Nghiên cúu biến đổi về tế bào máu và đông máu trên bệnh nhân tim được phẫu thuật với tuần hoàn ngoài cơ thể

Luận án Nghiên cúu biến đổi về tế bào máu và đông máu trên bệnh nhân tim được phẫu thuật với tuần hoàn ngoài cơ thể.Tuần hoàn ngoài cơ thể (THNCT) là hệ thống cơ học được nối với hệ thống mạch máu của bệnh nhân nhằm thay thế tạm thời chức năng tim phoi. Kỹ thuật này cho phép sửa chữa những tổn thương tim trong một phẫu trường bất động và không có máu do làm ngừng co bóp tim và làm khô các khoang tim.

MÃ TÀI LIỆU

LA.2007.00855

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Năm 1953, Gibbon lần đầu tiên phẫu thuật thành công một ca thông liên nhĩ với 45 phút THNCT đã thực sự mở đầu cho phẫu thuật tim hiện đại [118]. Đến nay, THNCT đã trở thành một phương pháp thông dụng trong phẫu thuật tim trên toàn thế giới với khoảng 400.000 ca ở Mỹ, 600.000 ca ở châu Âu mỗi năm [32], [114]. Trong khi đó ở Việt nam hàng năm ước tính mổ được khoảng gần 2000 ca tim hở ở cả 3 trung tâm Hà nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh [19].

Vì không phải là một hệ thống sinh lý nên THNCT có thể gây ảnh hưởng đến một số cơ quan chức năng của cơ thể như gan, thận, phổi, thần kinh trung ương… cũng như đến các thành phần hữu hình của máu và các yếu tố đông máu. Ngoài chấn thương bởi cuộc mổ, do máu phải lưu thông tạm thời qua hệ thống nhân tạo làm khởi phát các phản ứng bảo vệ không đặc hiệu của cơ thể: hoạt hóa các hệ thống protein huyết tương khác nhau (đông máu, bổ thể tiêu sợi huyết…) cộng với tác động của một số thuốc sử dụng trong tim phổi máy có thể dẫn đến một số biến chứng: nhiễm trùng, rối loạn đông cầm máu sau mổ như chảy máu hay huyết khối là những nguyên nhân gây tử vong chính.

Đa số bệnh nhân có thể thích nghi được với những biến đổi trong THNCT và tự điều chỉnh nhanh chóng ở giai đoạn sau THNCT. Tuy nhiên có 10-20 % trường hợp chảy máu quá mức sau mổ đặt bệnh nhân trước một nguy cơ phải truyền máu và 3-5% trường hợp phải mổ lại [58]. Hậu quả là làm tăng tỷ lệ chết (cao gấp 3 lần trong trường hợp mổ lại) và tỷ lệ mắc bệnh (lây truyền virus, bệnh phổi do truyền máu, nhiễm trùng nơi mổ, suy thận) dẫn tới kéo dài thời gian nằm viện [ll4].

Tai biến chảy máu trong phẫu thuật tim liên quan đến việc sử dụng THNCT, đến các nguy cơ riêng của từng bệnh nhân (rối loạn đông máu bẩm sinh hay mắc phải), đến các loại can thiệp và chất lượng phẫu thuật [S0],[ll4].

Song song với các cải tiến về kỹ thuật THNCT, trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ảnh hưởng của THNCT đến huyết học và đặc biệt về đông cầm máu cho thấy sự biến đổi rõ rệt về số lượng và chức năng chống nhiễm khuẩn của bạch cầu; về số lượng và chức năng tiểu cầu cũng như các rối loạn đông cầm máu do hoạt hoá đông máu và tiêu sợi huyết trong và sau THNCT [ỏl], [ỏ7], [78], [8ỏ], [88], [lOl], [l28], [l3ỏ]…

Tại Bệnh viện Việt Đức, năm l9ỏ4 lần đầu tiên mổ tim hở dưới hạ thân nhiệt. Năm l9ỏS bắt đầu mổ với tim phổi nhân tạo [3]; từ l9ỏS-l997 trung bình l ca /tuần; đến l998-2000 tăng lên 2-3 ca /tuần [l2]; hiện nay 2-4 ca /ngày.

Từ năm 2002, trong nước đã có một số báo cáo của các nhà ngoại khoa cho thấy 3,9-7, l % bệnh nhân phải mổ lại do chảy máu quá mức [l8], [2l]. Một số nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Minh và cộng sự theo dõi tình trạng đông cầm máu trên bệnh nhân sau mổ tim hở cũng thấy 4ỏ,S-l00 % bệnh nhân có rối loạn đông máu ngoại sinh; 2l,7-Sl,S% trường hợp kéo dài APTT [8], [23]. Nhưng cho tới nay vẫn chưa có một nghiên cứu đầy đủ về những biến đổi huyết học, nhất là những biến đổi đông cầm máu ở bệnh nhân được phẫu thuật tim với THNCT.

Trước thực tế đó, nghiên cứu này được tiến hành nhằm hai mục tiêu:

1. Nghiên cứu sự biến đổi của một số chỉ số tế bào máu ngoại vi và đông cầm máu trên bệnh nhân mổ tim với THNCT.

2.  Nghiên cứu mối liên quan giữa những biến đổi trên với thời gian THNCT và một số biến chứng sau mổ.

Lời cam đoan i
Mục lục ii
Các chữ viết tắt iii
Danh mục bảng iv
Danh mục biểu đồ vi
Danh mục hình vii
Đặt vấn đề l
Chương 1 Tổng quan tài liệu 3
1.1. Hệ thống THNCT 3
1.2. Ảnh hưởng của THNCT V
1.3. Một số thuốc sử dụng trong THNCT l9
l .4. Theo dõi đông cầm máu trong phẫu thuật tim dưới THNCT.. 23
l .S. Một số rối loạn đông máu trong phẫu thuật tim dưới THNCT. 28
Chương 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 3ỏ
2.1. Đối tượng nghiên cứu 3ỏ
2.2. Phương pháp nghiên cứu 3V
Chương 3 Kết quả nghiên cứu SO
3.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu SO
3.2. Một số biến đổi tế bào máu ngoại vi Sỏ
3.3. Một số biến đổi chỉ số đông máu ỏ3
3.4. Liên quan giữa một số chỉ số huyết học và thời gian THNCT V2
3.5. Một số yếu tố nguy cơ của biến chứng sau mổ V3
3. ỏ. Giá trị dự đoán chảy máu sau mổ của một số chỉ số đông máu Vỏ
Chương Bàn luận Ĩ9
4
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu V9
4.2. Biến đổi tế bào máu ngoại vi 88
4.3. Biến đổi các chỉ số đông máu 9S
4.4. Liên quan giữa một số chỉ số huyết học và thời gian THNCT lOS
4.5. Yếu tố nguy cơ của thời gianTHNCT và một số chỉ số huyết học
với biến chứng sau mổ lOỏ
4.6. Giá trị dự đoán chảy máu sau mổ của một số chỉ số đông máu 111
Kết luận  113
Kiến nghị  115
Những công trình nghiên cứu liên quan đến luận án Tài liệu tham khảo Phụ lục

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/