Thay đổi kiến thức, thực hành dự phòng, xử trí co giật do sốt cho các bà mẹ có con điều trị tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng
Luận văn thạc sĩ điều dưỡng Thay đổi kiến thức, thực hành dự phòng, xử trí co giật do sốt cho các bà mẹ có con điều trị tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng
Co giật là một cấp cứu thần kinh thường gặp nhất ở trẻ em. Trong đó nặng nhất là cơn co giật liên tục khi cơn co giật cục bộ hay toàn thể kéo dài trên 30 phút hay nhiều cơn co giật liên tiếp nhau không có khoảng tỉnh. Biến chứng co giật là thiếu oxy não, tắc nghẽn đường thở gây tử vong .
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới co giật, trong đó nguyên nhân do sốt thường gặp nhất ở trẻ em. Năm 1980, Viện quốc gia về sức khỏe ở Hoa Kỳ đã đưa ra định nghĩa về co giật do sốt: “Là một hiện tượng xảy ra ở trẻ bú mẹ hoặc trẻ nhỏ, thường gặp độ tuổi từ 3 tháng đến 5 tuổi, liên quan tới sốt nhưng không có dấu hiệu nhiễm khuẩn nội sọ hoặc một nguyên nhân xác định khác đối với cơn co giật. Những cơn co giật có sốt ở trẻ mà trước đó đã có một cơn co giật không sốt thì được loại trừ” .
Co giật do sốt thường xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng nhanh trong một khoảng thời gian ngắn, nhất là khi trẻ không được uống đủ nước hoặc trẻ mặc nhiều quần áo, bị bọc kín hoặc ở trong môi trường ngột ngạt, không thoáng khí và thông gió.
MÃ TÀI LIỆU
|
NCKH.0085 TCYDH.2022.02561 |
Giá :
|
50.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Co giật ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng đến các hoạt động của tế bào, đặc biệt là tổ chức não của trẻ do thiếu oxy, nhất là nếu cơn co giật kéo dài và tái phát nhiều lần. Khi co giật, trẻ có thể bị thương do va đập, ngạt thở do tăng tiết đờm dãi, do hít phải chất nôn hoặc bị viêm phổi nặng.
Các nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng về co giật do sốt ở châu Á, châu Âu và nước Mỹ thông báo tỷ lệ mắc nói chung vào khoảng 3-5%. Ở Nhật: 8,8%, ở Guam 14%, ở Hồng Kông 0,35% và tại Trung Quốc 1,5%. Theo Nelson 9% trẻ co giật do sốt cao có thể chuyển thành động kinh . Tại bệnh viện Nhi Trung Ương, trong 7 năm, từ năm 1984 đến 1990, tỷ lệ co giật do sốt ở trẻ dưới 7 tuổi trên tổng số trẻ vào khoa Cấp cứu lưu là 2,12% . Theo thống kê ở bệnh viện Nhi Đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh cho biết trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 10 trẻ bị co giật, trong đó có 7 trường hợp sốt cao co giật lành tính.
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu co giật do sốt ở trẻ em , , , , … Ở Việt Nam, kết quả một số nghiên cứu về co giật do sốt cao trước đây cho thấy:2 3,16% trẻ dưới 15 tuổi bị co giật do sốt trong nghiên cứu của Lê Thiện Thuyết (2013) . Tỷ lệ trẻ co giật do sốt dưới 5 tuổi là 1,93% . Độ tuổi co giật do sốt chủ yếu xảy ra ở trẻ trong độ tuổi từ 5 tháng – 60 tháng . Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào đặc điểm lâm sàng, dịch tễ học co giật do sốt hoặc mới ở mức độ đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc trẻ co giật do sốt ở các bà mẹ mà ít có nghiên cứu giúp thay đổi kiến thức, thực hành của các bà mẹ có con điều trị co giật do sốt. Người trực tiếp chăm sóc trẻ, nhất là các bà mẹ có một vai trò đặc biệt quan trọng. Nếu họ có kiến thức đúng và cách xử trí kịp thời khi trẻ bị sốt và co giật do sốt sẽ giúp dự phòng và giảm tỷ lệ tái phát cũng như hạn chế các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng và phát triển trí tuệ của trẻ sau này.
Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng là bệnh viện hạng 1 đồng thời cũng là bệnh viện vệ tinh của bệnh viện Nhi Trung Ương, đã và đang triển khai được nhiều kỹ thuật hiện đại, chuyên sâu. Năm 2018, bệnh viện đón gần 2000 lượt khám trẻ bị co giật lần đầu và tái khám, trong đó số trẻ nằm nội trú chiếm 1/3. Trong công tác chăm sóc, đội ngũ điều dưỡng bệnh viện đã lồng ghép hoạt động tư vấn hướng dẫn bà mẹ xử trí co giật do sốt. Tuy nhiên, do lưu lượng người bệnh lớn, các hoạt động này còn thiếu tính đồng bộ, chủ yếu tư vấn về lý thuyết mà chưa đi vào cầm tay chỉ việc cho từng bà mẹ.
Vì vậy, nhằm góp phần giúp bà mẹ nâng cao kiến thức, thực hành xử trí co giật do sốt, giảm thiểu tỷ lệ mắc, tái phát co giật và phòng ngừa các biến chứng xảy ra, chúng tôi nghiên cứu đề tài:
"Thay đổi kiến thức, thực hành về dự phòng và xử trí co giật do sốt cho các bà mẹ có con điều trị tại bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2019."
MỤC TIÊU
1- Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành về xử trí co giật do sốt cho các bà mẹ
có con điều trị tại bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2019.
2- Đánh giá sự thay đổi kiến thức, thực hành xử trí co giật của các bà mẹ có
con co giật do sốt sau giáo dục sức khoẻ
Mục tiêu: Mô tả thực trạng và đánh giá sự thay đổi kiến thức, thực hành về xử trí co giật do sốt cho các bà mẹ trước và sau giáo dục sức khỏe.
Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp một nhóm so sánh trước sau trên 156 bà mẹ có con co giật do sốt đang điều trị tại bệnh viện Trẻ em Hải Phòng từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2019. Sử dụng bộ công cụ tự thiết kế để đánh giá kiến thức và sử dụng bảng kiểm đánh giá thực hành của các và mẹ trước và sau giáo dục sức khỏe.
Kết quả: Điểm trung bình kiến thức dự phòng, xử trí trẻ co giật do sốt của các bà mẹ trước can thiệp là 3,72/10 điểm và tăng lên 9,57/10 điểm sau can thiệp. Điểm thực hành chung tăng từ 5,54/10 điểm lên 9,08/10 điểm. Các mức độ tăng điểm này đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
Kết luận: Mức độ điểm kiến thức và thực hành chăm sóc, dự phòng co giật do sốt của các bà mẹ trong nghiên cứu này trước can thiệp đều ở mức thấp và trung bình. Sau can thiệp mức độ này tăng lên rất nhiều và đều ở mức tốt và rất tốt. Điều đó cho thấy hiệu quả của chương trình can thiệp giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ đạt hiệu quả cao.
MỤC LỤC
TÓM TẮT……………………………………………………………………………………………………….i
LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………………………………………ii
LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………………………………………..iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………………………………………iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH…………………………………………………………………………………v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ…………………………………………………………………………………..vi
DANH MỤC BẢNG……………………………………………………………………………………..vii
Bảng 3.1. Một số đặc điểm tiền sử của trẻ co giật do sốt……………………………………30..vii
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………………………1
MỤC TIÊU……………………………………………………………………………………………………..3
Chương 1………………………………………………………………………………………………………..4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………………………………………….4
1.1. Tổng quan về co giật do sốt ở trẻ em……………………………………………………………4
1.1.1. Khái niệm……………………………………………………………………………………………………………..4
1.1.2. Yếu tố nguy cơ………………………………………………………………………………………………………5
1.1.3. Hậu quả của co giật do sốt……………………………………………………………………………………..7
1.2. Thực trạng co giật ở trẻ tại Việt Nam và trên thế giới………………………………….10
1.2.1. Thế giới………………………………………………………………………………………………………………10
1.2.2. Việt Nam…………………………………………………………………………………………………………….12
1.3. Các nghiên cứu về thực trạng kiến thức, thực hành dự phòng và xử trí co
giật do sốt ở trẻ………………………………………………………………………………………………..12
1.3.1. Thế giới………………………………………………………………………………………………………………12
1.3.2. Việt Nam…………………………………………………………………………………………………………….13
1.4. Các nghiên cứu về các giải pháp dự phòng co giật do sốt ở trẻ………………….14
1.4.1. Thế giới………………………………………………………………………………………………………………14
1.4.2. Việt Nam…………………………………………………………………………………………………………….15
1.5. Lý thuyết về quá trình thay đổi hành vi ………………………………………………………17
1.6. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu…………………………………………………………………….18
1.6.1. Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng………………………………………………………………………………..18
1.6.2. Khoa Thần kinh – Tâm bệnh – Phục hồi chức năng………………………………………………….18
Chương 2………………………………………………………………………………………………………19
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………………….19
2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………………………..192.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ……………………………………………………………………………………………19
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ……………………………………………………………………………………………….19
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu………………………………………………………………19
2.3. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………………………………19
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu…………………………………………………………………20
2.4.1. Cỡ mẫu………………………………………………………………………………………………………………20
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu……………………………………………………………………………………….20
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ……………………………………………………………………20
2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu……………………………………………………………………………….20
2.5.2. Tổ chức chương trình can thiệp…………………………………………………………………………….20
Đối tượng can thiệp: Các bà mẹ có con từ 1 tháng đến 5 tuổi đang điều trị co giật do sốt tham
gia vào nghiên cứu……………………………………………………………………………………………………….21
Nội dung can thiệp:……………………………………………………………………………………………………….21
Hình thức can thiệp:………………………………………………………………………………………………………21
Quy trình can thiệp………………………………………………………………………………………………………..22
2.6. Các biến số nghiên cứu và cách thu thập……………………………………………………24
2.6.1. Nhóm biến số đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu……………………………..24
– Tuổi (nhóm tuổi), nơi cư trú, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình hình mắc bệnh
mãn tính trước sinh, tiền sử thai sản của bà mẹ. Thu thập bằng phỏng vấn……..24
– Tuổi (nhóm tuổi), giới, tiền sử chu sinh, tiền sử sốt cao co giật, tiền sử co giật
và thân nhiệt của trẻ tại thời điểm co giật của trẻ. Thu thập qua phỏng vấn………24
2.6.2. Nhóm biến số và về kiến thức, thực hành xử trí co giật do sốt của các bà
mẹ ……………………………………………………………………………………………………………………24
– Kiến thức của các bà mẹ về sốt trước can thiệp. Thu thập bằng phỏng vấn……24
– Kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ sốt trước can thiệp. Thu thập bằng phỏng
vấn……………………………………………………………………………………………………………………24
– Kiến thức của các và mẹ về phòng và xử trí co giật do sốt trước can thiệp. Thu
thập bằng phỏng vấn………………………………………………………………………………………..24
– Thực hành đo nhiệt độ ở nách của các bà mẹ trước can thiệp. Thu thập bằng
cách quan sát các bà mẹ thực hành và cho điểm theo bảng kiểm……………………..24
– Thực hành chườm ấm hạ sốt cho trẻ sốt nóng của các bà mẹ trước can thiệp.
Thu thập bằng cách quan sát các bà mẹ thực hành và cho điểm theo bảng kiểm.
…………………………………………………………………………………………………………………………24
– Thực hành chườm ấm hạ sốt cho trẻ sốt rét của các bà mẹ trước can thiệp. Thu
thập bằng cách quan sát các bà mẹ thực hành và cho điểm theo bảng kiểm…….24
2.6.3. Nhóm biến số về kiến thức, thực hành xử trí co giật do sốt của các bà mẹ
sau can thiệp…………………………………………………………………………………………………….24
– Kiến thức của các bà mẹ về sốt sau can thiệp, sự thay đổi so với trước can
thiệp…………………………………………………………………………………………………………………24- Kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ sốt sau can thiệp, sự thay đổi so với
trước can thiệp…………………………………………………………………………………………………24
– Kiến thức của các và mẹ về phòng và xử trí co giật do sốt sau can thiệp, sự thay
đổi so với trước can thiệp…………………………………………………………………………………24
– Thực hành đo nhiệt độ ở nách của các bà mẹ sau can thiệp, sự thay đổi so với
trước can thiệp…………………………………………………………………………………………………24
– Thực hành chườm ấm hạ sốt cho trẻ sốt nóng của các bà mẹ sau can thiệp, sự
thay đổi so với trước can thiệp…………………………………………………………………………24
– Thực hành chườm ấm hạ sốt cho trẻ sốt rét của các bà mẹ sau can thiệp, sự
thay đổi so với trước can thiệp…………………………………………………………………………25
2.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ……………………………………………25
2.7.1. Tiêu chuẩn đánh giá…………………………………………………………………………………25
– Đánh giá kiến thức dựa theo cách cho điểm các câu trả lời của các bà mẹ ở 3
nhóm câu hỏi: Kiến thức về sốt trước và sau can thiệp, Kiến thức về chăm sóc
trẻ sốt trước và sau can thiệp; Kiến thức về phòng và xử trí co giật trước và sau
can thiệp. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. câu trả lời sai không có điểm. Sau
đó quy về thang điểm 10. Điểm kiến thức chung là trung bình cộng của điểm 3
nhóm kiến thức trên. Như vậy điểm kiến thức từng nhóm và kiến thức chung của
các bà mẹ sẽ giao động từ 00 điểm đến 10 điểm. Điểm càng cao thì kiến thức
càng tốt, và ngược lại……………………………………………………………………………………….25
– Đánh giá mức độ thực hành bằng điểm theo bảng kiểm. Các bà mẹ làm đúng
thì được điểm, làm sai không được điểm. Sau đó nhân với hệ số và quy đổi sang
thang điểm 10. Điểm thực hành chung được tính trung bình cộng của 3 kỹ thuật
thực hành. Điểm càng cao thì đánh giá thực hành càng tốt và ngược lại. Điểm tối
đa 10 điểm, điểm tối thiểu 00 điểm…………………………………………………………………….25
2.8. Phương pháp phân tích số liệu…………………………………………………………………..26
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu…………………………………………………………………26
Chương 3………………………………………………………………………………………………………28
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………………………………………28
3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu………………………………………………………28
3.1.1. Đặc điểm chung của của mẹ bệnh nhi được điều tra………………………………………………28
3.1.2. Đặc điểm chung của trẻ co giật do sốt ………………………………………………………………….30
3.2. Kết quả can thiệp thay đổi kiến thức của bà mẹ về phòng và xử trí co giật do
sốt…………………………………………………………………………………………………………………….33
3.2.1. Kiến thức của bà mẹ về sốt trước và sau can thiệp ………………………………………………..33
3.2.2. Kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ sốt trước và sau can thiệp…………………………….35
3.2.3. Kiến thức của bà mẹ về phòng và xử trí co giật do sốt trước và sau can thiệp………….37
Điểm trung bình đánh giá kiến thức về sốt, kiến thức về chăm sóc trẻ sốt và kiến
thức dự phòng và xử trí co giật do sốt cũng như kiến thức chung của các bà mẹtrước can thiệp đều ở mức thấp. Các điểm này đều được cải thiện nhờ can thiệp
và tăng lên mức cao, rất cao sau can thiệp……………………………………………………….39
3.3. Kết quả can thiệp thay đổi thực hành của bà mẹ về phòng và xử trí co giật do
sốt…………………………………………………………………………………………………………………….40
3.3.1. Thực hành đo nhiệt độ ở nách của các bà mẹ có con co giật do sốt cao…………………..40
3.3.2. Thực hành chườm ấm hạ sốt cho trẻ sốt nóng của các bà mẹ trước và sau can thiệp.42
3.3.3. Thực hành chườm ấm hạ sốt cho trẻ sốt rét của các bà mẹ trước và sau can thiệp…..44
Chương 4………………………………………………………………………………………………………47
BÀN LUẬN………………………………………………………………………………………………….47
4.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu………………………………………………………47
4.1.1. Đặc điểm chung của các bà mẹ…………………………………………………………………………….47
4.1.2. Đặc điểm chung của trẻ co giật do sốt…………………………………………………………………..48
4.2. Kiến thức của các bà mẹ về phòng và xử trí co giật do sốt…………………………49
4.2.1. Kiến thức của bà mẹ về sốt trước và sau can thiệp…………………………………………………49
4.2.2. Kiến thức của các bà mẹ về chăm sóc trẻ sốt trước và sau can thiệp………………………51
4.2.3. Kiến thức của bà mẹ về phòng và xử trí co giật do sốt trước và sau can thiệp………….52
4.2.4. Kiến thức chung của bà mẹ về co giật do sốt của các bà mẹ trước và sau can thiệp. . 52
4.3. Kết quả can thiệp thay đổi hành vi thực hành của bà mẹ về phòng và xử trí co
giật do sốt…………………………………………………………………………………………………………53
4.3.1. Thực hành đo nhiệt độ ở nách của các bà mẹ có con co giật do sốt…………………………53
4.3.2. Thực hành chườm ấm hạ sốt cho trẻ sốt nóng của các bà me trước và sau can thiệp.54
4.3.3. Thực hành chườm ấm cho trẻ sốt rét run của các bà mẹ trước và sau can thiệp………55
4.3.4. Điểm thực hành nói chung của các bà mẹ trước và sau can thiệp……………………………55
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………………..57
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………………58
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………………………..1
Phụ lục 1:………………………………………………………………………………………………………..6
PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU……………………………………………………6
Phụ lục 2…………………………………………………………………………………………………………8
PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU KIẾN THỨC, THỰC HÀNH ……………………………….8
DỰ PHÒNG VÀ XỬ TRÍ CO GIẬT DO SỐT…………………………………………………….8
Phụ lục 3……………………………………………………………………………………………………….17
NỘI DUNG CAN THIỆP………………………………………………………………………………..1
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Một số đặc điểm tiền sử của trẻ co giật do sốt……………………………………30
Bảng 3.2. Nhiệt độ của trẻ khi nhập viện (n=156)………………………………………………..32
Bảng 3.3. Khác biệt kiến thức của các bà mẹ về sốt trước, sau can thiệp (n=156)…….33
Bảng 3.4. Điểm trung bình kiến thức của bà mẹ về sốt trước và sau can thiệp (n=156)
…………………………………………………………………………………………………………………….33
Bảng 3.5. Sự khác biệt kiến thức của các bà mẹ về chăm sóc trẻ sốt trước và sau can
thiệp (n=156)…………………………………………………………………………………………………35
Bảng 3.6: Điểm kiến thức chăm sóc trẻ sốt của các bà mẹ trước và sau can thiệp
(n=156)…………………………………………………………………………………………………………36
Bảng 3.7. Sự khác biệt về kiến thức của các bà mẹ về phòng và xử trí co giật do sốt
trước và sau can thiệp (n=156)………………………………………………………………………….37
Bảng 3.8. Điểm kiến thức của các bà mẹ về phòng và xử trí co giật do sốt trước và sau
can thiệp (n=156)……………………………………………………………………………………………38
Bảng 3.9. Sự thay đổi kiến thức chung của các bà mẹ về co giật do sốt trước và sau can
thiệp (n=156)…………………………………………………………………………………………………39
Bảng 3.10. Sự khác biệt về thực hành đo nhiệt độ ở nách của các bà mẹ trước và sau
can thiệp (n=156)……………………………………………………………………………………………40
Bảng 3.11. Điểm thực hành đo nhiệt độ ở nách của các bà mẹ trước và sau ……………41
can thiệp (n=156)……………………………………………………………………………………………41
Bảng 3.12. Sự khác biệt về thực hành chườm ấm hạ sốt cho trẻ sốt nóng trước và sau
can thiệp (n=156)……………………………………………………………………………………………42
Bảng 3.13. Điểm thực hành chườm ấm cho trẻ sốt nóng của các bà mẹ trước và sau can
thiệp (n=156)…………………………………………………………………………………………………43
Bảng 3.14. Sự khác biệt về thực hành chườm ấm hạ sốt cho trẻ sốt rét trước và sau can
thiệp (n=156)…………………………………………………………………………………………………44
Bảng 3.15. Điểm thực hành chườm ấm cho trẻ sốt rét của các bà mẹ trước và sau can
thiệp (n=156)…………………………………………………………………………………………………45viii
Bảng 3.16. Điểm thực hành chăm sóc trẻ của các bà mẹ trước và sau can thiệp (n=156)
…………………………………………………………………………………………………………………….46
Recent Comments