Nghiên cứu ứng dụng lực kéo ngoài miệng để điều trị kém phát triển chiều trước sau xương hàm trên

Luận án Nghiên cứu ứng dụng lực kéo ngoài miệng để điều trị kém phát triển chiều trước sau xương hàm trên.Tỉ lệ lệch lạc răng và hàm ở trẻ em Việt nam rất cao chiếm 96,1%[14] ở Hà nội và 83,25 [9] ở thành phố Hồ Chí Minh, trong đó số trẻ bị lệch lạc khớp cắn loại III chiếm 21.7% [10]. Trên thế giới tỉ lệ khớp cắn loại III xương chiếm số lượng nhỏ trong tổng dân số [17] tuy nhiên lệch lạc khớp cắn loại III thường gặp nhiều ở bệnh nhân châu Á: 40-50% bệnh nhân chỉnh nha ở Hàn quốc có khớp cắn lệch lạc loại III [97], 20 % dân số Nhật bản có khớp cắn loại III [56], 23% trẻ em Trung quốc có khớp cắn loại III[52]. Trong đó số lượng bệnh nhân bị bệnh kém phát triển chiều trước sau xương hàm trên chiếm từ 20%- 25% [78,40,51,35].

MÃ TÀI LIỆU

LA.2007.00856

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Nguyên nhân của bệnh thường do di truyền (trong số trẻ bị lệch lạc khớp cắn loại III thấy 1/3 nhóm này có bố hoặc mẹ có lệch lạc khớp cắn loại III và 1/6 nhóm trẻ có anh, chị em cũng có biểu hiện lệch lạc [11]), vẩu trượt hàm dưới, bệnh bẩm sinh khe hở môi- vòm miệng.

Sự kết hợp không hài hòa của phức hợp xương – răng trong lệch lạc khớp cắn loại III là thách thức lớn cho cả chẩn đoán và điều trị do bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và chức năng, đặc biệt nó làm thay đổi cấu trúc của các tầng mặt.

Trước đây, việc điều trị loại lệch lạc này gặp rất nhiều khó khăn thậm chí còn được coi như không thể điều trị bằng chỉnh nha, bệnh nhân thường được gửi tới các bác sĩ phẫu thuật hàm mặt khi trẻ đã hết tuổi trưởng thành. Nhờ phương pháp phẫu thuật chỉnh xương, bác sĩ phẫu thuật hàm mặt sẽ tái lập lại một tương quan hài hòa giữa hàm trên và hàm dưới, đảm bảo thẩm mỹ và chức năng. Vì đây là một phẫu thuật khá phức tạp có quá trình hậu phẫu khó khăn và nặng nề với bệnh nhân nhất là do phải cố định hai hàm kéo dài, rất nhiều bệnh nhân có khớp cắn loại III không được điều trị. Hoặc nếu có điều trị bằng chỉnh nha thì kết quả cũng rất hạn chế do chủ yếu chỉ tác động lên răng mà ít chú đến xương hàm.

Ngày nay, với hiểu biết đầy đủ hơn về sự tăng trưởng và phát triển sọ mặt cũng như sự hiểu biết sâu sắc hơn về các phương tiện chẩn đoán đã cải thiện rất nhiều các hướng điều trị. Hiện nay nhiều nước trên thế giới, với việc phát hiện bệnh từ lứa tuổi nhỏ, đã sử dụng lực ngoài miệng thông qua khí cụ Face mask để điều trị bệnh kém phát triển chiều trước sau xương hàm trên.

Hàm Face mask được phát minh bởi Jean Delaire (Nantes, France) cùng cộng sự vào năm 1971 [100] và được Petit cải tiến năm 1983 [103] nó là loại khí cụ ngoài miệng tự nhiên, dùng để kéo các đường khớp quanh xương hàm trên ra phía trước nhờ vào quá trình đẩy tựa vào trán và xương hàm dưới do đó cho phép thiết lập mối quan hệ cân bằng giữa xương hàm trên và xương hàm dưới.

Tuy vậy ở Việt nam mặc dù đã có nhiều phương pháp mới dùng trong chỉnh nha để điều trị lệch lạc khớp cắn cho bệnh nhân, nhưng kỹ thuật dùng lực ngoài miệng thông qua hàm Face mask để điều trị kém phát triển chiều trước sau xương hàm trên mới được áp dụng trong những năm gần đây và việc nghiên cứu về tác dụng của khí cụ cũng như kết quả đạt được sau điều trị chưa có. Vì những lí do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :

Nghiên cứu ứng dụng lực kéo ngoài miệng để điều trị kém phát triển chiều trước sau xương hàm trên

Nhằm các mục tiêu sau:

1.  Xác định chỉ định và quy trình kỹ thuật điều trị kém phát triển chiều trước sau xương hàm trên bằng Face mask trên trẻ em Việt nam.

2. Đánh giá kết quả phương pháp điều trị bằng hàm Face mask.

MỤC LỤC Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Sự phát triển của xương mặt 3
1.1.1 Giới hạn của mặt. 3
1.1.2 Sự tăng trưởng của xương mặt 3
1.1.2.1 Sự tăng trưởng của xương hàm trên 3
1.1.2.2 Sự tăng trưởng của xương hàm dưới 6
1.1.3 Thời gian tăng trưởng của xương hàm 8
1.1.3.1 Chiều ngang 8
1.1.3.2 Chiều trước sau 8
1.1.3.3 Chiều cao 9
1.2 Lệch lạc khớp cắn loại III 9
1.2.1 Định nghĩa lệ ch lạ c khớp cắ n lo ạ i III(theo Angle) ….9
1.2.2 Phân loại lạc khớp cắn loại III theo nguyên nhân 10
1.2.3 Phân loại dựa trên phim sọ nghiêng 10
1.3 Phim Cephalometric và các số đo sọ mặt 12
1.3.1 Tác dụng của phim Cephalometric  12
1.3.2Xác định các điểm chuẩn 13
1.3.2.1 Ở xương sọ 13
1.3.2.2 Ở xương hàm trên 13
1.3.2.3 Ở xương hàm dưới 14
1.3.2.4 Phần mề m  14
1.3.2.5 Các mặt phẳng tham chiếu 15
1.3.3 Các giá trị đo sọ mặt (góc, khoảng cách) 16
1.3.3.1 Phần xương  16
1.3.3.1.1 Các góc đo xương sọ mặt 16
1.3.3.1.2 Các góc đo giữa răng và xương 17
1.3.3.2 Phần mềm 19
1.3.4 Sự phát triển của phân tích phim Cephalometric 20
1.3.4.1 Phân tích của Downs 21
1.3.4.2 Phân tích của Tweed 22
1.3.4.3 Phân tích của Steiner 22
1.3.4.4 Phân tích của Harvold 23
1.3.4.5 Phân tích của Wits 25
1.3.4.6 Phân tích của McMamara 25
1.3.4.7 Phương pháp phân tích của Sassouni 26
1.4 Kém phát triển chiều trước- sau xương hàm trên 27
1.4.1 Định nghĩa  27
1.4.2 Nguyên nhân  27
1.4.2.1 Dị tật bẩm sinh  27
1.4.2.2 Bệnh nội tiết  27
1.4.2.3 Do di truyền  27
1.4.2.4 Do chức năng 27
1.4.2.5 Do tổn thương vùng hàm – môi trên 28
1.4.3 Biểu hiện lâm sàng 28
1.4.3.1 Ngoài mặt 28
1.4.3.2 Trong miệng  28
1.4.3.3 Các rối loạn chức năng khác kèm theo 29
1.4.3.4 Chụp phim tia X  29
1.5 Anh hưởng của lực chỉnh hình răng mặt 29
1.5.1 Khái niệm về lực 29
1.5.1.1 Định nghĩa 29
1.5.1.2 Hợp lực 29
1.5.1.3 Trung tâm cản 30
1.5.2 Lực dùng trong chỉnh hình răng mặt 30
1.5.3 Thời hạn tác dụng của lực 31
1.5.4 Các nguyên lí trong sự thay đổi tốc độ phát triển của xương…31
1.5.5 Ảnh hưởng của lực chỉnh hình tới hàm trên và tầng giữa mặt 32
1.5.6 Neo chặn 34
1.5.6.1 Định nghĩa  34
1.5.6.2 Neo chặn tự nhiên 34
1.6 Hàm Face Mask 34
1.6.1 Tác dụng của hàm Face Mask 34
1.6.2 Chỉ định của hàm face mask 35
1.6.3 Chống chỉ định  35
1.6.4 Cấu tạo của hàm Face mask 35
1.6.5 Các loại khí cụ Face mask đã từng được sử dụng 35
1.6.5.1 Thiết kế của Delaire 35
1.6.5.2 Thiết kế của Petit 36
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1 Đối tượng nghiên cứu 38
2.2 Phương pháp nghiên cứu 39
2.2.1 Khám và chẩn đoán 39
2.2.1.1 Thăm khám lâm sàng 39
2.2.1.2 Chụp phim tia X  39
2.2.1.3 Đ o phim  39
2.2.1.3.1 Kỹ thuật họa đồ phim  39
2.2.1.3.2 Xác định các điểm mốc 42
2.2.1.3.4 Kẻ các đường mốc và đo giá trị của các góc và các khoảng cách để
so sánh với trị số bình thường 45
2.2.1.4 Lấy mẫu hai hàm và đổ thạch cao 46
2.2.1.5 Chụp ảnh bệnh nhân  46
2.2.1.6 Chẩn đoán 46
2.2.2 Điều trị 46
2.2.2.1 Điều trị trước chỉnh hình 46
2.2.2.2.Điều trị chỉnh hình 47
2.2.2.2.1 Làm máng nâng khớp trong miệng 47
2.2.2.2.2 Đeo hàm Face mask  48
2.2.2.2.3 Sử dụng chun 49
2.2.2.2.4 Quá trình điều trị được dừng lại khi 51
2.2.2.2.5 Hạ máng 51
2.2.2.2.6 Chụp phim telé sọ nghiêng để so sánh với trước điều trị  51
2.2.2.3 Điều trị sau chỉnh hình 54
2.2.3 Đánh giá kết quả điều trị 54
2.2.3.1 Tiêu chuẩn để đánh giá 54
2.2.3.2 Phân loại đánh giá  54
2.2.4 Theo dõi kết quả 56
2.2.5 Xử lí số liệu 56
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57
3.1. Những đặc điểm về tuổi và giới 57
3.2 Nguyên nhân gây bệnh 59
3.3 Thời gian điều trị  60
3.4 Các giá trị đo lường của bệnh nhân trên mẫu thạch cao và phim
cephalometric trước điều trị  63
3.4.1 Chiều rộng vòm miệng (đo trên mẫu) 63
3.4.2 Các giá trị đo lường trên phim Cephalometric 65
3.4.2.1 Phần cứng 65
3.4.2.2 Phần mềm 67
3.5 Các giá trị đo lường của bệnh nhân trên mẫu thạch cao và phim
cephalometric sau điều trị 70
3.5.1 Chiều rộng vòm miệng (đo trên mẫu)  70
3.5.2 Các giá trị đo lường trên phim Cephalometric sau điều trị 71
3.5.2.1 Phần cứng 71
3.5.2.2 Phần mềm 74
3.6 Sự chênh lệch trước và sau điều trị 76
3.6.1 Sự chênh lệch chiều rộng vòm miệng  76
3.6.2 Các giá trị đo lường trên phim Cephalometric 77
3.6.2.1 Phần xương 77
3.6.2.2 Phần mềm 80
3.7 Đánh giá kết quả điều trị 83
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA 85
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 95
4.1 Đặc điểm của bệnh nhân 95
4.1.1 Đặc điểm giới  95
4.1.2 Đặc điểm về tuổi 95
4.2 Nguyên nhân gây bệnh  96
4.2.1 Di truyền  96
4.2.2 Khe hở môi – Vòm miệng 96
4.2.3 Các nguyên nhân khác 97
4.3 Các chỉ số trên phim Cephalometric trước điều trị 97
4.3.1 Phần xương 9v
43.1.1 Hàm trên  9v
43.1.2 Hàm dưới  9S
4.s.1.s Mối quan hệ giữa hai hàm 99
4.3.2 Phần mềm 99
4.4 Vấ n đề cơ họ c trong đ i ều trị 99
4.4.1 Phương pháp tạo lực 99
4.4.2 Vấn đề neo chặn  101
4.4.3 Cường độ lực sử dụng 102
4.5 Các yếu thời về thời gian 10s
4.5.1 Thời gian điều trị 10s
4.5.2 Thời gian đeo hàm trong ngày 104
4.6 Kết quả đ i ề u trị  104
4.6.1 Nong rộng vòm miệng 104
4.6.2 Thay đổi của xương 10v
4.ó.2.1 Thay đổi ở hàm trên 10v
4.Ó.2.2 Thay đổi ở hàm dưới 10S
4.6.23 Mối quan hệ giữa hai hàm  109
4.6.3Thay đổi của phần mềm 110
4.7 Đánh giá phân loại kết quả điều trị  111
4.8 Chỉ định điều trị 112
KÉT LUẬN 114
KIÉN NGHỊ 11v
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/