu máu”, “Thiếu máu do thiếu sắt”, “Những thiếu máu do viêm”, “Thiếu máu ở những người nghiện rượu”, Lâm sàng các chứng thiếu máu, Tài liệu giảng dạy, tr 20-25, tr 43-49, tr 80-86, tr 143-151.
4. Nguyễn Thị Duyên (2005), “Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của bệnh nhân thiếu máu hồng cầu to gặp tại viện HH-TM trung ương”, Khoá luận tốt nghiệp Bác Sỹ y khoa năm 1999-2005.
5. Hà Nữ Thuỳ Dương (2005), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm ở bệnh nhân tuổi trưởng thành thiếu máu hồng cầu nhỏ”, Luận vănTthạc sỹ Yhọc. Trường Đại học Y Hà nội.
6. Từ Giấy, Hà Huy Khôi và cộng sự (1990), “Một số đặc điểm dịch tễ học của thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ tuổi sinh đẻ ở Hà Nội và các vùng nông thôn”, Tạp chíy học thực hành 3, tr 17-21.
7. Trần Minh Hậu, Đỗ Thị Đáng và cộng sự (1994), “Nhận xét về tình trạng thiếu máu và nhiễm giun ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Thái Bình”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Hội nghị khoa học Huyết học và Truyền máu Việt Nam, Nhà xuất bản y học Hà Nội, tr 92-95.
8. Nguyễn Thu Hiền (2001), “nghiên cứu mô hình bệnh tật tại khoa cơ xương khớp BV Bạch Mai trong 10 năm 1991-2000”, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ y khoa 1995-2001.
9. Nguyễn Thị Minh Hồng (2011), “Nghiên cứu đặc điểm của hội chứng thiếu máu và một số yếu tố liên quan trong bệnh viêm cột sống dính khớp”, Luận văn thạc sỹy học chuyên nghành nội khoa.
10. Đinh Thị Thu Hương (2010), “Đánh giá tác dụng của Terlipressin tro ng điều trị XHTH trên do tăng áp lực tĩnh mạch cữa ở bệnh nhân xơ gan”, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ y học.
11. Nguyễn công khanh (2004), “Phân loại và chuẩn đoán thiếu máu”, “Thiếu máu thiếu sắt”, Huyết học lâm sàng Nhi khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 33-35, tr 63-76.
12. Nguyễn Công Khanh (1995), “Thiếu máu dinh dưỡng”, Bạch khoa bệnh học tập 2, Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội, tr 395-398.
13. Nguyễn Công Khanh và cộng sự (1995), “Thiếu máu ở trẻ em tuổi học đường qua nghiên cứu tại một số trường thuộc Hà Nội và Hà Tây”, Báo cáo khoa học, Viện bảo vệ sức khỏe trẻ em.
14. Nguyễn Công Khanh, Đào Ngọc Diễn, Lê Xuân Ngọc, Dương Bá Trực, Trần Hồng Hà, Đỗ Minh Cầm, Phan Văn Điểu (1989), “Thiếu máu ở phụ nữ có thai tại thành phố và nông thôn”, Báo cáo tại Hội nghi khoa học về thiếu máu dinh dưỡng, Hà Nội, 29-11-1989.
15. Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (1990), ”Hoá nghiệm sử dụng trong lâm sàng”, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 38.
16. Hà Huy Khôi, Võ Thị Hiền, N guyễn Công Khuẩn (1994), “Đánh giá dự trữ sắt ở phụ nữ có thai qua dịnh lượng ferritin huyết thanh”, Tạp chíy học Việt Nam 7, tr 16-18.
17. Hà Huy Khôi, Nguyễn Xuân Ninh, Võ Thị Hiền, Đào Tố Quyên, Bùi Thị Nhân (1989), “Vài nhận xét về thiếu máu ở trẻ em trên một số vùng sinh thái ở Việt Nam”, Báo cáo tại Hội nghị khoa học về thiếu máu dinh dưỡng, Hà Nội, 29-11-1989.
18. Nguyễn Công Khuẩn, Lê Nguyễn Bảo Khanh và cộng sự (1994), “Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ tuổi sinh đẻ, khẩu phần thực tế của các hộ gia đình ở huyện Ninh Thanh, Hải Hưng”, Báo cáo khoa học, Viện Dinh Dưỡng.
19. Trương Thúy Lan, Hồ Việt Mỹ (1994), “Tình hình sức khỏe của học sinh trường tiểu học Quang Trung, TP Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định năm 1992”, Kỉ yếu công trình nhi khoa, Viện bảo vệ sức khỏe trẻ em, tr 26.
20. Nguyễn Xuân Ninh (2004), Bệnh thiếu máu do thiếu sắt và biện pháp phòng chống, Một số chuyên đề Huyết học truyền máu tập I, nhà xuất bản Y học Hà nội, trang 250 – 262.
21. Đỗ Trung Phấn (2003), “Tạo máu bình thường”, Bệnh lý tế bào nguồn tạo máu, Nhà xuất bản y học Hà Nội, tr 11-19.
22. Đỗ Trung Phấn (2008), “Tạo máu bình thường “, Tế bào gốc và Bệnh lý tế bào gốc tạo máu, Nhà xuất bản y học Hà Nội, tr. 11 – 42.
23. Đỗ Trung Phấn (2009), “Kỹ thuật xết nghiệm Huyết học và Truyền máu ứng dụng trong lâm sàng”, Nhà xuất bản Y học.
24. Đỗ Trung Phấn và cộng sự (2003), “Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 – thế kỷ XX”, Nhà xuất bản Y học, tr. 74.
25. Huỳnh Hồ Quang (2010), “Nguy hiểm do thiếu hoặc thừa ferritin và sắt trong cơ thể”, http://commons.wikimedia.org/wiki/File:Ferritin.png.
26. Thái Quý (2006), “Phân loại thiếu máu”, Bài giảng huyết học truyền máu, Nhà xuất bản y học, tr 177-181.
27. Thái Quý (2002), “Thiếu máu”, Máu – Truyền máu, Các bệnh máu thường gặp, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 108 – 113.
28. Nguyễn Văn Sáu (2009), “Nghiên cứu đặc điểm của hội chứng thiếu máu và một số yếu tố liên quan trong bệnh viêm khớp dạng thấp”, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, chuyên nghành nội.
29. Hoàng Văn Sơn, Nguyễn Công Khanh và cộng sự (1992), “Vài chỉ số về chuyển hóa sắt ở tẻ em và phụ nữ có thai”, Tạp chí Nhi Khoa, 1, tr 5-12.
30. Nguyễn Chí Tâm (1996), “Tình trạng thiếu máu dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở học sinh 11-14 tuổi tại một xã ở vùng nông thôn”, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ y khoa.
31. Nguyễn Hà Thanh (2006), “Bài giảng huyết học và truyền máu”, Chuyển hóa sắt – thiếu máu thiếu sắt, nhà xuất bản y học, tr. 208 – 211.
32. Trần Thị Thanh Thủy (2005), “Nghiên cứu một số đặc điểm và điều trị thiếu máu ở bệnh nhân nằm điều trị tích cực ”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II, chuyên nghành hồi sức cấp cứu, đại học Y hà Nội.
33. Bạch Quốc Tuyên (1989), “Thiếu máu ở Việt Nam”, Báo cáo tại hội nghị khoa học về thiếu máu dinh dưỡng, Hà Nội 29-11-1989.
34. Bạch Quốc Tuyên (1991), “Đại cương về thiếu máu”, Bài giảng Huyết học – Truyền máu, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 43 – 49.
35. Viện huyết học – Truyền máu (1997), “Sinh hồng cầu và các rối loạn do giảm sinh tuỷ”, Huyết học, tài liệu dịch, tr. 53 – 57.

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/