Thực trạng kiến thức phòng và xử trí cấp cứu phản vệ của điều dưỡng lâm sàng tại bệnh viện đa khoa huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình năm 2022
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp Thực trạng kiến thức phòng và xử trí cấp cứu phản vệ của điều dưỡng lâm sàng tại bệnh viện đa khoa huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình năm 2022. Phản vệ là một phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, có thể nghiêm trọng dẫn đến tử vong nhanh chóng [1]. Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản có thể gây tử vong trong vòng một vài phút [1].
Sốc phản vệ (SPV) là tai biến dị ứng nghiêm trọng nhất, dễ gây tử vong nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Tính chất nguy kịch của sốc phản vệ gây hoang mang cho mọi người kể cả thầy thuốc và thân nhân người bệnh. Bệnh xuất hiện nhanh, ngay lập tức hoặc 30 phút sau khi dùng thuốc, thử test, bị ong đốt hoặc sau khi ăn một loại thức ăn lạ. Triệu chứng bệnh xuất hiện càng sớm thì bệnh càng nặng, tỉ lệ tử vong càng cao. Các đường đưa thuốc vào cơ thể: tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, dưới da, trong da, uống, xông, bôi ngoài da, nhỏ mắt, đặt âm đạo.v.v…đều có thể gây sốc phản vệ, tuy nhiên đường tiêm tĩnh mạch là nguy hiểm nhất. Các loại thuốc, nhất là các thuốc kháng sinh là nguyên nhân chính gây sốc phản vệ. Vì vậy sốc phản vệ là một cấp cứu cần được xử trí nhanh, kịp thời vì dễ dẫn đến tử vong do suy hô hấp cấp và tụt huyết áp.
MÃ TÀI LIỆU
|
DTCCS.2023.0162 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Sốc phản vệ là một dạng của phản ứng dị ứng typ nhanh (typ reagin, typ phản vệ) phát sinh khi có sự xâm nhập lần thứ hai của dị nguyên vào cơ thể. Sốc phản vệ có đặc điểm tụt huyết áp, hạ thân nhiệt, truỵ tim mạch, tăng tính thấm thành mạch và co thắt cơ trơn. Tuy nhiên trong thực tế có nhiều trường hợp người bệnh mới dùng thuốc lần đầu nhưng đã bị sốc phản vệ là do họ đã bị mẫn cảm trước với một loại dị nguyên nào đó có cấu trúc giống với cấu trúc của thuốc, vídụ người bệnh đã bị nhiễm nấm penicillinum từ môi trường do ăn hoặc hít phải loại nấm này.
Theo thống kê tại 1 số khu vực trên thế giới tỷ lệ SPV hàng năm là 0,005%, tỷ lệ sốc phản vệ ở châu Âu khoảng 4 – 5 trường hợp/10.000 dân, Mỹ là 58,9 ca/100.000 dân; một nghiên cứu ở Anh cho thấy, tỷ lệ này là 7,9/100.000 người/năm [2].
Ở Việt Nam dù chưa có số liệu thống kê nhưng thực tế ghi nhận có nhiều ca bệnh tử vong do sốc phản vệ, theo Giáo sư Nguyễn Năng An, Chủ tịch Hội Dị ứng miễn dịch lâm sàng, có khoảng 8,5% dân số từng bị dị ứng thuốc, trong số này có 10% bị SPV. Ngoài ra SPV còn có thể do ăn (tôm, cua, cá, đậu phộng, dứa, trứng, phấn hoa), tiếp xúc với vật lạ (bị côn trùng đốt, hóa chất, chất silicon lỏng trong phẫu thuật thẩm mỹ)[3]….
Bệnh cảnh lâm sàng của SPV rất đa dạng, đòi hỏi xử lý chính xác và nhanh chóng, tranh thủ từng phút theo phác đồ cấp cứu phản vệ được Bộ Y tế Ban hành tại Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017.
Với mục đích nâng cao hơn nữa công tác chăm sóc và điều trị người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hưng Hà, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng kiến thức phòng và xử trí cấp cứu phản vệ của điều dưỡng lâm sàng tại bệnh viện đa khoa huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình năm 2022” với hai mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng kiến thức phòng và xử trí cấp cứu phản vệ của điều dưỡng lâm sàng tại bệnh viện đa khoa huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình năm 2022.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng và xử trí cấp cứu phản vệ của điều dưỡng lâm sàng tại bệnh viện đa khoa huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình
MỤC LỤC Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng
Danh mục hình
Đặt vấn đề ………………………………………………………………………………………… 1
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn ……………………………………………………. 3
1.1. Cơ sở lý luận ………………………………………………………………………………. 3
1.2. Cơ sở thực tiễn ………………………………………………………………………….. 22
Chương 2. Mô tả vấn đề cần giải quyết ……………………………………………….. 27
Chương 3. Bàn luận ………………………………………………………………………….. 34
Kết luận ………………………………………………………………………………………….. 40
Đề xuất giải pháp …………………………………………………………………………….. 42
Tài liệu tham khảo ……………………………………………………………………………. 4
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cơ chế sốc phản vệ ………………………………………………………………. 4
Hình 1.2. Sơ đồ chẩn đoán và xử trí sốc phản vệ……………………………19
Hình 1.3. Hộp thuốc cấp cứu phản vệ và trang thiết bị y tế…………………20
Hình 1.4. Sơ đồ tóm tắt về chẩn đoán và xử trí phản vệ ………………………….. 21
Hình 2.1. Bệnh viện Đa khoa Hưng Hà ……………………………………………….. 27
Hình 2.2. Phòng Điều dưỡng ……………………………………………………………… 27
Recent Comments