Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường rối loạn dung nạp Glucose và một số yếu tố nguy cơ tại Hà Nội
Đề tài nghiên cứu cấp bộ Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường rối loạn dung nạp Glucose và một số yếu tố nguy cơ tại Hà Nội.Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hóa carbonhydrat mạn tính do thiếu hụt Insulin tuyệt đối hoặc tương đối. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết cùng với các rối loạn về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng gây nhiều biến chứng cấp và mãn tính [27],[36].
ĐTĐ là một trong những bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới, năm 1994 có 110 triệu người mắc ĐTĐ, năm 1995 có 135 triệu người mắc ĐTĐ (4%) và dự báo đến năm 2010 số người mắc ĐTĐ trên thế giới là 221 triệu và 2025 sẽ là 300 triệu người ĐTĐ (chiếm 5,4% dân số thế giới) [11],[28],[33],[34].
ĐTĐ đang trở thành gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội vì sự thường gặp và các hậu quả nặng nề của ĐTĐ cũng như các biến chứng của ĐTĐ gây nên [36]. Năm 1997, thế giới đã phải chi ra 1030 tỷ đôla cho điều trị bệnh ĐTĐ, riêng nước Mỹ với 15 triệu người mắc bệnh ĐTĐ đã phải tiêu tốn 98,2 tỷ đôla. Ớ các nước công nghiệp phát triển bệnh ĐTĐ thường chiếm từ 5¬10% ngân sách dành cho ngành Y tế [4] , [11].
MÃ TÀI LIỆU
|
KQNC.2005.00033 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Tại Việt Nam, tình hình mắc bệnh ĐTĐ đang có chiều hướng gia tăng đặc biệt là tại các thành phố và khu công nghiệp. Theo kết quả của một số cuộc điều tra năm 1990, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tại Hà Nội, Huế, TP. HCM tương ứng là 1,2%, 0,96% và 2,52% thì đến năm 2001 tỷ lệ ĐTĐ tại khu vực nội thành của bốn thành phố lớn là 4%, tỷ lệ RLDNG là 5,1% và đến năm 2003 tỷ lệ ĐTĐ tại khu vực thành phố là 4,4% và cả nước là 2,7%, tỷ lệ RLNDG là 7,3% [11],[32].
Dự báo trong những năm tới số người mắc ĐTĐ sẽ còn tăng nếu các yếu tố nguy cơ không được khống chế một cách có hiệu quả [6], [10],[27], [33].
Theo kết quả điều tra toàn quốc về ĐTĐ cho thấy có đến 2/3 số bệnh nhân mắc ĐTĐ chưa được phát hiện và điều trị. Việt Nam là nước đang phát triển, tốc độ đô thị hoá nhanh, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao nhất là ở các thành thị. Cùng với mức sống của người dân được cải thiện, chế độ ăn, khẩu phần dinh dưỡng, loại thực phẩm thường dùng cũng có nhiều thay đổi [24], [26], [31].
Việc đô thị hoá và sự phát triển của xã hội cũng ảnh hưởng đến mức độ hoạt động thể lực và thói quen sinh hoạt, lối sống của người dân [5].
Mối liên quan chặt chẽ giữa dinh dưỡng-lối sống và bệnh đái tháo đường từ lâu đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới công nhận. Dinh dưỡng không hợp lý, ít vận động thể lực dẫn đến thừa cân, béo phì và rối loạn chuyển hoá là một trong những cơ chế quan trọng trong sinh bệnh học của rối loạn dung nạp glucose (RLDNG) và bệnh ĐTĐ[14], [15].
Đái tháo đường và các rối loạn chuyển hoá đã và đang được nghiên cứu rất nhiều ở trên thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam còn ít những công trình nghiên cứu đề cập đến mối liên quan giữa thói quen ăn uống, lối sống, nghề nghiệp với rối loạn dung nạp glucose và bệnh đái tháo đường. Việc tìm hiểu về thói quen ăn uống, lối sống và các yếu tố nguy cơ khác ở khu vực thành phố nơi có sự thay đổi nhanh về lối sống, tốc độ phát triển kinh tế và tốc độ đô thị hoá nhanh sẽ góp phần đánh giá chính xác tình hình và nguy cơ phát triển bệnh để xây dựng kế hoạch phòng chống và quản lý bệnh ĐTĐ một cách có hiệu quả. Vì vậy chứng tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề này nhằm mục tiêu sau:
1. Điều tra thực trạng bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose tại hai Quận/Huyện thuộc nội thành và ngoại thành Hà Nội.
2. Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ liên quan đến rối loạn chuyển hoá glucose và bệnh đái tháo đường.
Đặt vấn đề: 1
Chương 1 : Tổng quan 3
1.1 Định nghĩa ĐTĐ, RLDNG và tiêu chuẩn chẩn đoán 3
1.1.1. Định nghĩa ĐTĐ 3
1.1.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ 3
1.1.3 Biến chứng của ĐTĐ 4
1.1.3.1 Biến chứng cấp tính 4
1.1.3.2 Biến chứng mạn tính 5
1.1.4 Phân loại ĐTĐ 8
1.1.4.1 Đái tháo đường týp 1 8
1.1.4.2 Đái tháo đường týp 2 8
1.1.4.3 Đái tháo đường thai nghén 8
1.1.4.4 Các thể bệnh ĐTĐ khác 9
1.1.5 Tình hình ĐTĐ tại Việt Nam và thế giới 9
1.1.6 Mức tổn hại của ĐTĐ cho nền kinh tế, xã hội của cả
thế giới và mỗi quốc gia vào thế kỷ 21 12
1.2 Những đặc điểm chính trong cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ 12
1.2.1 Cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ týp 1 13
1.2.1.1 Yếu tố di truyền 13
1.2.1.2 Yếu tố môi trường 13
1.2.1.3 Yếu tố miễn dịch 14
1.2.1.4 Yếu tố dinh dưỡng 14
1.2.2 Cơ chế bệnh sinh ĐTĐ týp 2
1.2.2.1 Nguyên nhân do yếu tố di truyền 15
1.2.2.2 Yếu tố môi trường 15
1.2.2.3 Một số yêú tố liên quan đến bệnh ĐTĐ týp 2 16
1.2.3 Cơ chế bệnh sinh của các thể bệnh ĐTĐ khác 19
1.3 Các nghiên cứu phòng ngừa bệnh ĐTĐ 21
1.3.1 Phòng bệnh ĐTĐ 21
1.3.1.1 Phòng với người có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ 21
1.3.1.2 Phòng với người đã mắc bệnh ĐTĐ 22
1.3.2 Các nghiên cứu phòng chống ĐTĐ 23
1.3.2.1 Nghiên cứu phòng chống ĐTĐ trên thế giới 23
1.3.2.2 Nghiên cứu phòng chống ĐTĐ tại Việt Nam 25
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. 26
2.1 Đối tượng nghiên cứu 26
2.2 Địa điểm nghiên cứu 26
2.3 Phương pháp nghiên cứu 26
2.4 Phương pháp và chỉ số cần thu thập 27
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 28
2.4.1.1 Phỏng vấn 28
2.4.1.2 Khám lâm sàng, xét nghiệmvà xác định các số đo nhân trác 29
2.4.2 Các chỉ số cần thu thập và xác định 30
2.4.2.1 Thói quen ăn uống , lối sống, mức đô hoạt đông thể lực
của đối tượng ở khu vực nghiên cứu 30
2.4.22 Tình hình RLDNG và bệnh ĐTĐ của các đối tượng ở khu 31 vực nghiên cứu
2.4.2.3 Liên quan giữa môt số thói quen ăn uống, lối sống, mức đô
hoạt đông thể lực với RLDNG và bệnh ĐTĐ 31
2.4.2.4 Môt số yếu tố liên quan khác với RLDNG và bệnh ĐTĐ 31
2.5 Thời gian tiến hành , cách thức tổ chứcđiều tra tại thực địa 31
2.6 Xử lý và phân tích số liệu 32
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 33
3.1 Đặc điểm chung
3.1.1 Đặc điểm của các đối tượng nghiên cứu 33
3.1.2 Thói quen ăn uống, lối sống, hoạt đông thể lực của đối tượng
nghiên cứu 35
3.1.3 Tiền sử bệnh của bản thân &gia đình của các đối tượng
nghiên cứu 37
3.2 Thực trạng bệnh ĐTĐ-RLDNG và môt số yếu tố nguy cơ 39
3.2.1 Phân bố tỷ lệ ĐTĐ- RLDNG 39
3.2.2 Môt số yếu tố nguy của bệnh ĐTĐ 42
3.3 Một số yếu tố liên quan của bệnh ĐTĐ- RLDNG 44
3.3.1 Liên quan giữa hoạt động thể lực,thói quen ăn uống, lối sống
với bệnh ĐTĐ & RLDNG 44
3.3.2 Một số yếu tố liên quan khác của bệnh ĐTĐ 47
Chương 4:Bàn luận 50
4.1. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu 50
4.1.1 Chọn mẫu nghiên cứu 50
4.1.2 Tỷ lệ nam và nữ 50
4.1.3 Tuổi và nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu 51
4.2 Thực trạng bệnh ĐTĐ-RLDNG 52
4.2.1 Tỷ lệ bệnh ĐTĐ và RLDNG 52
4.2.2. Phân bố tỷ lệ ĐTĐ theo giới. 54
4.2.3. Phân bố tỷ lệ ĐTĐ theo lứa tuổi 55
4.2.4. Phân bố tỷ lệ ĐTĐ theo khu vực hành chính, dân cư 57
4.2.5. Phân bố tỷ lệ ĐTĐ theo trình độ học vấn, nghề nghiệp lao động 58
4.2.6. Tình trạng quản lý và phát hiện bệnh ĐTĐ 59
4.4. Một số yếu tố liên quan của bệnh ĐTĐ-RLDNG 60
4.4.1 Liên quan giữa thói quen hoạt động thể lực, ăn uống, lối
sống của các đối tợng nghiên cứu 60
4.4.2 Một số yếu tố có liên quan khác của bệnh ĐTĐ 65
Kết luận
1. Thực trạng bệnh ĐTĐ và RLDNG của các đối tượng nghiên cứu 69
2. Một số yếu tố liên quan của bệnh ĐTĐ 69
Kiến nghi 70
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Recent Comments