Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hen phế quản có viêm mũi dị ứng ở trẻ em từ 6 đến 15 tuổi

Luận văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hen phế quản có viêm mũi dị ứng ở trẻ em từ 6 đến 15 tuổi.Viêm mũi dị ứng (VMDU) và hen phế quản (HPQ) là tình trạng viêm mạn tính đường thở do rất nhiều nguyên nhân gây nên, gặp ở mọi lứa tuổi, có thể gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến đời sống và khả năng học tập của học sinh nếu không được chẩn đoán, điều trị và kiểm soát tốt [1].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.00239

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường là sự gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường, việc sử dụng thuốc và hóa chất không đúng chỉ định, lối sống thay đổi, nhiều stress, sự biến đổi khí hậu… làm cho tỷ lệ các bệnh dị ứng ngày càng gia tăng và trở thành vấn đề thời sự của y học hiện đại. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hiện nay có khoảng 300 triệu người hen trên toàn thế giới, chiếm 6- 8% ở người lớn, 6- 12% trẻ dưới 15 tuổi và ước tính đến năm 2025 con số này sẽ tăng lên 400 triệu người [5]. Đồng hành với hen là VMDU với tỷ lệ dao động từ 15- 20% dân số nhiều nước.

Tỷ lệ HPQ và VMDU ngày càng gia tăng không những ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng mà còn là gánh nặng kinh tế cho gia đình người bệnh và toàn xã hội. Theo thống kê cho thấy hàng năm tại Mỹ mất 17 tỷ USD tiền thuốc cho hen phế quản và 1,2 tỷ USD cho VMDU [51].

Từ hội nghị Quốc tế lần thứ 15 về Dị ứng- Miễn dịch lâm sàng họp tại Stockholm (Thụy Điển) tháng 6/ 1994 đến nay đã có rất nhiều ý kiến nhấn mạnh về sự gia tăng tỷ lệ hen và VMDU trong cộng đồng cũng như về mối liên quan giữa hai bệnh này. Nhiều kết quả nghiên cứu đã nêu rõ mối liên quan giữa hen và VMDU: 80% bệnh nhân hen phế quản có tiền sử VMDU, 38% VMDU chuyển sang hen phế quản [26]. Các biểu hiện lâm sàng của VMDU tuy đơn giản nhưng việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời còn gặp nhiều khó khăn do diễn biến bệnh dai dẳng, hay tái phát cần phải theo dõi lâu dài, tốn nhiều tiền của gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Tại Việt Nam kể từ năm 1961 đến nay, độ lưu hành hen ở nước ta đã tăng gần gấp 3 lần, từ 2% đến 5% dân số cả nước [5]. Độ lưu hành VMDU cũng có xu hướng gia tăng, theo nghiên cứu của Phan Quang Đoàn, độ lưu hành VMDU trong cộng đồng dân cư Hà Nội là 5% [9]. Mặc dù gần đây đã có nhiều nghiên cứu về hen ở trẻ em nhưng các số liệu điều tra về tỷ lệ trẻ hen có VMDU cũng như đặc điểm lâm sàng và ảnh hưởng của VMDU lên mức độ nặng của hen phế quản còn ít tại Việt Nam. Do đó để tìm hiểu tình trạng hen và VMDU của trẻ em lứa tuổi học đường hiện nay, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hen phế quản có viêm mũi dị ứng ở trẻ em từ 6 đến 15 tuổi” với hai mục tiêu chủ yếu sau:

1. Khảo sát tỷ lệ viêm mũi dị ứng trên bệnh nhân hen phế quản và mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hen phế quản có viêm mũi dị ứng.

2.  Bước đầu đánh giá mối liên quan giữa viêm mũi dị ứng với mức độ nặng của hen phế quản.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 14

1.1. Hen phế quản 14

1.1.1. Định nghĩa 14

1.1.2. Cơ chế bệnh sinh hen phế quản 14

1.1.3. Chẩn đoán hen phế quản 15

1.2. Viêm mũi dị ứng 18

1.2.1. Định nghĩa 18

1.2.2. Phân loại viêm mũi dị ứng 20

1.2.3. Chẩn đoán viêm mũi dị ứng 23

1.2.4. Đáp ứng miễn dịch ở mũi 24

1.2.5. Cơ chế đáp ứng miễn dịch trong viêm mũi dị ứng 25

1.3. Mối liên quan giữa viêm mũi dị ứng và hen phế quản 26

1.3.1. Các bằng chứng về dịch tễ học 26

1.3.2. Các yếu tố nguy cơ khởi phát bệnh 19

1.3.3. Cơ chế bệnh sinh của hen phế quản và viêm mũi dị ứng 32

1.3.4. Các giả thuyết viêm mũi dị ứng tác động lên hen 35

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36

2.1. Đối tượng nghiên cứu 36

2.1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán hen phế quản 36

2.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm mũi dị ứng 37

2.2. Phương pháp nghiên cứu 38

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 38

2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu 38

2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin 38

2.2.4. Các biến số nghiên cứu 42

2.3. Xử lý số liệu 32

2.4. Đạo đức trong nghiên cứu 43

Lưu đồ nghiên cứu 33

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 46

3.1.1. Tuổi của bệnh nhi hen phế quản trong nghiên cứu 46

3.1.2. Phân bố về giới tính của đối tượng nghiên cứu 47

3.1.3. Phân loại mức độ nặng của hen phế quản theo GINA 2006 47

3.1.4. Tiền sử dị ứng của đối tượng nghiên cứu 48

3.1.5. Tỷ lệ viêm mũi dị ứng trong nghiên cứu 49

3.2.  Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm bệnh nhi hen phế quản có VMDU 50

3.2.1. Tuổi xuất hiện các triệu chứng hen và viêm mũi dị ứng 50

3.2.2. Các yếu tố khởi phát cơn hen của nhóm trẻ hen có VMDU 51

3.2.3. Phân bậc hen phế quản của nhóm trẻ hen có

VMDU 39

3.2.4. Các triệu chứng viêm mũi dị ứng của bệnh nhân hen có VMDU 52

3.2.5. Phân loại mức độ viêm mũi dị ứng theo ARIA 2008 53

3.2.6. Tần suất xuất hiện triệu chứng VMDU theo thời gian trong năm và

liên quan đến thời tiết 53

3.2.7. Khảo sát chức năng hô hấp của nhóm trẻ hen phế quản có VMDU..54

3.2.8. Khảo sát một số xét nghiệm liên quan đến tình trạng atopy của đối

tượng nghiên cứu 54

3.2.9. Khảo sát kết quả test lẩy da của đối tượng nghiên cứu 56

3.3. Mối liên quan giữa viêm mũi dị ứng và hen phế quản 57

3.3.1. Mối liên quan về mặt thời gian giữa VMDU và hen phế quản 57

3.3.2. Mối liên quan giữa VMDU với mức độ nặng của hen phế quản 58

3.3.3.  Mối liên quan giữa các mức độ của VMDU với mức độ nặng của hen phế quản 59

3.3.4. Mối liên quan giữa mức độ VMDU với chức năng hô hấp 60

Chương 4: BÀN LUẬN 61

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 61

4.1.1. Tuổi và giới 61

4.1.2. Mức độ nặng của bệnh nhi hen phế quản trong nghiên cứu 49

4.1.3. Tiền sử dị ứng của bản thân và gia đình 62

4.1.4. Tỷ lệ bệnh nhi hen phế quản có viêm mũi dị ứng 62

4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của hen phế quản có VMDU 52

4.2.1. Tuổi xuất hiện triệu chứng hen và VMDU đầu tiên 64

4.2.2. Các yếu tố khởi phát cơn hen của trẻ hen phế quản có VMDU 64

4.2.3. Phân bậc hen phế quản trong nhóm trẻ hen kèm VMDU 66

4.2.4. Đặc điểm lâm sàng của viêm mũi dị ứng 66

4.2.5. Một số xét nghiệm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 69

4.2.6.  Đánh giá một số thông số đo chức năng hô hấp của nhóm trẻ hen phế quản có VMDU 70

4.3. Mối liên quan giữa viêm mũi dị ứng và hen phế quản 71

4.3.1. Thời gian xuất hiện hen phế quản sau viêm mũi dị ứng 71

4.3.2. Mối liên quan giữa viêm mũi dị ứng và mức độ nặng của hen 72

KẾT LUẬN 76

KIẾN NGHỊ 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Năng An (1997). “Hen phế quân’”. Chuyên ngành dị ứng học, NXB Y học Hà Nội, tr. 50- 67.
2. Nguyễn Năng An (1998). “Viêm mũi dị ứng””. Tập bài giảng dị ứng miễn dịch lâm sàng, tr. 2- 25.
3. Nguyễn Năng An, Lê Văn Khang, Phan Quang Đoàn và cộng sự (2000).
“Một số đặc điểm dịch tễ học hen phế quản ở một số tỉnh miền Bắc Việt
Nam”. Hội thảo hen phế quản quốc tế, Hà Nội tháng 5/ 2000.
4. Nguyễn Năng An, Lê Văn Khang, Phan Quang Đoàn, Vũ Minh Thục
(2002). “Chuyên đề dị ứng học Tập 1″. NXB Y học Hà Nội, tr. 69- 73.
5. Nguyễn Năng An (2006). “Tiếp cận mới trong chẩn đoán và điều trị hen theo GINA”. Sinh hoạt khoa học chuyên đề hen phế quản, Hà Nội 2/ 2006.
6. Nguyễn Vũ Bảo Anh (2006). “ Viêm mũi dị ứng và hen phế quản ở lứa tuổi học sinh tiểu học tại câu lạc bộ phòng chống hen trường tiểu học Thành Công B”. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Bài giảng nhi khoa tập 1 (2009). “Hen phế quản ở trẻ em”. Nhà xuất bản Y học, tr. 403- 415.
8. Nguyễn Tiến Dũng, Bùi Kim Thuận (2008). ‘ ‘Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng hen phế quản trẻ em”. Tạp chí thông tin Y dược 10/ 2008, tr. 118- 122.
9. Phan Quang Đoàn, Nguyễn Văn Đình, Lê Anh Tuấn (2009). “Tình hình mắc bệnh dị ứng trong cộng đồng dân cư Hà Nội”. Tạp chí Y học thực hành (641+ 642), số 1/ 2009, tr. 52- 55.
10. Nguyễn Thanh Hải, Phạm Thị Minh Hồng (2007). ‘ Khảo sát tỷ lệ mắc
bệnh hen phế quản, viêm mũi dị ứng và chàm ở trẻ em 13- 14 tuổi tại thành phố Cần Thơ”. Tạp chí Y học tp. Hồ Chí Minh, tập 13- phụ bản số 1 năm 2009, tr. 64- 68.
11. Lê Thị Hồng Hanh (2009). “Nghiên cứu vai trò của một số dị nguyên đường hô hấp ở bệnh nhi hen phế quản”. Tạp chí Nhi khoa tập 2 số (3&4), tr. 67- 71.
12. Cù Thị Minh Hiền (2010). ‘ Đánh giá hiệu quả kiểm soát hen và một số yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát hen trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương”. Luận văn Bác sỹ Chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
13. Lê Thị Minh Hương (2007). ‘ Đánh giá bước đầu về tình hình quản lý hen trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương”. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 3, tr. 157-163.
14. Lê Thị Minh Hương, Cù Thị Minh Hiền, Đào Minh Tuấn (2011). “”Đánh giá hiệu quả kiểm soát hen phế quản trẻ em theo hướng dẫn của GINA 2008”. Tạp chí nghiên cứu Y học, phụ trương 75(4), tr. 39- 44.
15. Vũ Thị Thanh Huyền (2003). “ Yếu tố viêm mũi dị ứng ở bệnh nhân hen tại câu lạc bộ phòng chống hen Hà Nội”. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
16. Nguyễn Nhật Linh (2001). “Bước đầu đánh giá kết quả điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu trong viêm mũi dị ứng”. Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
17. Tôn Kim Long (2004). “Nghiên cứu tình hình hen- viêm mũi dị ứng ở học sinh một số trường trung học phổ thông nội thành Hà Nội năm 2003”. Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
18. Trần Quỵ (2007). ‘ Dịch tễ học hen phế quản và tiếp cận chương trình khởi động toàn cầu về phòng chống hen phế quản”. Hen phế quản và dự phòng hen phế quản, Nhà xuất bản Y học, tr. 11- 38.
19. Trần Quỵ (2007). “Cập nhật về hen phế quản ở trẻ em’”. Dịch tễ học HPQ. Hội thảo cập nhật kiến thức nhi khoa lần thứ V, Hà Nội.
20. Quyết định số 4776/ QĐ- BYT ngày 04 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế. “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị hen phế quản ở trẻ em”.
21. Vũ Văn Sản (2008). “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh viêm mũi dị ứng tại huyện An Dương, Hải Phòng năm 2008”. Tạp chí Y học thực hành (709) số 3/ 2010, tr. 134- 137.
22. Nguyễn Trọng Tài (2011). “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học viêm mũi dị ứng, hen phế quản ở tuổi học đường tại thành phố Vinh, Nghệ An; đề xuất giải pháp phòng chống và quản lý”. Hội nghị Khoa học Công nghệ các trường Đại học, Cao đẳng Y Dược Việt Nam lần thứ XVI.
23. Hồ Thị Kim Thoa và khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng II (2005). “Khảo sát tần suất suyễn và các bệnh dị ứng ở trẻ em 13- 14 tuổi tại các trường trung học cơ sở thuộc Thành phố Hồ Chí Minh”. Hội nghị khoa học kỹ thuật Bệnh viện Nhi đồng 2.
24. Nguyễn Văn Trung (2007). “Viêm mũi dị ứng và tác động tới hen phế quản. Kết quả điều trị hai bệnh này tại cộng đồng”. Khóa luận tốt nghiệp Bác sỹ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
25. Nguyễn Thị Yến (2007). “Thăm dò chức năng hô hấp ở trẻ hen phế quản. Cập nhật về hen phế quản trẻ em”. Hội thảo khoa học cập nhật kiến thức Nhi khoa lần thứ V, tr. 26- 39.

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/