Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật thay khớp háng của phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng liên tục dưới hướng dẫn siêu âm
Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật thay khớp háng của phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng liên tục dưới hướng dẫn siêu âm. Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá tác dụng giảm đau và các tác dụng không mong muốn của phương pháp gây tê liên tục cơ vuông thắt lưng dưới hướng dẫn siêu âm sau phẫu thuật thay khớp háng. 30 bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng theo chương trình được được giảm đau sau mổ bằng phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng liên tục dưới hướng dẫn của siêu âm tại Trung tâm Gây mê và Hồi sức ngooại khoa – Bệnh viện Việt Đức từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2019. Thời gian thực hiện kĩ thuật, vùng phong bế cảm giác, điểm đau VAS khi nghỉ và khi vận động, mức độ hài lòng của bệnh nhân và số lượng morphin tiêu thụ và một số tác dụng không mong muốn được ghi lại trong 48 giờ sau mổ. Thời gian thực hiện kĩ thuật trung bình là 16,03 ± 2,80 (phút). 100% người bệnh phong bế được thần kinh chậu bẹn chậu hạ vị; 96,7% phong bế được thần kinh đùi và thần kinh bì đùi ngoài; 70% phong bế được thần kinh sinh dục đùi và 50% phong bế được thần kinh bịt. Điểm VAS trung bình khi nghỉ đều < 3 và khi vận động đều xấp xỉ 4 ở tất cả các thời điểm. Có 1 bệnh nhân phải giải cứu bằng morphin với tổng liều 36 mg và 96,7% bệnh nhân có mức độ hài lòng và rất hài lòng. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy gây tê cơ vuông thắt liên tục dưới hướng dẫn siêu âm có hiệu quả giảm đau tốt sau mổ cho các phẫu thuật thay khớp háng.
Đau sau phẫu thuật thay khớp háng (TKH)có mức độ từ vừa đến nặng, đặc biệt đau ở mức độ rất nhiều trong 24 giờ phẫu thuật đầu tiên. Để giảm đau sau phẫu thuật chi dưới nói chung và phẫu thuật khớp háng nói riêng, trên thế giới đã có nhiều phương pháp được nghiên cứu như giảm đau toàn thân qua đường tĩnh mạch (PCA), gây tê ngoài màng cứng (NMC) liên tục và gây tê thân thần kinh (TK) ngoại vi.1, 2 Gần đây, trên thế giới gây tê cơ vuông thắt lưng là phương pháp mới đang rất được quan tâm nghiên cứu. Gây tê cơ vuông thắt lưng lần đầu tiên được mô tả trong năm 2007 bởi Blanco và McDonnell và được các tác giả sau đó mô tả rõ hơn về mặt kĩ thuật.3, 4, 5 Tác giả Parras và Blanco gần đây đã báo cáo việc sử dụng phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng như là một lựa chọn thay thế cho gây tê thần kinh đùi để giảm đau hậu phẫu sau phẫu thuật thay khớp háng.6 Tác giả Ueshima gần đây cũng đã báo cáo hiệu quả tác dụng giảm đau bằng phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng liên tục cho phẫu thuật thay khớp háng toàn bộ (TKHTB).7Ở Việt Nam, phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng vẫn còn là một vấn đề mới, chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật thay khớp háng của phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng liên tục dưới hướng dẫn siêu âm.
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2023.00259 TCYDH.2022.00403 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Thay khớp háng là một phẫu thuật thường gặp ở người cao tuổi. Đau sau phẫu thuật thay khớp háng có mức độ từ vừa đến nặng, đặc biệt đau ở mức độ rất nhiều trong 24 giờ phẫu thuật đầu tiên. Quá trình phục hồi người bệnhsau phẫu thuật thay khớp háng cần giảm đau một cách hiệu quả nhằm đảm bảo cho việc vận động sớm và phục hồi chức năng, cũng như tạo ra sự thoải mái và hài lòng cho người bệnh giúp tăng tốc độ hồi phục, rút ngắn thời gian nằm viện, giảm các biến chứng phẫu thuật và giảm thiểu tỷ lệ tử vong sau phẫu thuật [1], [2].
Để giảm đau sau phẫu thuật chi dưới nói chung và phẫu thuật khớp háng nói riêng, trên thế giới đã có nhiều phương pháp được nghiên cứu như giảm đau toàn thân qua đường tĩnh mạch (PCA), gây tê ngoài màng cứng (NMC) liên tục và gây tê thân thần kinh (TK) ngoại vi. Trong đó, các phương pháp gây tê thần kinh ngoại vi được biết đến là lựa chọn tốt trong các các phương pháp giảm đau cho các phẫu thuật khớp háng vì ít gây ức chế vận động và giao cảm, ít gây tụt huyết áp (HA), ít các tác dụng không mong muốn (TDKMM) liên quan đến thuốc opioid như là bí tiểu, nôn và buồn nôn, ức chế hô hấp hơn so với phương pháp giảm đau khác như phương pháp giảm đau morphin tĩnh mạch do người bệnh tự kiểm soát (PCA) và phương pháp gây tê NMC liên tục [2],[3].
Gần đây, trên thế giới gây tê cơ vuông thắt lưng là phương pháp mới đang rất được quan tâm nghiên cứu. Gây tê cơ vuông thắt lưng lần đầu tiên được mô tả trong năm 2007 bởi Blanco và McDonnell và được các tác giả sau đó mô tả rõ hơn về mặt kĩ thuật [4], [5], [6]. Các báo cáo liên quan đến gây tê cơ vuông thắt lưng vẫn còn ít và phần lớn là các báo cáo đơn lẻ hoặc các thử nghiệm nhỏ liên quan đến phẫu thuật bụng, sản [28], [32], [36]. Tác giả Parras và Blanco gần đây đã báo cáo việc sử dụng phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng như là một lựa chọn thay thế cho gây tê thần kinh đùi để giảm đau hậu phẫu sau phẫu thuật thay khớp háng [7]. Tác giả Ueshima gần đây cũng đã báo cáo hiệu quả tác dụng giảm đau bằng phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng liên tục cho phẫu thuật thay khớp háng toàn bộ (THA) [8].
Ở Việt Nam, phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng vẫn còn là một vấn đề mới, chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứuđề tài: “Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật thay khớp háng của phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng liên tục dưới hướng dẫn siêu âm” với 2 mục tiêu như sau:
1. So sánh hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật thay khớp háng của phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưngliên tục so với phương pháp gây tê ngoài màng cứngtruyền liên tục.
2. So sánh các tác dụng không mong muốn của hai phương pháp giảm đau trên.
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Các chữ viết tắt
Mục lục
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Sinh lý đau 3
1.1.1. Định nghĩa 3
1.1.2. Các đường dẫn truyền cảm giác đau 3
1.1.3. Trung tâm nhận thức cảm giác đau 5
1.2. Giải phẫu đám rối thắt lưng 5
1.2.1. Cấu tạo 5
1.2.2. Các nhánh của đám rối thắt lưng 7
1.3. Các phương pháp điều trị giảm đau sau mổ thay khớp háng 10
1.3.1. Giảm đau đường toàn thân 10
1.3.2. Giảm đau bằng gây tê vùng 11
1.4. Gây tê cơ vuông thắt dưới hướng dẫn siêu âm 13
1.4.1. Siêu âm trong gây tê 13
1.4.2. Kĩ thuật gây tê cơ vuông thắt lưng 15
1.5. Dược lý học của Anaropin và Fentanyl 18
1.5.1. Dược lý học của anaropin 18
1.5.2. Dược lý học của fentanyl 23
1.6. Các phương pháp đánh giá đau 24
1.6.1. Thang điểm nhìn hình đồng dạng VAS 24
1.6.2. Thang điểm lượng giá bằng số 26
1.6.3. Thang điểm lượng giá bằng lời nói 26
1.7. Tình hình nghiên cứu của gây tê cơ vuông thắt lưng trong mổ khớp háng 27
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu 29
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn người bệnh 29
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ người bệnh 29
2.1.3. Tiêu chuẩn đưa ra khỏi nghiên cứu 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu 30
2.2.1. Thiết kế nghiên nghiên cứu 30
2.2.2. Cỡ mẫu 30
2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 30
2.2.4. Các tiêu chí đánh giá 38
2.2.5. Các thời điểm nghiên cứu 39
2.2.6. Thời điểm rút catheter 39
2.2.7 Các định nghĩa và tiêu chuẩn áp dụng trong nghiên cứu 39
2.3. Phân tích và xử lý số liệu 43
2.4. Đạo đức nghiên cứu 43
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 44
3.1. Đặc điểm chung của NB nghiên cứu 44
3.1.1. Đặc điểm chung 44
3.1.2. Phân bố ASA trước mổ 45
3.2. Đặc điểm phẫu thuật 46
3.2.1. Đặc điểm về thời gian phẫu thuật và liều bupivacain 46
3.2.2. Đặc điểm về loại phẫu thuật 46
3.3. Đặc điểm gây tê 47
3.3.1. Thời gian thực hiện thủ thuật 47
3.3.2. Số lần chọc kim và luồn catheter 47
3.3.3. Vùng phong bế cảm giác sau liều bolus đầu tiên nhóm QL 48
3.4. Tác dụng giảm đau 49
3.4.1. Điểm đau VAS khi nghỉ và khi gấp đùi 49
3.4.2. Đặc điểm liên quan đến hiệu quả giảm đau 51
3.4.3. Mức độ hài lòng 52
3.5. Tác dụng không mong muốn và biến chứng 53
3.5.1. Mức độ ức chế vận động sau gây tê 53
3.5.2. Tỷ lệ tê lệch vị trí ở nhóm NMC 53
3.5.3. Tác dụng không mong muốn 54
3.5.4. Biến chứng gây tê 54
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 55
4.1. Một số đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 55
4.1.1. Tuổi 55
4.1.2. Chiều cao, cân nặng và chỉ số khối cơ thể. 55
4.1.3. Giới 56
4.1.4. Phân loại sức khỏe 56
4.1.5. Đặc điểm về loại phẫu thuật. 56
4.1.6. Đặc điểm về thời gian phẫu thuật 56
4.1.7. Phương pháp vô cảm và liều thuốc tê bupivacain 57
4.1.8. Đặc điểm gây tê 57
4.2. Hiệu quả giảm đau 58
4.2.1. Vùng phong bế cảm giác sau liều test lidocain 58
4.2.2. Hiệu quả giảm đau theo điểm VAS 60
4.2.3. Lượng morphin PCA tiêu thụ 61
4.2.4. Mức độ hài lòng 61
4.3. Tác dụng không mong muốn và biến chứng 62
4.3.1. Mức độ ức chế vận động 62
4.3.2. Bàn luận về số lần chọc kim và luồn catheter 62
4.3.3. Tác dụng không mong muốn 63
4.3.4. Tai biến trong quá trình gây tê, giảm đau 64
KẾT LUẬN 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh đa chiều đối với các cách tiếp cận 18
Bảng 1.2. Các tác dụng không mong muốn của Ropivacain 22
Bảng 2.1. Phác đồ xử trí ngộ độc thuốc tê 42
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của NB 44
Bảng 3.2. Phân bố ASA trước mổ 45
Bảng 3.3. Đặc điểm về thời gian phẫu thuật và liều bupivacain 46
Bảng 3.4. Đặc điểm về loại phẫu thuật 46
Bảng 3.5. Thời gian thực hiện thủ thuật 47
Bảng 3.6. Số lần chọc kim và luồn catheter 47
Bảng 3.7. Vùng phong bế cảm giác sau liều bolus đầu tiên 48
Bảng 3.8. Điểm đau VAS khi nghỉ và khi gấp đùi 49
Bảng 3.9. Số lượng và tỷ lệ người bệnh sử dụng PCA morphin 51
Bảng 3.10. Mức độ hài lòng 52
Bảng 3.11. Mức độ ức chế vận động sau gây tê 53
Bảng 3.12. Tỷ lệ tê lệch vị trí ở nhóm NMC 53
Bảng 3.13. Tác dụng không mong muốn 54
Bảng 3.14. Biến chứng gây tê 54
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm về giới 45
Biểu đồ 3.2. Phân bố vùng phong bế cảm giác nhóm QL 48
Biểu đồ 3.3. Phân bố điểm VAS tĩnh ở các thời điểm nghiên cứu 50
Biểu đồ 3.4. Phân bố điểm đau VAS động ở các thời điểm nghiên cứu 50
Biểu đồ 3.5. Lượng morphin PCA 51
Biểu đồ 3.6. Mức độ hài lòng 52
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Dẫn truyền cảm giác đau 3
Hình 1.2. Sơ đồ đám rối thắt lưng 6
Hình 1.3. Chi phối thần kinh chi dưới 9
Hình 1.4. Vị trí đầu dò trongQLB trước 15
Hình 1.5. Đầu kim được đặt giữa cơ PM và cơ QL 15
Hình 1.6. Vị trí đầu dò trong QLB bên 16
Hình 1.7. Đầu kim được đặt ở phía trước bên cơ QL 16
Hình 1.8. Hình ảnh QL sau 17
Hình 1.9. Cơ vuông thắt lưng trước và sau tiêm thuốc 17
Hình 1.10. Cấu trúc hóa học Ropivacain 18
Hình 1.11. Thước đánh giá đau nhìn hình đồng dạng VAS 25
Hình 1.12. Thang điểm đánh giá đau bằng số 26
Hình 2.1. Máy siêu âm và đầu dò phẳng 31
Hình 2.2. Bộ catheter NMC perifix 32
Hình 2.3. Thước VAS 33
Hình 2.4. Gây tê cơ vuông thắt lưng dưới hướng dẫn siêu âm 34
Hình 2.5. Hướng chọc kim 35
Hình 2.6. Hình ảnh thuốc tê lan quanh cơ 35
Hình 2.7. Kỹ thuật gây tê NMC 37
Recent Comments