Kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp Lichtenstein tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Luận văn bác sĩ nội trú Kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp Lichtenstein tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.Thoát vị bẹn là bệnh lý ngoại khoa thường gặp ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới, có khoảng 20 triệu trường hợp được chẩn đoán và phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn [25]. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và cả hai giới, tỷ lệ giữa nam và nữ mắc bệnh là 12/1. Tần suất thoát vị bẹn tăng dần theo lứa tuổi, ở độ tuổi 25 đến 40 là 5-8%, đến tuổi trên 75 tần suất thoát vị bẹn là 45% [11].
Thoát vị bẹn mắc phải chủ yếu được điều trị bằng phẫu thuật. Các phẫu thuật sử dụng mô tự thân để tái tạo, khâu che lại điểm yếu của thành bụng như Bassini, Mc Vay, Shouldice,… [48] có nhược điểm chung là đường khâu căng do phải kéo hai mép cân cơ ở xa nhau khi khâu phục hồi làm cho bệnh nhân đau nhiều, thời gian hậu phẫu kéo dài, có thể gây thiểu dưỡng tổ chức, tỷ lệ tái phát cao [24]. Để loại bỏ tình trạng căng ở đường khâu trong phẫu thuật mà không làm thay đổi cấu trúc giải phẫu vùng ống bẹn, người ta thường dùng tấm lưới nhân tạo đặt vào chỗ yếu của thành bụng để tăng sự chắc chắn cho thành sau ống bẹn [24].

MÃ TÀI LIỆU

 CAOHOC.2022.00770

Giá :

Liên Hệ

0927.007.596


Hiện nay, trên thế giới có nhiều kỹ thuật mổ dùng mảnh ghép nhân tạo như Lichtenstein, Rutkow, Gilbert, Stoppa…[31]. Trong các kỹ thuật đó, kỹ thuật Lichtenstein nổi bật lên nhờ tính đơn giản, ít đau, thời gian mổ và nằm viện ngắn, cho phép bệnh nhân sớm phục hồi sinh hoạt cá nhân và lao động sau mổ, tỉ lệ tái phát thấp. Năm 1989, Lichtenstein và cộng sự đã báo cáo 1000 trường hợp thoát vị bẹn được mổ mở đặt mảnh ghép, kết quả không có trường hợp nào tái phát trong thời gian theo dõi từ 1 đến 5 năm [48]. Tại Việt Nam, hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về ứng dụng kỹ thuật Lichtenstein trong điều trị thoát vị bẹn được thực hiện. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn theo phương pháp Lichtenstein giúp bệnh nhân sau mổ đau ít hơn, thời gian phục hồi sinh hoạt sau mổ ngắn hơn so với các phương pháp truyền thống như Bassini, Mc Vay,..Tỷ lệ biến chứng sau mổ thấp từ 3,2% đến 7,7%, tỷ lệ tái phát thấp từ 0 % đến 0,96% với thời gian theo dõi từ 12 tháng đến 8 năm [3], [4], [15], [18].
Tại Thái Nguyên, khoa ngoại Tiêu hóa – Gan mật đã điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp Lichtenstein từ năm 2015. Việc tiến hành một nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị ra sao, tỷ lệ biến chứng, tỷ lệ tái phát là bao nhiêu, các yếu tố nào liên quan đến kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn theo phương pháp Lichtenstein là cần thiết nhằm nâng cao kết quả điều trị.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp Lichtenstein tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên”, nhằm hai mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp Lichtenstein tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên giai đoạn từ 1/2016-2/2019.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp Lichtenstein

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………………………1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………………….3
1.1. Sơ lược giải phẫu vùng bẹn liên quan đến thoát vị bẹn ……………………………….3
1.2. Các phương pháp điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải ………………. 10
1.3. Kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn theo phương pháp Lichtenstein……..13
1.4. Một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn mắc phải
theo phương pháp Lichtenstein………………………………………………………………………..21
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………..25
2.1. Đối tượng nghiên cứu: …………………………………………………………………. 25
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: …………………………………………………. 25
2.3. Phương pháp nghiên cứu: …………………………………………………………………………25
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………………………….25
2.3.2. Chọn mẫu ……………………………………………………………………………………………..26
2.3.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu………………………………………………………………………….26
2.3.4. Quy trình phẫu thuật…………………………………………………………………… 30
2.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu……………………………………………………….37
2.5. Đạo đức y học trong nghiên cứu…………………………………………………….. 38
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………………………39
3.1. Kết quả phẫu thuật thoát vị bẹn theo phương pháp Lichtenstein ……….. 39
3.2. Một số yếu tố liên quan tới kết quả phẫu thuật thoát vị bẹn……………….. 47
3.2.1. Một số yếu tố liên quan tới kết quả sớm sau phẫu thuật………………….. 47
Chương 4. BÀN LUẬN…………………………………………………………………………………52
4.1. Kết quả phẫu thuật……………………………………………………………………………………52
4.2 Các yếu tố liên quan tới kết quả điều trị ……………………………………………………..67
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………………..71
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………………..73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đánh giá mức độ đau. ……………………………………………………………………..27
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh và nhóm tuổi……………….39
Biểu đồ 3.1 Phân bố bệnh nhân theo bệnh kèm theo…………………………………………40
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân bệnh kèm theo và đặt dẫn lưu trong mổ………………40
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo tiền sử thoát vị bẹn và phương pháp vô cảm……
Bảng 3.4 Phân bố bệnh nhân theo thời gian phẫu thuật và biến chứng sớm sau
phẫu thuật……………………………………………………………………………………………………….41
Bảng 3.5. Phân bố bệnh nhân theo mức độ đau sau phẫu thuật …………………………42
Bảng 3.6. Phân bố thời gian phục hồi sinh hoạt cá nhân và vị trí thoát vị…………..42
Bảng 3.7. Phân bố thời gian nằm viện sau phẫu thuật và biến chứng sớm …………43
Bảng 3.8. Phân bố bệnh nhân theo biến chứng sớm sau phẫu thuật …………………..43
Bảng 3.9 Liên quan giữa mắc bệnh kèm theo và kết quả sớm sau phẫu thuật……47
Bảng 3.10 Liên quan giữa thời gian mắc bệnh và kết quả sớm sau phẫu thuật ….47
Bảng 3.11 Liên quan giữa thời gian phẫu thuật và kết quả sớm sau phẫu thuật….48
Bảng 3.12 Liên quan giữa tuổi phẫu thuật và kết quả sớm sau phẫu thuật ………..48
Bảng 3.13. Liên quan giữa tiền sử phẫu thuật thoát vị bẹn và kết quả sớm sau
phẫu thuật ………………………………………………………………………………………….. 49
Bảng 3.14 Liên quan giữa đặt dẫn lưu trong phẫu thuật và kết quả sớm sau
phẫu thuật ………………………………………………………………………………………….. 49
Bảng 3.15 Liên quan giữa mắc bệnh kèm theo và kết quả theo dõi sau phẫu
thuật…..………………………………………………………………………50
Bảng 3.16 Liên quan giữa thời gian mắc bệnh và kết quả theo dõi sau phẫu thuật…50
Bảng 3.17 Liên quan giữa tuổi phẫu thuật và kết quả theo dõi sau phẫu thuật……51
Bảng 3.18. Liên quan giữa tiền sử phẫu thuật thoát vị bẹn và kết quả theo dõi..51
Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ tái phát thoát vị bẹn với một số tác giả …………………………6

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Các cân cơ vùng bẹn ………………………………………………………………………….3
Hình 1.2. Cấu trúc cân cơ, dây chằng bẹn ………………………………………………. 4
Hình 1.3. Thiết đồ cắt dọc ống bẹn…………………………………………………………. 6
Hình 1.4. Các tam giác vùng bẹn nhìn từ sau …………………………………………… 7
Hình 1.5 Vùng nguy hiểm trong khoang ngoài phúc mạc vùng bẹn ……………. 8
Hình 1.6. Tam giác tử …………………………………………………………………………… 9
Hình 1.7. Tam giác đau…………………………………………………………………………. 9
Hình 1.8. Phương pháp Lichtenstein………………………………………………………………..12
Hình 2.1. Tấm lưới nhân tạo Premilene được sử dụng trong phẫu thuật thoát
vị bẹn tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. ……………………………………… 31
Hình 2.2. Bộc lộ và xử lý túi thoát vị…………………………………………………….. 32
Hình 2.3. Bóc tách cao, khâu buộc túi thoát vị gián tiếp ngay lỗ bẹn sâu. ……….. 33
Hình 2.4. Xác định giới hạn của cổ túi thoát vị trực tiếp và lộn vào phía trong… 33
Hình 2.5. Khâu vùi sau khi lộn túi thoát vị trực tiếp. ………………………………. 34
Hình 2.6. Khâu cố định tấm lưới vào dây chằng bẹn, mũi khâu vắt……………….. 35
Hình 2.7. Hai vạt tấm lưới ôm lấy thừng tinh, cố định vào cơ chéo bụng trong và
bao cơ thẳng bụng. ………………………………………………………………………………. 35
Hình 2.8. Khâu hai vạt ôm lấy thừng tinh ngay lỗ bẹn sâu……………………….. 36
Hình 2.9. Đặt thừng tinh trên tấm lưới…………………………………………………… 3

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/