Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân Tăng huyết áp tại phòng khám mãn tính bệnh viện đa khoa Mèo Vạc

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân Tăng huyết áp tại phòng khám mãn tính bệnh viện đa khoa Mèo Vạc.Tăng huyết áp là một bệnh thường gặp ở nhiều nước trên thế giới. Tỷ lệtăng huyết áp ở Châu Âu và Bắc Mỹ đều khá cao chiếm từ 15% – 20% [1]. Theo số liệu thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO) tăng huyết áp chiếm khoảng 20% dân số ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển [52].
Ở nước ta, theo sự phát triển của nền kinh tế, mức sống của nhân dân được nâng cao, bệnh lý tim mạch nói chung cũng như tăng huyết áp nói riêng ngày một tăng. Theo điều tra Đặng Văn Chung năm 1960, tỷ lệ tăng huyết áp Việt Nam là 2 – 3%, nhưng đến năm 1992 tỷ lệ tăng huyết áp đã tăng lên đến 11,7% [2], cho đến năm 1999 theo điều tra của Viện Tim Mạch (Việt Nam) thì tỷ lệ tăng huyết áp đã là 16,05% [3].

MÃ TÀI LIỆU

 DTCCS.2022.0005

Giá :

 

Liên Hệ

0915.558.890


Tăng huyết áp là yếu tố hàng đầu gây tai biến và tử vong về tim mạch. Theo thống kê về nguyên nhân tử vong do bệnh lý tim mạch ở nước ta năm 1994 thì nguyên nhân tăng huyết áp chiếm vị trí hàng đầu trong các bệnh viện [4].
Tăng huyết áp thường dẫn đến những biến chứng nặng nề gây tàn phế thậm chí có thể gây tử vong: tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận… kiểm soát tốt huyết áp cho phép làm giảm tỷ lệ đột quỵ 35 – 40%, nhồi máu cơ tim 20 – 25%, suy tim > 50%… Vì vậy, điều trị tăng huyết áp là một yêu cầu cấp thiết để hạn chế và ngăn ngừa các biến chứng trên.
Điều trị tăng huyết áp đã có nhiều tiến bộ do hiểu biết nhiều hơn về bệnh sinh, phát hiện nhiều thuốc mới, tăng huyết áp là một bệnh phổ biến, dễ chẩn đoán nhưng đáng tiếc là tỷ lệ điều trị đạt HA mục tiêu còn thấp. Ngay cả ở Hoa Kỳ theo thống kê cho thấy khả năng nhận biết có điều trị và điều trị không kiểm soát không được cải thiện trong nhiều thập kỷ, thậm chí giai đoạn 1991 – 1994 còn thấp hơn gian đoạn 1988 – 1991 [53,54,55,56]. Ở Việt Nam theo tác giả2 Trần Đỗ Trinh và Phạm Gia Khải, tỷ lệ điều trị đúng cách chỉ có 4% (1991) và 19,1% (1999) [5][6].
Hiện nay các phương thức điều trị bệnh tăng huyết áp đa dạng như từ Y tế cơ sở, phòng khám tư nhân, đơn thuốc truyền tay và các dược sĩ, bệnh nhân tự điều trị. Mặt khác, sự hiểu biết của người bệnh tăng huyết áp còn chưa cao trong khi đó bệnh tăng huyết áp hầu hết không có triệu chứng cơ năng, số người biết mình bị tăng huyết áp cũn quỏ thấp và đa số chưa có hiểu biết nhiều về bệnh nên dẫn tới việc không điều trị hoặc điều trị không đầy đủ [7][8][9]. Do đó tỷ lệ biến chứng của bệnh, tỷ lệ tái nhập viện ngày càng gia tăng, dẫn đến chi phí tốn kém cho gia đình và xã hội.
Chúng ta cũng biết chi phí rất cao khi điều trị các biến chứng của tăng huyết áp mà hiệu quả lại không được như mong muốn. Làm thế nào để quản lý và điều trị cho bệnh nhân tăng huyết áp có hiệu quả và ít biến chứng, việc điều trị dù là nội trú hay ngoại trú đều phải có được một sự theo dõi, hướng dẫn và kiểm soát chặt chẽ thì mới thu được kết quả cụ thể.
Tại phòng khám quản lý bệnh mãn tính bệnh viện đa khoa Mèo Vạc số lượng bệnh nhân THA ngày càng tăng nhưng chưa có nghiên cứu củ thể nào về tình hình cũng như kết quả điều trị THA.Trước thực trạng trên chúng tôi tiến hành đề tài: “ Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân Tăng huyết áp tại phòng khám mãn tính bệnh viện đa khoa Mèo Vạc ”, Với mục tiêu sau:
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại phòng khám mãn tính bệnh viện đa khoa Mèo Vạc.
2. Nhận xét kết quả, theo dõi và điều trị bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại phòng khám mãn tính bệnh viện đa khoa Mèo Vạc

MỤC LỤC
MỤC LỤC……………………………………………………………….
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT………………………………………….
DANH MỤC CÁC BẢNG………………………………………………………………
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………… 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………….. 3
1.1. Dịch tế bệnh tăng huyết áp…………………………………………………. 3
1.2. Định nghĩa và phân loại tăng huyết áp……………………………… 4
1.3. Các yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp………………………. 6
1.4. Biến chứng của tăng huyết áp…………………………………………………. 11
1.5. Điều trị tăng huyết áp……………………………………………….. 13
1.6. Một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về tăng huyết áp…….. 17
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…… 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………. 19
2.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………. 19
2.3. Các tiêu chuẩn chẩn đoán…………………………………………… 22
2.4. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân và quản lý theo dõi……………….. 23
2.5. Các thuốc sử dụng…………………………………………………….. 25
2.6. Xử lý số liệu………………………………………………………… 25
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………….. 26
3.1.Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu……… 26
3.2. Kết quả kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân nghiên cứu….……………. 33
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả kiểm soát huyết áp…………… 35
Chương 4: BÀN LUẬN………………………………………………… 404.1.Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu………………………………. 40
4.2. Kết quả kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân nghiên cứu ……………….. 44
4.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả kiểm soát huyết áp …..………. 45
KẾT LUẬN……………………………………………..……………… 50
KHUYẾN NGHỊ …………………………………………………………… 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………… 52
DANH SÁCH BỆNH NHÂN…………………………………………… 59
MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU…………………………………….… 65
MỘT SỐ HÌNH ẢNH BỆNH ÁN NGOẠI TRÚ……………………….. 6

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Phân loại THA theo JNC – VII (2003)……………………… 4
Bảng 2.1 Chỉ số nhân trắc theo tiêu chuẩn áp dụng cho người chân Á
Thái bình dương………………………………………………………. 20
Bảng 2.2 Phân loại tăng huyết áp tại Việt Nam hiện nay ……………………….. 21
Bảng 2.3 Giá trị bình thường của một số chỉ số hoá sinh máu………….. 21
Bảng 3.1 Phân bố nhóm tuổi ở đối tượng nghiên cứu…………………… 26
Bảng 3.2 Phân bố giới ở nhóm nghiên cứu ………………………….. 27
Bảng 3.3 Phân bố nghề nghiệp ở nhóm nghiên cứu…………………………. 27
Bảng 3.4 Phân bố theo yếu tố nguy cơ ở nhóm nghiên cứu………………. 28
Bảng 3.5 Phân bố thời gian phát hiện bệnh của nhóm nghiên cứu…….. 28
Bảng 3.6 Tỷ lệ mắc các bệnh phối hợp………………………………………….. 29
Bảng 3.7 Tỷ lệ chấp hành điều trị theo giới ………………………….. 30
Bảng 3.8 Phân bố số lượng nhóm thuốc sử dụng ……………………. 31
Bảng 3.9 Phân loại giai đoạn THA ………………………………….. 31
Bảng 3.10 Đặc điểm triệu chứng lâm sàng ở nhóm nghiên cứu ……… 32
Bảng 3.11 Một số đặc điểm cận lâm sàng chính …………………….. 32
Bảng 3.12 Kết quả kiểm soát HA ở nhóm nghiên cứu ………………. 33
Bảng 3.13 So sánh giá trị HA trung bình trước và sau điều trị……….. 33
Bảng 3.14 Kết quả kiểm soát HA theo giới ……………………………. 34
Bảng 3.15 Kiểm soát HA theo nhóm tuổi ……………………………. 34
Bảng 3.16 Kết quả kiểm soát HA theo thời gian phát hiện bệnh …….. 35
Bảng 3.17 Kết quả kiểm soát HA với nghề nghiệp ………………….. 36Bảng 3.18 Kết quả kiểm soát HA ở bệnh nhân ĐTĐ………………… 37
Bảng 3.19. Kết quả kiểm soát HA bệnh nhân có RLCK lipid……… 37
Bảng 3.20.Kết quả kiểm soát HA ở bệnh nhân hút thuốc lá………….. 38
Bảng 3.21. Kết kiểm soát HA ở bệnh nhân có uống rượu bia……….. 39
Bảng 3.22. Kết quả kiểm soát HA ở các nhóm sử dụng thuốc HA… 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt.

1. Phạm khuê (1981), tăng huyết áp, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
2. Trần Đỗ Trinh, Nguyễn Ngọc Tước, Nguyễn Thị Bạch yến và cộng sự (1992), Điều tra dịch tễ học bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1991 – 1992 tập 1, Hà Nội,tr.279 – 291.
3. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Đỗ Quốc Hùng, Nguyễn Thị Bạch yến (1998), Đặc điểm dịch tễ học bệnh tăng huyết áp tại Hà Nội, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Tập chí Tim Mạch Học, (16), tr.258 – 282.
4. Phạm Gia Khải (1996),Điều trị bệnh tăng huyết áp – Trong hội thảo điều trị bệnh tăng huyết áp và ứng dụng với Adalat L.A
5. Phạm Gai Khải, Nguyễn Lân Việt và Cộng Sự (1999), “Đặc điểm dịch tễ bệnh THA tại Hà Nội”, Kỷ yếu toàn văn đề tài nghiên cứu khoa học Đại hội toàn mạng quốc gia Việt Nam lần thứ VIII, Tr.258 – 282.
6. Trần Đỗ Trinh và cộng sự (1992), Điều tra dịch tễ học bệnh THA ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu cấp bộ, Tr. 20.
7. Đào Duy An và CS (2005), Nhận thức cơ bản và cách xử trí ở bệnh nhân tăng huyết áp, Hội nghị tim mạch miền trung, Tr. 65 – 72.
8. Phạm Tử Dương (1998), “Tình hình quản lý và điều trị bệnh tăng huyết áp ở một tập thể cán bộ trong 4 năm 1994 – 1998”
9. Viên Văn Đoan, Đồng Văn Thành (2004), “Bước đầu nghiên cứu mô hình quản lý, theo dõi và điều trị có kiểm soát bệnh THA”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học Đại hội tim mạch quốc gia Việt Nam lần thứ X, tr. 68 – 79.
10. Trần Đỗ Trinh (1989), Bệnh tăng huyết áp trong cộng đồng (II), Điều tra dịch tễ học bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam,đề tài tăng huyết áp I và II, Khoa Tim Mạch TW Bệnh viện Bạch Mai phát hành, tr. 42 – 47.53
11. Phạm Thị Kim Lan (2002), Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ của người tăng huyết áp tại nội thành Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
12. Bùi Đức Long. Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp tại khu vực thị trấn Thanh Hà tỉnh Hải dương. Tập chí Thông tin y dược. 2005. Số 5. Trang 12 – 14
13. Phạm khuê (1993), Bệnh học tuổi già, Nhà xuất bản Y học.
14. Đào Thu Giang, Nguyễn Kim Thuỷ (2006), “Tìm hiểu mối liên quan giữa thừa cân,béo phì với tăng huyết áp nguyên phát”, Tạp chí Y học thực hành,(5). Trang 12 – 14
15. Trần Đình Toản. Một số nhận xét về sự liên quan giữa chi số khối cơ thể và bề dây lớp bỡ dưới da của người bình thường và người cao huyết áp. Tạp chí Y học thực hành. Số 3 – 1993. Số 301. Trang 7 – 9
16 .Bùi Thanh Nghị, Phạm Thị Hồng Vân (2004), “ Nghiên cứu yếu tố nguy cơ và mối liên quan với bệnh tăng huyết áp nguyên phát tại bệnh viện đa khoa Bắc Giang”, Tạp chí Y học thực hành, (11), trang 50 – 52.
17. Hoàng Việt Thắng, Huỳnh Văn Minh (1996), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp. Nhà xuất bản Y học.
18. Ngu yễn Huy Dung (1977), “ Bệnh tăng huyết áp”, Bệnh tim mạch với người lớn tuổi, Nhà xuất bản Y học, trang 103 – 133.
19.Phạm Gia Khải (2000), “Tăng huyết áp”, Cẩm nang điều trị nội khoa, xuất bản lần thứ 2, Phạm khuê chủ biên, Nhà xuất bản Y học, trang 279 – 291.
20. Phạm Gia Khải, nguyễn Lâm Việt, Đỗ Quốc Hùng, Nguyễn Thị Bạch Yến (2000), “Đặc điểm dịch tễ học bệnh tăng huyết áp tại Hà Nội”, Tóm tắt các công trinh nghiên cứu, Tạp chí Tim mạch học, (21), trang 22 – 24
21. Phạm Hùng Lực, Lê Thế Thự. Các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở tuổi 15 – 75 trong cộng đồng tại đồng băng Sông Cửu Long. Tạp chí Y học dự phòng. 2002. Tập XII, số 2 (53). Trang 24 – 28.54
22. Phan Thị Kim, Nguyễn Thị Lâm, Trần Ngọc Hà, Hoàng Thế Yết. Điều tra các yếu tố nguy cơ về dinh dưỡng đối với bệnh tăng huyết áp tại 6 địa phương có tỷ lệ tăng huyết áp khác nhau. Tạp chí Y học thực hành. Số 1 – 1993. Số 299. Trang 4 – 7.
23. TCYTTG (1992), Xử trí bệnh tăng huyết áp, Bài dịch của Trần Đỗ Trinh và CS, Nhà xuất bản Y học và Viện Tim Mạch Học Việt Nam, Hà Nội.
24. Phạm khuê (1992), Tăng huyết áp, Nhà xuất bản Y học.
25. Đồng Văn Thành (2011) nghiên cứu quản lý điều trị tăng huyết áp tại khoa bệnh viện Bạch mai.luận án tiền sĩ y học.
26. Trần Thị Minh Hạnh và cộng sự (2001).Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng trên 300 người Việt Nam bình thường ở T P. Hồ Chí Minh
27. Tô Văn Hải và cộng sự (2002), điều tra về tăng huyết áp động mạch ở cộng động Hà Nội, Kỷ yều toàn văn các đề tài khoa học – Đại Hội Tim mạch quốc gia Việt Nam lần thứ IX , trang 105 – 111.
28. Phạm Gia Khải ,Nguyễn Lân Việt và cộng sự (2002), Dịch tễ học tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tại vùng đồng băng tỉnh thái bình năm 2002 , tạp chí Tim mạch Học Việt Nam,2002 ; 32:11 – 18
29. Nguyễn Thị Tuyết Lan (2000), ‘Đặc điểm bệnh THA nguyên phát tại bệnh Viện 198” kỷ yều toàn văn các đề tài khoa học trang 369 – 373.
30. Phạm Khuê (2000), Đề phòng tai biên mạch máu não ở người cao tuổi, nhà xuất bản y học Hà Nội.
31. Nguyễn Thị Dung (2000), Nhận xét 1160 bệnh nhân THA điều trị tại Bệnh Viện Việt tiệp” kỷ yều toàn văn các đề tài nghiên cứu khoa học trong 306 – 310.
32. Dương Văn Thấm (2011) , nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và hậu quả điều trị ở các cán bộ quân đội tuổi trung niên bị tăng huyết áp” luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II.
33. Nguyễn Thị Hằng (2006), Tìm hiểu tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp tại cộng đồng” Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Đa khoa.55
34. Viên Văn Đoan, Đồng Văn Thành (2004), ‘Bước đầu nghiên cứu mô hình quản lý theo dõi và điều trị có kiểm soát bệnh tăng huyết áp” kỷ yều toàn văn các đề tài khoa học Đại Hội Tim Mạch quốc gia Việt Nam lần thứ X. trang 68 – 79.
35. Ông Thế Viên (2005), ‘nghiờn cứu hiệu quả quản lý và điều trị ngoại trú bệnh nhân THA tại khoa khám bệnh Bệnh Viện Bạch Mai” Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp II.
36. Trần Đức Dàng, Nguyễn Đức Hoàng, Dương Vĩnh Linh (2002), '' Nghiên cứu tăng huyết áp ở người béo phì'', Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học – Đại hội Tim mạch quốc gia Việt Nam lần thứ IX, tr.90-93

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/