Thực trạng sử dụng rượu bia và một số yếu tố liên quan của nam giới từ 15-60 tuổi tại xã Ninh Hiệp – huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội năm 2014

Luận văn thạc sĩ y học Thực trạng sử dụng rượu bia và một số yếu tố liên quan của nam giới từ 15-60 tuổi tại xã Ninh Hiệp – huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội năm 2014.Rượu bia từ lâu đã trở thành đồ uống được sử dụng phổ biến ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Rượu bia có thể đem lại cho con người những lợi ích nhất định, tuy nhiên nó cũng có thể gây ra rất nhiều những mặt trái. Sử dụng rượu bia (SDRB) và các vấn đề liên quan đến rượu bia khác nhau giữa các nước trên thế giới, nhưng gánh nặng bệnh tật và tử vong là vấn đề quan trọng trong hầu hết các nước. Nhiều nghiên cứu đã kết luận có mối liên quan giữa SDRB quá mức với hơn 60 bệnh khác nhau [23], [29]. Gần 4% của tất cả các trường hợp tử vong trên toàn thế giới được cho là do rượu bia, lớn hơn trường hợp tử vong do HIV / AIDS, bạo lực hay lao phổi. Rượu bia cũng được cho là liên quan đến nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng, bao gồm cả bạo lực, bỏ bê công việc và lạm dụng trẻ em. Tuy nhiên, bất chấp tất cả những vấn đề này, việc hạn chế SDRB quá mức vẫn chưa phải là một trong những ưu tiên của các chính sách công, bao gồm cả chính sách y tế [30].

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2022.00621

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0927.007.596


Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển đã có những thành tựu đáng kể về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội. Đời sống của người dân cũng đang dần được cải thiện. Sự thay đổi về kinh tế, xã hội đã từng bước đưa đến những thay đổi về hành vi, lối sống của người dân mà trong đó phải kể đến thói quen về ăn uống. Điều tra quốc gia về sức khỏe của Vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ 2 (SAVY 2) năm 2010 cũng cho thấy có 80% nam thanh thiếu niên SDRB, tỷ lệ này ở SAVY 1 là 69%. Các thanh thiếu niên được hỏi cho biết khá dễ dàng tìm mua được rượu bia (98,6%) [3], [4]. Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách y tế có 64% nam giới từ 15 tuổi trở lên có SDRB với mức uống trung bình 6,4 đơn vị rượu (ĐVR)/ngày [6]. Tới nay đã có một số nghiên cứu tìm hiểu về tình hình SDRB, lệ thuộc vào rượu bia và nghiện rượu của người dân. Tuy nhiên những nghiên cứu này chưa mô tả được bức tranh toàn diện về tình hình SDRB trong cộng đồng, chưa chỉ ra được những yếu tố nào liên quan đến hành vi SDRB. Việc tìm hiểu những yếu tố liên quan đến SDRB trong từng nhóm đối tượng sẽ cung cấp thêm thông tin cần thiết, để xây dựng chương trình can thiệp phù hợp. Vì vậy, tìm hiểu thực trạng2 SDRB trong nhóm nam giới ở độ tuổi lao động, lực lượng chính góp phần vào sự phát triển của đất nước, là việc cần thiết.
Gia Lâm là 1 huyện ngoại thành nằm ở phía Đông của thành phố Hà Nội, vài năm trở lại đây sự thay đổi về kinh tế – văn hóa – xã hội đã từng bước đưa đến những thay đổi về hành vi, lối sống của người dân. Theo báo cáo thống kê của Trung tâm Y tế huyện, 6 tháng đầu năm 2013 toàn huyện có 588 người bị tai nạn thương tích (TNTT), trong đó tai nạn giao thông (TNGT) là 208 người. Theo ghi nhận tại nơi điều trị ban đầu sau TNTT là trạm Y tế xã, thị trấn thì có tới 1/3 số trường hợp có liên quan đến SDRB [9], [11], [10]. Ninh Hiệp là một xã nằm ở phía Bắc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội.
Từ năm 2000 trở lại đây, Ninh Hiệp đã vươn lên trở thành một trong số ít những làng nghề có thu nhập cao nhất miền Bắc [15]. Theo điều tra cơ bản vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2012, xã Ninh Hiệp có 2 nhà hàng ăn uống; 15 cửa hàng ăn; 5 cửa hàng cà phê, giải khát; 9 cửa hàng kinh doanh nước giải khát, rượu bia; 3 khu chợ gồm: chợ Nành (có 9 cơ sở dịch vụ ăn uống), Chợ Phú Điền (9 cơ sở dịch vụ ăn uống), chợ Sơn Long (11 cơ sở dịch vụ ăn uống). Tất cả các cơ sở này ngoài việc bán các loại đồ ăn đều có bán rượu bia [7]. Số người bị TNTT 6 tháng đầu năm 2013 ở xã là 65 trường hợp, trong đó TNGT là 37 trường hợp, hầu hết các trường hợp đều sơ cấp cứu ban đầu tại Trạm Y tế xã. Theo ghi nhận ban đầu đa số các trường hợp này đều đã có sử dụng rượu bia [11].
Hiện tại những nghiên cứu về SDRB tại Việt nam còn hạn chế và có rất ít thông tin từ người SDRB về mua, bán, sử dụng và những tác hại của rượu bia, chúng tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề: Thực trạng sử dụng rượu bia và một số yếu tố liên quan của nam giới từ 15-60 tuổi tại xã Ninh Hiệp – huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội năm 2014. Kết quả của nghiên cứu góp phần mô tả rõ nét hơn thực trạng sử dụng rượu bia cũng như các thông tin hỗ trợ cho việc đưa ra các chính sách giúp cho việc giảm thiểu tác hại của rượu bia tại địa phương

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ………………………………………………………………………………….iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ……………………………………………………………………………… v
DANH MỤC HÌNH…………………………………………………………………………………..vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT …………………………………………………………..vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………………….viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………………1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………..3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………………4
1. Một số khái niệm chung……………………………………………………………………………4
1.1. Khái niệm rượu và phân loại ………………………………………………………………….4
1.2. Đơn vị rượu …………………………………………………………………………………………4
1.3. Mức độ an toàn trong sử dụng rượu, bia…………………………………………………..5
1.4. Sử dụng rượu không được ghi nhận …………………………………………………………6
1.5. Phụ thuộc rượu bia……………………………………………………………………………….6
2. Tình hình sử dụng rượu bia ………………………………………………………………………7
2.1. Trên thế giới ………………………………………………………………………………………..7
2.1.1. Tình hình tiêu thụ rượu bia …………………………………………………………………7
2.1.2. Các loại rượu bia thường được sử dụng ………………………………………………10
2.1.3. Mức độ sử dụng ……………………………………………………………………………….11
2.1.4. Tuổi bắt đầu sử dụng rượu bia……………………………………………………………14
2.2. Tại Việt Nam………………………………………………………………………………………14
2.2.1. Xu hướng tiêu dùng rượu bia ……………………………………………………………..14
2.2.2. Mức độ sử dụng ……………………………………………………………………………….15
2.2.3. Tuổi bắt đầu sử dụng ………………………………………………………………………..16
3. Tác hại của sử dụng rượu bia không hợp lý……………………………………………….16
3.1. Hậu quả đối với sức khoẻ cá nhân …………………………………………………………17
3.1.1. Tác hại của rượu bia đối với sức khỏe thể chất……………………………………..17
3.1.2. Tác hại của rượu bia đối với sức khỏe tâm thần…………………………………….18
3.2. Gánh nặng về kinh tế …………………………………………………………………………..18
3.3. Tai nạn thương tích do rượu …………………………………………………………………19
3.4. Hậu quả khác …………………………………………………………………………………….20
4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sử dụng rượu bia …………………………….20
5. Một số nghiên cứu về sử dụng rượu bia trên thế giới và ở Việt Nam ………………22
5.1. Trên thế giới ………………………………………………………………………………………22
5.2. Ở Việt Nam………………………………………………………………………………………..22ii
6. Khung logic ………………………………………………………………………………………….25
7. Địa bàn nghiên cứu ……………………………………………………………………………….26
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………….28
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu …………………………………………..28
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………………….28
2.1.2. Thời gian nghiên cứu………………………………………………………………………..28
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………………………29
2.2. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………………………..29
2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu………………………………………………………..29
2.3.1. Cỡ mẫu…………………………………………………………………………………………..29
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu …………………………………………………………………….30
2.4. Phương pháp thu thập số liệu ……………………………………………………………….31
2.4.1. Kỹ thuật thu thập thông tin ………………………………………………………………..31
2.4.2. Công cụ thu thập thông tin…………………………………………………………………31
2.4.3. Tổ chức thực hiện thu thập số liệu ………………………………………………………31
2.5. Biến số nghiên cứu ……………………………………………………………………………..33
2.5.1. Nhóm biến số phục vụ cho mục tiêu 1 ………………………………………………….33
2.5.2. Nhóm biến số phục vụ cho mục tiêu 2 ………………………………………………….33
2.6. Một số qui ước, thước đo dùng trong nghiên cứu……………………………………..33
2.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ………………………………………………….35
2.8. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu …………………………………………………………….35
2.9. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số…………………..36
2.9.1. Hạn chế của nghiên cứu……………………………………………………………………36
2.9.2. Biện pháp khắc phục…………………………………………………………………………36
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………..38
3.1. Thông tin chung………………………………………………………………………………….38
3.2. Thực trạng sử dụng rượu bia của đối tượng nghiên cứu ……………………………40
3.3. Một số yếu tố liên quan đến sử dụng rượu bia của đối tượng nghiên cứu……..52
3.4. Thông tin truyền thông và nhu cầu thông tin về rượu bia …………………………..66
Chương 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………………….70
4.1. Các đặc trưng cơ bản của đối tượng nghiên cứu………………………………………70
4.2. Thực trạng sử dụng rượu bia của đối tượng nghiên cứu ……………………………71
4.3. Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng rượu bia …………………………………..78
4.4. Thông tin về rượu bia ………………………………………………………………………….83
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………..85
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………87iii
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………………….89
Phụ lục 1: Phiếu điều tra tình hình sử dụng rượu bia tại cộng đồng………………….92
Phụ lục 2: Hướng dẫn phỏng vấn sâu người sử dụng rượu bia……………………….101
Phụ lục 3: Hướng dẫn phỏng vấn sâu người đại diện chính quyền ………………….103
Phụ lục 4: Các biến số nghiên cứu …………………………………………………………….104
Phụ lục 5: Ảnh minh họa các loại cốc/chén thường được sử dụng để uống rượu bia
…………………………………………………………………………………………………………….113
Phụ lục 6: Kế hoạch thực hiện đề tài nghiên cứu………………………………………….114
Phụ lục 7: Bảng dự trù kinh phí thực hiện nghiên cứu …………………………………..116
Phụ lục 8: Biên bản chỉnh sửa sau bảo vệ luận văn ………………………………………1

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.“Đơn vị rượu chuẩn” tại một số quốc gia…………………………………………5
Bảng 1.2. Khuyến cáo về mức độ sử dụng rượu, bia an toàn cho sức khoẻ tại một số
quốc gia…………………………………………………………………………………………………….5
Bảng 1.3.Mức tiêu thụ rượu bia bình quân đầu người ở các khu vực trên thế giới 8
Bảng 1.4. Các loại rượu bia được sử dụng theo khu vực………………………………….11
Bảng 1.5. Tỷ lệ sử dụng rượu bia theo giới tính của các khu vực trên thế giới…….12
Bảng 1.6. Tỷ lệ không sử dụng rượu bia theo giới tính của các khu vực trên thế giới
……………………………………………………………………………………………………13
Bảng 1.7. Tổng quát các trường hợp tử vong do rượu ở Châu Âu trong nhóm tuổi
từ 15 – 64 tuổi …………………………………………………………………………………………19
Bảng 1.8. Tỷ lệ tử vong ở châu Âu do rượu do những người khác trong nhóm tuổi từ
15 – 64 tuổi …………………………………………………………………………………………….20
Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ……………………………………….38
Bảng 3.2. Tình trạng kinh tế gia đình và Số người trong gia đình của đối tượng
nghiên cứu……………………………………………………………………………………………….40
Bảng 3.3. Tình trạng say rượu bia của đối tượng nghiên cứu trong năm qua ……..43
Bảng 3.4. Mức độ sử dụng rượu bia của đối tượng nghiên cứu trong năm qua ……44
Bảng 3.5. Thông tin về hành vi uống rượu bia ……………………………………………….45
Bảng 3.6. Tỷ lệ phụ thuộc rượu bia trong năm qua…………………………………………51
Bảng 3.7. Lượng rượu bia uống có lợi trong 1 ngày. ………………………………………52
Bảng 3.8. Lượng rượu bia uống có hại trong 1 ngày ………………………………………55
Bảng 3.9. Thái độ của đối tượng nghiên cứu về việc sử dụng rượu bia ………………57
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa yếu tố nhân khẩu học với việc sử dụng rượu bia….59
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ với việc sử dụng rượu bia……….61
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa các quan niệm liên quan đến rượu bia và việc sử
dụng rượu bia…………………………………………………………………………………………..63
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa yếu tố gia đình, bạn bè, xã hội tới việc uống rượu
bia ……………………………………………………………………………………………………64v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu……………………………………….39
Biểu đồ 3.2. Tuổi lần đầu uống rượu bia của đối tượng nghiên cứu ………………….41
Biểu đồ 3.3. Mức độ thường xuyên uống rượu bia của đối tượng nghiên cứu trong
năm vừa qua…………………………………………………………………………………………… 41
Biểu đồ 3.4. Loại rượu bia hay uống ……………………………………………………………42
Biểu đồ 3.5. Loại rượu bia ưa thích……………………………………………………………..42
Biểu đồ 3.6. Mức độ thường xuyên uống rượu bia của đối tượng nghiên cứu trong
tuần vừa qua…………………………………………………………………………………………….44
Biểu đồ 3.7. Địa điểm uống rượu bia …………………………………………………………..47
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ sử dụng rượu bia trong tuần qua theo nhóm tuổi…………………..48
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ sử dụng rượu bia trong tuần theo trình độ học vấn………………..49
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ sử dụng rượu bia trong tuần theo nghề nghiệp ……………………49
Biểu đồ 3.11. Cảm giác sau khi uống rượu bia của đối tượng nghiên cứu ………….50
Biểu đồ 3.12. Hoạt động thường làm sau khi uống rượu bia…………………………….51
Biểu đồ 3.13. Lợi ích của uống rượu bia……………………………………………………….52
Biểu đồ 3.14. Tác hại của uống rượu bia………………………………………………………54
Biểu đồ 3.15. Các bệnh có thể gây ra bởi uống rượu bia. ………………………………..55
Biểu đồ 3.16. Nguồn cung cấp thông tin về rượu bia ………………………………………66
Biểu đồ 3.17. Tần suất thấy thông tin về rượu bia trong 30 ngày qua ………………..67
Biểu đồ 3.18. Tần suất thấy quảng cáo rượu bia…………………………………………….68
Biểu đồ 3.19. Nhu cầu được cung cấp thông tin liên quan đến rượu bia …………….68
Biểu đồ 3.20. Kênh truyền thông ưa thích……………………………………………………..6

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/