Nghiên cứu một số kháng nguyên phù hợp tổ chức (HLA) và hiệu quả điều trị viêm khớp vảy nến bằng methotrexat tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh

Luận án Nghiên cứu một số kháng nguyên phù hợp tổ chức (HLA) và hiệu quả điều trị viêm khớp vảy nến bằng methotrexat tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh.Vảy nến khớp nay gọi là viêm khớp vảy nến (VKVN) là một thể lâm sàng nặng của bệnh vảy nến, chiếm tỷ lệ từ 6 – 42% bệnh vảy nến tùy nghiên cứu, và từ 0,1 – 0,25% dân số chung [1], [2], [3]. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào kể cả trẻ em, nhưng thường xuất hiện từ 30 – 50 tuổi, tỷ lệ giữa nam và nữ tương đương nhau [4].
VKVN thường xảy ra ở vảy nến thể thông thường khoảng từ 10 – 20% [2]. Lâm sàng VKVN là sưng đau các khớp, cứng khớp, viêm điểm bám gân, bệnh kéo dài tăng dần và có gây biến dạng khớp 40 – 60%, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh [5].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.2018.00120

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Cơ chế sinh bệnh vảy nến nói chung và VKVN nói riêng đến nay vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ. Tuy nhiên, bằng sự phát triển của khoa học và công nghệ như miễn dịch, sinh học phân tử, kỹ nghệ gen…. Đến nay, đa số tác giả xác định bệnh vảy nến có yếu tố di truyền và cơ chế tự miễn. Bệnh liên quan đến yếu tố gia đình [4], [5], [6], liên quan đến HLA-B27, HLA-Cw06, HLA-DR7, … và có biến đổi miễn dịch bằng sự thay đổi hiện diện của các tế bào (Th1, Th9, Th17…), và các cytokin (TNF-a, IL-6, IL-8, IL-12, IL-17, IL-23…). Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng HLA-B27, HLA-Cw06 có liên quan đến VKVN [6], [7], [8], [9], [10]. Tỷ lệ HLA- B27 cao ở VKVN, liên quan đến khởi phát sớm viêm khớp, viêm khớp trục, viêm liên khớp liên đốt các ngón, viêm màng bồ đào, thường gặp ở nam và tiên lượng xấu [10]; còn HLA-Cw06 liên quan đến khởi phát sớm vảy nến da, viêm khớp muộn, tổn thương ở da lan rộng, thường gặp trên bệnh nhân có tiền sử gia đình bị vảy nến [10]. HLA-DR7 có liên quan đến tiến triển của VKVN, nhiều nghiên cứu cho thấy HLA-B27 phối hợp với HLA-DR7, HLA-B39 và HLA-DQ3, mà không có sự hiện diện của HLA-DR7 thì bệnh tiến triển nặng. Vì vậy, nhiều tác giả cho rằng HLA-DR7 và B22 là yếu tố “bảo vệ” [11], [12].
Bệnh vảy nến nói chung và VKVN nói riêng do sinh bệnh học còn chưa biết rõ hoàn toàn nên điều trị đến nay chưa khỏi hoàn toàn. Các thuốc hiện có như thuốc bôi (salicylic, anthranol, vitamin D3…), thuốc toàn thân (methotrexat, salazopyrin, cyclosporin A.) và thuốc sinh học (infliximab, adalimumab, secukinumab.) đều làm giảm hoặc ổn định bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Trong các thuốc toàn thân thì đến nay methotrexat (MTX) vẫn được xác định là tiêu chuẩn vàng trong điều trị bệnh vảy nến nói chung và VKVN nói riêng. MTX là thuốc được Food and Drug Administration (FDA) chấp thuận trong điều trị VKVN
[13] , mới đây là thuốc được Hiệp hội Phòng chống Bệnh khớp Châu Âu năm 2015
[14] (European League against Rheumatism – EULAR) khuyến cáo dùng trong điều trị VKVN mức độ trung bình hoặc nặng [13], hiệu quả điều trị thay đổi tùy theo các nghiên cứu [15], có thể sử dụng đơn trị liệu hoặc phối hợp với các thuốc khác hay phương pháp trị liệu khác. Ngoài ra, MTX có tác dụng trên tổn thương khớp và sang thương ở da, thuốc có giá thành thấp hơn rất nhiều so với các chế phẩm sinh học khác [16].
Trên thế giới có khá nhiều nghiên cứu về sinh bệnh học (HLA và rối loạn miễn dịch.) và điều trị vảy nến nói chung và VKVN nói riêng (thuốc cổ điển và thuốc sinh học mới). Tại Việt Nam, các nghiên cứu thường tập trung vào bệnh vảy nến thông thường, còn VKVN chưa nhiều, hoặc chưa được tổng kết công bố. Chính vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số kháng nguyên phù hợp tổ chức (HLA) và hiệu quả điều trị viêm khớp vảy nến bằng methotrexat tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh“, nhằm mục tiêu sau:
1. Khảo sát một số yếu tố liên quan, đặc điểm lâm sàng của viêm khớp vảy nến tại bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 1/2016 đến 3/2017.
2. Xác định tỷ lệ HLA-B27, Cw06, HLA-DR7 và mối liên quan với lâm sàng viêm khớp vảy nến.
3. Đánh giá hiệu quả điều trị viêm khớp vảy nến bằng methotrexat. 
DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH
LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ
1. Ngô Minh Vinh (2016). Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trên bệnh nhân vảy nến khớp tại Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y
dược Lâm sàng 108, 11(11), 300-306.
2. Ngô Minh Vinh, Bùi Thị Vân (2018). Nghiện cứu hiệu quả điều trị, tính an toàn và khả năng dung nạp của methotraxate trong điều trị viêm khớp vảy nến. Tạp chí Y dược Lâm sàng 108, 13(1), 47-54.
3. Ngô Minh Vinh, Bùi Thị Vân, Trần Ngọc Ánh (2018). Mối liên quan giữa một số kháng nguyên phù hợp tổ chức (HLA-B27, HLA-Cw06, HLA-DR7) và viêm khớp vảy nến. Tạp chí Y dược Lâm sàng 108, 13(2), 46-52.

 MỤC LỤC

Trang
Lời cam đoan
Mục lục i
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng viii
Danh mục sơ đồ, biểu đồ  xi
Danh mục hình   xii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan VKVN 3
1.1.1. Lâm sàng 3
1.1.2. Cận lâm sàng 7
1.1.3. Chẩn đoán 8
1.1.4. Chẩn đoán phân biệt 9
1.1.5. Đánh giá mức độ viêm của VKVN 10
1.1.6. Các yếu tố liên quan 12
1.1.7. Các hội chứng liên quan đến VKVN 13
1.1.8. Tiên lượng 13
1.2. Sinh bệnh học VKVN và vai trò của KNPHTC (HLA-Cw06, B27 và DR7). 14
1.2.1. Yếu tố miễn dịch 14
1.2.2. Kháng nguyên phù hợp tổ chức (HLA) 15
1.3. Điều trị VKVN và Methotrexat trong điều trị VKVN 33
1.3.1. Chiến lược điều trị VKVN 33
1.3.2.  Điều trị VKVN mức độ nhẹ 33
1.3.3. Sử dụng thuốc chống viêm khớp để điều trị VKVN mức độ trung bình
và nặng (DMARDs) 34
1.3.4. Khuyến cáo chung cho bệnh nhân điều trị VKVN 36
1.3.5. Khuyến cáo chung cho VKVN điều trị bằng thuốc ức chế TNF-a 38
1.3.6. Methotrexat trong điều trị VKVN 39
1.3.7. Các nghiên cứu về Methotrexat trong điều trị VKVN 43
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47
2.1. Đối tượng và chất liệu nghiên cứu 47
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 47
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu 49
2.1.3. Nhân lực 51
2.2. Phương pháp nghiên cứu 51
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu  51
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 51
2.3. Các kỹ thuật và tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu 51
2.3.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán vảy nến thể khớp 52
2.3.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán mức độ nặng của vảy nến da 52
2.3.3. Tiêu chuẩn DAS28 52
2.3.4. Kỹ thuật xét nghiệm 53
2.4. Các bước tiến hành 60
2.5. Các thông số theo dõi, đánh giá 61
2.6. Xử lý số liệu 64
2.7. Địa điểm nghiên cứu 64
2.8. Thời gian nghiên cứu 64
2.9. Đạo đức nghiên cứu 64
2.10. Hạn chế của đề tài 65
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  67
3.1. Một số yếu tố liên quan đến bệnh VKVN 67
3.1.1. Một số yếu tố liên quan đến bệnh VKVN 67
3.1.2. Một số đặc điểm lâm sàng của VKVN 70
3.1.3. Mối tương quan giữa viêm đa khớp, biến dạng khớp, DAS28 với giới, tiền
sử gia đình, dấu hiệu khởi phát, tuổi khởi phát, thời gian viêm khớp 75
3.2. Tỷ lệ một số KNPHTC (HLA-B27, Cw06, DR7) và mối liên quan đến
lâm sàng VKVN 78
3.2.1. Đặc điểm của 3 nhóm nghiên cứu 78
3.2.2. Kết quả tỷ lệ dương tính HLA-B27, HLA-Cw06, HLA-DR7 ở 3 nhóm 79
3.2.3. Mối tương quan giữa HLA-B27, HLA-Cw06, HLA-DR7 với giới,lâm
sàng, và một số yếu tố liên quan 81
3.2.4. So sánh tỷ lệ gặp của một số kháng nguyên HLA giữa VKVN với VNM,
nhóm người khỏe, và giữa VNM với nhóm người khỏe 87
3.3. Hiệu quả điều trị VKVN bằng MTX 89
3.3.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 89
3.3.2. Hiệu quả điều trị VKVN bằng MTX 90
3.3.3. Mối tương quan giữa đáp ứng điều trị theo thang điểm DAS28 với một số
yếu nguy cơ như: tuổi, giới, lâm sàng và một số kháng nguyên HLA 92
3.3.4. Tính dung nạp và độ an toàn của MTX trong điều trị VKVN 94
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 97
4.1. Một số yếu tố liên quan, đặc điểm lâm sàng bệnh VKVN 97
4.1.1. Một số yếu tố liên quan đến bệnh vảy nến 98
4.1.2. Đặc điểm về lâm sàng của VKVN 101
4.1.3. Mối tương quan giữa viêm đa khớp, biến dạng khớp, DAS28 với giới, tiền
sử gia đình, dấu hiệu khởi phát, tuổi khởi phát, thời gian viêm khớp 107
4.2. Tỷ lệ một số KNPHTC (HLA-B27, Cw06, DR7) và mối tương quan đến
lâm sàng VKVN 108
4.2.1. Đặc điểm của 3 nhóm nghiên cứu 109
4.2.2. Kết quả tỷ lệ dương tính HLA-B27, HLA-Cw06, HLA-DR7 ở 3 nhóm 109
4.2.3. Mối tương quan giữa HLA-B27, HLA-Cw06, HLA-DR7 với giới, đặc
điểm lâm sàng, và một số yếu tố liên quan 117
4.2.4. So sánh tỷ lệ gặp của một số kháng nguyên HLA giữa VKVN với VNM,
nhóm người khỏe, và giữa VNM với nhóm người khỏe 122
4.3. Hiệu quả của MTX trong điều trị VKVN 126
4.3.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 126
4.3.2. Hiệu quả điều trị của MTX 126
4.3.3. Mối tương quan giữa đáp ứng điều trị theo thang điểm DAS28 với một số
yếu nguy cơ như: tuổi, giới, lâm sàng và một số kháng nguyên HLA 131
4.3.4. Tính an toàn và khả năng dung nạp của MTX trong điều trị VKVN 132
KẾT LUẬN  137
KIẾN NGHỊ 139
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
DANH SÁCH BỆNH NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/