Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tạo hình góc tiền phòng bằng laser trong điều trị glôcôm góc đóng nguyên phát

Luận án Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tạo hình góc tiền phòng bằng laser trong điều trị glôcôm góc đóng nguyên phát.Glôcôm là một bệnh lý của dây thần kinh thị giác, tiến triển mạn tính, đặc trưng bởi tổn hại thị trường, mất sợi thần kinh thị giác và thường liên quan đến tình trạng nhãn áp cao. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì một tỷ lệ đáng kể có nguy cơ bị mù vĩnh viễn do tổn hại lớp sợi thần kinh không hồi phục. Theo điều tra tình hình mù loà có thể phòng tránh được trên 16 tỉnh ở Việt Nam, tỷ lệ mù hai mắt do glôcôm đứng thứ hai, chiếm 6,5% với 24.800 người mù [4]. Quigley H.A dự tính tới năm 2020 trên toàn thế giới sẽ có khoảng 79,6 triệu người mắc bệnh glôcôm, trong đó có đến 11, 2 triệu người mù cả hai mắt do glôcôm [89]. Do vậy, điều trị sớm và hiệu quả là rất quan trọng.

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00331

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Việc lựa chọn phương pháp điều trị không những phụ thuộc vào hình thái glôcôm cũng như giai đoạn bệnh mà còn phải ít gây tác dụng phụ và ít trở ngại cho đời sống của người bệnh nhất.

Ở Việt Nam, hình thái glôcôm góc đóng nguyên phát là chủ yếu, chiếm 79,8% [3]. Từ lâu, cơ chế bệnh sinh của glôcôm góc đóng nguyên phát đã

được xác định là do hiện tượng nghẽn đồng tử và nghẽn góc tiền phòng làm cản trở sự lưu thông của dòng thủy dịch khiến cho nhãn áp tăng. Vì thế, cắt mống mắt chu biên nhằm giải phóng nghẽn đồng tử vẫn là biện pháp cơ bản để điều trị hình thái glôcôm này ở giai đoạn sớm của bệnh. Tuy nhiên, ngày nay nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh glôcôm vẫn có thể tiếp tục tiến triển sau cắt mống mắt chu biên thành công do sự đóng và dính của góc tiền phòng theo thời gian, đặc biệt là trên người châu Á [19], [29]. Ngoài ra, với những trường hợp glôcôm góc đóng nguyên phát không có nghẽn đồng tử như hội chứng mống mắt phẳng, do vị trí bám đặc biệt của chân mống mắt vào thể mi thì nguyên nhân chủ yếu gây tăng nhãn áp lại bởi nghẽn ở góc tiền phòng [73], [86].

Để giải quyết tình trạng nghẽn góc tiền phòng, từ năm 1972 Krasnov

MM đã nghiên cứu phương pháp tạo hình góc tiền phòng bằng cách dùng laser argon đốt vào chân mống mắt làm cho mống mắt chu biên xẹp xuống, nhờ đó góc được mở rộng. Sau đó, nhiều tác giả khác cũng áp dụng kỹ thuật này trong các hình thái glôcôm góc đóng và nhận thấy hiệu quả khá cao. Ngoài tác dụng hạ nhãn áp nhanh chóng và hầu như không gây biến chứng đáng kể, phương pháp này cho phép thực hiện với bệnh nhân ngoại trú nên ít ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh, điều này rất có ý nghĩa với lứa tuổi lao động [92].

Cho đến nay, ở nước ta chủ yếu vẫn sử dụng phẫu thuật lỗ rò để xử lý các trường hợp nghẽn góc. Đây là phương pháp cho kết quả điều chỉnh nhãn áp tốt song đòi hỏi thời gian săn sóc hậu phẫu kéo dài và do phải mở nhãn cầu nên có thể gây một số biến chứng như xẹp tiền phòng, xuất huyết, nhiễm trùng, bong hắc mạc, đục thể thủy tinh …[8], [67], [134]. Việc nghiên cứu áp dụng một biện pháp điều trị có khả năng hạ nhãn áp tốt đồng thời lại an toàn và tiện dụng là rất cần thiết. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tạo hình góc tiền phòng bằng laser trong điều trị glôcôm góc đóng nguyên phát” với hai mục tiêu:

1.  Đánh giá kết quả điều trị của phương pháp tạo hình góc tiền phòng bằng laser trên bệnh nhân glôcôm góc đóng nguyên phát.

2. Phân tích các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị.

MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ VÙNG GÓC TIỀN PHÒNG3

1.1.1. Cấu tạo góc tiền phòng 3

1. 1.2. Chức năng góc tiền phòng 6

1.2. BỆNH GLÔCÔM GÓC ĐÓNG NGUYÊN PHÁT 8

1.2.1. Cơ chế bệnh sinh 8

1.2.2. Các hình thái glôcôm góc đóng nguyên phát 9

1.2.3. Các phương pháp điều trị glôcôm góc đóng nguyên phát 11

1.2.3. 1. Thuốc hạ nhãn áp 11

1.2.3.2. Cắt mống mắt chu biên 12

1.2.3.3. Phẫu thuật thể thủy tinh 14

1.2.3.4. Tách dính góc tiền phòng 14

1.2.3.5. Cắt bè củng giác mạc 15

1.2.3.6. Đặt van dẫn lưu thủy dịch tiền phòng 16

1.2.3.7. Quang đông thể mi 18

1.2.3.8. Tạo hình góc tiền phòng 19

1.3. PHƯƠNG PHÁP TẠO HÌNH GÓC TIỀN PHÒNG BẰNG LASER20

1.3.1. Khái niệm về laser 20

1.3. 1. 1. Đặc điểm và các tham số cơ bản của tia laser 20

1.3.1.2. Tương tác của bức xạ laser và tổ chức sống 22

1.3.2. Cơ chế laser tạo hình góc tiền phòng 27

1.3.3. Quá trình phát triển phương pháp tạo hình

góc tiền phòng bằng laser 28

1.3.4. Thay đổi của vùng góc tiền phòng sau laser tạo hình góc 33

1.3.5. Biến chứng 35

1.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến điều trị 36

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 40

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 40

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 40

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 41

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 41

2.2.3. Phương tiện nghiên cứu 42

2.2.4. Các bước tiến hành 43

2.2.4.1. Đánh giá trước điều trị 43

2.2.4.2. Phương pháp điều trị 47

2.2.4.3. Chăm sóc và theo dõi sau điều trị 49

2.2.4.4. Đánh giá kết quả 50

2.2.5. Các chỉ số nghiên cứu 55

2.2.6. Xử lý số liệu 57

2.2.7. Tính đạo đức trong nghiên cứu 57

Chương 3: KẾT QUẢ 58

3.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN 58

3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi và giới 58

3.1.2. Đặc điểm bệnh lý glôcôm  58

3.1.3. Đặc điểm về chức năng thị giác 60

3.1.4. Tình trạng thực thể trước điều trị 62

3. 1.4. 1. Đặc điểm đĩa thị giác 62

3.1.4.2. Đặc điểm độ sâu tiền phòng 62

3.1.4.3. Đặc điểm góc tiền phòng 63

3.1.4.4. Đặc điểm mống mắt 65

3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 66

3.2.1. Kết quả chức năng 66

3.2.1.1. Thị lực 66

3.2.1.2. Nhãn áp 68

3.2.1.3. Thị trường 74

3.2.2. Kết quả thực thể 74

3.2.2.1. Độ sâu tiền phòng 74

3.2.2.2. Góc tiền phòng 75

3.2.2.3. Đĩa thị giác 79

3.2.3. Mức năng lượng laser sử dụng 79

3.2.4. Tình hình biến chứng 80

3.2.5. Đánh giá kết quả chung của điều trị 81

3.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 83

3.3.1. Liên quan với khả năng mở góc tiền phòng 83

3.3.1.1. Giai đoạn glôcôm 83

3.3.1.2. Tính chất diễn biến của glôcôm 84

3.3.1.3. Thời gian mắc bệnh 84

3.3.1.4. Tình trạng dính góc tiền phòng 85

3.3.1.5. Mức năng lượng laser 85

3.3.2. Liên quan với kết quả nhãn áp 87

3.3.2.1. Liên quan giữa giai đoạn glôcôm và mức độ hạ nhãn áp 87

3.3.2.2. Liên quan giữa tính chất diễn biến của glôcôm và

mức độ hạ nhãn áp 87

3.3.2.3. Liên quan giữa nhãn áp và độ mở góc tiền phòng 88

3.3.2.4. Liên quan giữa mức năng lượng laser và mức độ hạ nhãn áp. 89

3.3.3. Liên quan với mức năng lượng laser 90

3.3.3.1. Tình trạng mống mắt trước điều trị 90

3.3.3.2. Độ mở góc tiền phòng trước điều trị  91

3.3.3.3. Tình trạng dính góc tiền phòng 91

3.3.3.4. Tình hình biến chứng 92

3.3.4. Liên quan với sự thành công chung của điều trị 93

3.3.4.1. Yếu tố toàn thân 93

3.3.4.2. Yếu tố tại mắt 93

Chương 4: BÀN LUẬN 96

4.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN 96

4.1.1. Tuổi và giới tính 96

4.1.2. Đặc điểm bệnh lý glôcôm  97

4.1.3. Chức năng thị giác 98

4.1.4. Tình trạng thực thể 100

4.2. NHẬN XÉT VỀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 102

4.2.1. Kết quả chức năng 102

4.2.1.1. Nhãn áp 102

4.2.1.2. Thị lực 106

4.2.1.3. Thị trường 109

4.2.2. Kết quả thực thể 109

4.2.2.1. Độ sâu tiền phòng 109

4.2.2.2. Góc tiền phòng 110

4.2.2.3. Đĩa thị giác 115

4.2.3. Nhận xét về mức năng lượng laser 115

4.2.4. Nhận xét về các biến chứng 119

4.2.5. Nhận xét về kết quả chung của điều trị 122

4.3. NHẬN XÉT VỀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 125

4.3.1. Liên quan với khả năng mở góc tiền phòng 125

4.3.2. Liên quan với kết quả nhãn áp 128

4.3.3. Liên quan với mức năng lượng laser 131

4.3.4. Liên quan với mức độ thành công chung của điều trị 133

KẾT LUẬN 138

HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TRÌNH NGHIÊN

CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Phan Dẫn, Phạm Trọng Văn (2000), Laser ứng dụng trong nhãn khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Frederick C.B (1993-1994), Glaucoma: Basic and Clinical Science Course, American Academy of Ophthalmology. (Người dịch: Nguyễn Đức Anh, Bệnh Glôcôm: Giáo trình khoa học cơ sở và lâm sàng).
3. Đỗ Thị Thái Hà (2002), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của bệnh nhân glôcôm điều trị tại khoa Tổng hợp – Viện Mắt từ tháng 10/2000 đến tháng 9/2002, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
4. Đỗ Như Hơn (2007), Kết quả đánh giá nhanh mù loà có thể phòng tránh được (RAAB) ở 16 tỉnh năm 2007, Hà Nội.
5. Vũ Công Lập, Trần Công Duyệt, Đỗ Kiên Cường (2008), Đại cương về laser y học và laser ngoại khoa, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Xuân Nguyên, Phan Dẫn, Thái Thọ (1974), Giải phẫu mắt ứng dụng trong lâm sàng và sinh lý thị giác, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
7. Hồ Thị Tuyết Nhung (2006), Nghiên cứu tác dụng hạ nhãn áp của phẫu thuật tán nhuyễn thể thuỷ tinh đục trên một số trường hợp glôcôm góc đóng nguyên phát. Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Hà Thanh (2007), Đánh giá kết quả lâu dài của phẫu thuật cắt bè củng giác mạc điều trị glôcôm nguyên phát tại khoa Glôcôm Bệnh viện Mắt Trung ương, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại Y Hà
Nội, Hà Nội.

9. Trần Thị Nguyệt Thanh (1985), Cắt mống mắt ngoại vi bằng laser ở những loại mắt khó hấp thụ tia laser, Luận văn phó Tiến sỹ Y học, Moskva.
10. Trần Thị Nguyệt Thanh (2004), “Glôcôm góc đóng nguyên phát”, Nhãn khoa giản yếu, Tập II, tr. 219 – 290.
11. Nguyễn Thị Hoàng Thảo (2007), Đánh giá độ mở góc tiền phòng sau cắt mống mắt chu biên bằng laser Nd: YAG điều trị glôcôm góc đóng nguyên phát, Luận văn tốt nghiệp Nội trú các Bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
12. Phạm Tân Tiến (2008), Nghiên cứu ứng dụng laser frequency-double Nd:YAG và laser Q-Switched Nd:YAG cắt mống mắt chu biên điều trị glôcôm góc đóng nguyên phát, Luận văn Tiến sỹ Y học, Học viện Quân y, Hà Nội.
13. Vũ Anh Tuấn (2010), Nghiên cứu ứng dụng phương pháp quang đông thể mi bằng laser diode 810 nm điều trị một số hình thái glôcôm phức tạp, Luận văn Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Tuyết (2001), Nghiên cứu sự tương quan giữa độ sâu tiền phòng, bề dày thể thuỷ tinh, chiều dài trục nhãn cầu trên mắt glôcôm góc đóng nguyên phát và mắt bình thường ở người Việt nam trưởng thành, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/