Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt dịch kính bơm dầu silicone nội nhãn điều trị viêm mủ nội nhãn nội sinh do vi khuẩn
Luận án Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt dịch kính bơm dầu silicone nội nhãn điều trị viêm mủ nội nhãn nội sinh do vi khuẩn.Viêm mủ nội nhãn nội sinh do vi khuẩn (VMNNNSVK) là một bệnh lý viêm nhiễm nặng nề ở các mô và dịch nội nhãn, do sự xâm nhập của vi khuẩn từ cơ quan khác qua đường máu đến mắt. Đây là một bệnh lý cấp tính có thể gây tổn hại lớn về chức năng thị giác thậm chí có thể phải bỏ nhãn cầu.
MÃ TÀI LIỆU |
CAOHOC.00330 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Điều trị bệnh VMNNNSVK cần có kháng sinh toàn thân theo đường tĩnh mạch chủ yếu để điều trị ổ nhiễm trùng nguyên phát và nhiễm trùng huyết. Điều trị tại mắt có hiệu quả cần phối hợp các phương pháp điều trị: kháng sinh, steroid tại chỗ (đưa thẳng thuốc vào buồng dịch kính) và cắt dịch kính. Cắt dịch kính giúp loại bỏ tác nhân gây bệnh và độc tố đồng thời giúp thuốc kháng sinh, chống viêm khuyếch tán tốt hơn. Nhược điểm cơ bản của phương pháp ở những mắt “nóng” này là dễ gây chảy máu, co kéo đụng chạm gây đứt rách võng mạc bản thân vốn đã rất mủn, mỏng. Hơn nữa, võng mạc trải qua quá trình nhiễm trùng nặng, viêm cấp thường bị hoại tử, tạo thành các vết rách lớn và hậu quả cuối cùng là bong võng mạc. Đây cũng chính lại biến chứng rất nặng nề, gây tổn hại chức năng nhiều nhất ở các mắt đã được điều trị nhiễm trùng thành công.
Từ năm 1985, dầu silicone đã được sử dụng như một cứu cánh trong
điều trị bong võng mạc. Khi nghiên cứu về dầu silicone trên môi trường nuôi cấy thực nghiệm, Ozadamar (1999) nhận thấy dầu có tác dụng diệt khuẩn như kháng sinh. Ứng dụng kết quả này trên thực tế, Azad (2003) và Kaynak (2003) tiến hành các thử nghiệm lâm sàng so sánh cắt dịch kính và cắt dịch kính kết hợp bơm dầu silicone trong điều trị VMNN. Các tác giả thông báo kết quả tốt về cả giải phẫu và chức năng thị giác.
Hàng năm có hàng trăm bệnh nhân VMNNNSVK nhập viện tại Bệnh Viện Mắt Trung Ương trong tình trạng bệnh rất nặng nề. Hơn một nửa trong số họ còn ở độ tuổi lao động, khoẻ mạnh và nguyên nhân bệnh tật không xác định được. Rất nhiều bệnh nhân đã phải bỏ mắt do mù và đau nhức mặc dù đã được điều trị nội khoa tích cực. Áp dụng kinh nghiệm của các đồng nghiệp trên thế giới, từ năm 2006, tác giả Đỗ Như Hơn, tại Bệnh Viện Mắt Trung Ương, đã bắt đầu sử dụng cắt dịch kính bơm dầu silicone trên bệnh nhân VMNN (bao gồm cả nội sinh và ngoại sinh). Kết quả giải phẫu tốt nhưng kết quả thị lực thường kém. Tuy nhiên, các tổn thương phối hợp của các bệnh nhân chấn thương cũng như tính không thuần nhất của nhóm nghiên cứu tạo ra nhiều yếu tố nhiễu và làm cho việc phân tích gặp khó khăn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu trên nhóm đối tượng bệnh nhân thuần nhất kết hợp với phân bổ ngẫu nhiên để loại các yếu tố nhiễu là cần thiết để đánh giá chính xác hơn kết quả của phẫu thuật cắt dịch kính kết hợp bơm dầu silicone nội nhãn. Xuất phát từ thực tế lâm sàng trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt dịch kính bơm dầu silicone nội nhãn điều trị viêm mủ nội nhãn nội sinh do vi khuẩn” nhằm các mục tiêu sau:
1 – Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm mủ nội nhãn nội sinh do vi khuẩn.
2 – Đánh giá kết quả của phẫu thuật cắt dịch kính bơm dầu silicone
trong điều trị viêm mủ nội nhãn nội sinh do vi khuẩn.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Đại cương giải phẫu dịch kính, võng mạc và hắc mạc 3
1.1.1. Dịch kính 3
1.1.2. Giải phẫu võng mạc và giao diện dịch kính – võng mạc 4
1.1.3. Giải phẫu hắc mạc 7
1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh viêm mủ nội nhãn nội sinh do
vi khuẩn 9
1.2.1. Cơ chế bệnh sinh 9
1.2.2. Dịch tễ học và các yếu tố nguy cơ 11
1.2.3. Lâm sàng và cận lâm sàng của VNNNSVK 13
1.2.4. Các đặc điểm cận lâm sàng: 15
1.3. Điều trị viêm mủ nội nhãn nội sinh do vi khuẩn 20
1.3.1. Điều trị nội khoa 20
1.3.2. Điều trị bằng phẫu thuật cắt dịch kính 26
1.3.3. Tình hình nghiên cứu bệnh viêm mủ nội nhãn nội sinh do vi khuẩn ở
Việt Nam 33
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1. Đối tượng nghiên cứu 36
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 36
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 36
2.2. Phương pháp nghiên cứu 36
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 36
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 37
2.2.3. Kỹ thuật chia nhóm ngẫu nhiên 37
2.2.4. Trang thiết bị sử dụng trong nghiên cứu 37
2.2.5. Đánh giá kết quả 50
2.2.6. Xử lý số liệu 53
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 54
3.1. Đặc điểm bệnh nhân trước phẫu thuật 54
3.1.1. Đặc điểm tuổi, giới và các bệnh lý toàn thân 54
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng tại mắt 57
3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng tại mắt 60
3.2. Kết quả phẫu thuật 69
3.2.1. Kết quả phẫu thuật tại thời điểm 3 tháng (trước khi tháo dầu silicone) và
9 tháng (thời điểm theo dõi cuối cùng ) sau phẫu thuật 69
3.2.2. Các yếu tố tiên lượng kết quả điều trị 70
3.3. Biến chứng liên quan đến phẫu thuật 76
3.3.1. Tỷ lệ bong võng mạc ngay sau mổ cắt dịch kính lần đầu và sự hồi phục
độ trong suốt của môi trường 76
3.3.2. Tình trạng các biến chứng khác ở 2 nhóm 79
3.3.3. Các biến chứng liên quan đến dầu silicone 81
Chương 4: BÀN LUẬN 85
4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân VMNNNSVK 85
4.1.1. Đặc điểm về lâm sàng tại mắt và các bệnh lý toàn thân 85
4.1.2. Đặc điểm vi sinh 88
4.2. Đánh giá kết quả phẫu thuật 94
4.2.1. Thành công của điều trị 94
4.2.2. Các yếu tố tiên lượng kết quả điều trị 98
4.3. Biến chứng của phẫu thuật 108
4.3.1. Bong võng mạc sớm sau mổ 108
4.3.2. So sánh biến chứng của 2 nhóm ở giai đoạn theo dõi tiếp theo 112
4.3.3. Bàn luận về các biến chứng liên quan đến dầu silicone 115
KẾT LUẬN 121
KHUYẾN NGHỊ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIÉP 123
ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 124
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1. Đỗ Như Hơn, Nguyễn Kiên Trung và Đỗ Tấn (2008), “Cắt dịch kính bơm dầu silicone điều trị viêm mủ nội nhãn”, Tạp chí Nhãn Khoa Việt Nam. 2008(10), tr. 43-52.
2. Đỗ Tấn, Phạm Hồng Nhung và Đỗ Như Hơn (2010), “Ứng dụng kỹ thuật PCR và giải trình tự trong chẩn đoán định danh nguyên nhân viêm mủ nội nhãn nội sinh do vi khuẩn”, Tạp Chí Nhãn Khoa Việt Nam. 2010(8), tr. 45-55.
3. Đỗ Tấn và Đỗ Như Hơn (2011), “Kết quả bước đầu của phẫu thuật cắt dịch kính kết hợp bơm dầu silicone nội nhãn điều trị viêm mủ nội nhãn nội sinh do vi khuẩn”, Tạp Chí Nghiên Cứu Y Học. 73(2), tr. 68 – 75.
4. Báo cáo tại Hội Nghị Nhãn khoa Châu Á Thái Bình Dương (APAO) tháng
4 năm 2011 tại Sydney, Australia.TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Phan Dẫn (2004), Nhãn khoa giản yếu, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
2. Đỗ Như Hơn (1996), Nghiên cứu cắt dịch kính trong phẫu thuật điều trị bong võng mạc, Trường Đại học Y Hà nội, Hà Nội.
3. Hoàng Thị Hiền (2005), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng and một số tác nhân gây viêm nội nhãn nội sinh, Trường Đại học Y Hà nội, Hà Nội
Recent Comments