Ốm đau, sử dụng và chi tiêu cho dịch vụ khám chữa bệnh của người dân ở một số khu vực thuộc nội thành Hà Nội
Ốm đau, sử dụng và chi tiêu cho dịch vụ khám chữa bệnh của người dân ở một số khu vực thuộc nội thành Hà Nội.Khu vực đô thị là nơi có điều kiện sống và sinh hoạt tốt hơn so với khu vực nông thôn. Người dân sống tại khu vực đô thị thường có điều kiện tiếp cận tốt hơn với y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội khác. Tuy nhiên, khi mật độ người dân sống tại khu vực đô thị tăng cao sẽ làm gia tăng các yếu tố có hại đối với sức khỏe, ví dụ: ô nhiễm không khí và tiếng ồn, nhiễm bẩn thực phẩm và nguồn nước, bùng phát dịch bệnh và tai nạn thương tích [1]. Khi quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, đặc biệt tại các nước đang phát triển, tại các đô thị lớn thường xuất hiện những khu vực có điều kiện sinh hoạt và điều kiện sống không đảm bảo. Quá trình biến đổi mạnh mẽ về điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường tại các khu vực đô thị cũng tạo ra nhiều thách thức đối với hệ thống y tế như: Chính sách y tế và năng lực hệ thống y tế cơ sở tại các khu vực đô thị chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe (CSSK) của người dân. Tại khu vực đô thị, mặc dù có rất nhiều cơ sở y tế hiện đại như các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến trung ương, tuyến khu vực, nhưng sự tiếp cận với các dịch vụ khám chữa bệnh (DVKCB) ở nhóm người nghèo còn rất hạn chế. Có sự phân hóa về chất lượng DVKCB: Những người giàu (có khả năng chi trả cao) thường được chăm sóc ở những cơ sở y tế chuyên sâ u và chất lượng cao trong khi những người nghèo thì thường nhậnđược các DVKCB có chất lượng thấp hơn hoặc các DVKCB “miễn phí”.
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2017.01505 |
Giá :
|
50.000đ
|
Liên Hệ
|
0915.558.890
|
Trong những năm qua, Việt Nam đã và đang đạt được những tiến bộ vượt bậc về phát triển kinh tế, quá trình đô thị hoá ở Việt Nam cũng đang diễn ra một cách nhanh chóng. Số lượng các khu vực đô thị ở Việt Nam đã tăng từ 500 vào năm 1990 lên gần 800 vào năm 2009 [2]. Trước tác động của quá trình đô thị hoá, nhiều đô thị tại Việt Nam đã hình thành những khu vực mà ở đó cuộc sống và sinh hoạt của người dân gặp nhiều khó khăn với điệu kiện sinh hoạt không đảm bảo. Mặc dù vậy, hiện tại vẫn chưa có định nghĩa cụ thể nào định nghĩa cụ thể về các khu vực có điệu kiện sinh hoạt không đảm bảo này.
Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu so sánh tình hình sức khỏe của người dân sống ở khu vực đô thị và của người dân sống ở khu vực nông thôn, trong đó chỉ ra rằng người dân ở khu vực nông thôn có tình trạng sức khỏe và khả năng tiếp cận dịch vụ y 2tế rất hạn chế; tỷ lệ khám chữa bệnh (KCB) ở thành thị cao hơn nông thôn. Nhiều người dân đã rơi vào cảnh vay mượn, nợ nần do chi tiêu cho khám chữa bệnh, trong đó tỷ lệ này đối với người dân ở khu vực nông thôn luôn cao hơn so với khu vực thành thị [3-7].
Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam còn thiếu những nghiên cứu sâu về tình trạng ốm đau, sử dụng và chi tiêu cho DVKCB của người dân sống tại các khu vực đô thị , trong đó tập trung vào so sánh 2 nhóm dân cư sinh sống tại khu vực có điệu kiện sinh hoạt đảm bảo và khu vực có điều kiện sinh hoạt không đảm bảo. Để cung cấp các bằng chứng khoa học hỗ trợ các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách trong quá trình xây dựng các chính sách và can thiệp nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe, nâng cao khả năng tiếp cận và giảm thiểu gánh nặng chi tiêu cho các DVKCB của người dân sống ở khu vực đô thị tại Việt Nam, đặc biệt là người dân sống ở khu vực đô thị có điều kiện sinh hoạt không đảm bảo, chúng tôi triển khai đề tài: “Ốm đau, sử dụng và chi tiêu cho dịch vụ khám chữa bệnh của người dân ở một số khu vực thuộc nội thành Hà Nội”, với các mục tiêu cụ thể sau:
1. Mô tả và so sánh thực trạng ốm đau, sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân ở 2 khu vực có điều kiện sinh hoạt đảm bảo và không đảm bảo thuộc 4 quận nội thành Hà Nội năm 2012-2013.
2. So sánh gánh nặng chi tiêu cho khám chữa bệnh của người dân ở 2 khu vực có điều kiện sinh hoạt đảm bảo và không đảm bảo thuộc 4 quận nội thành Hà Nội năm 2012-2013
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ Ốm đau, sử dụng và chi tiêu cho dịch vụ khám chữa bệnh của người dân ở một số khu vực thuộc nội thành Hà Nội
1. Vu Duy Kien, Hoang Van Minh, Kim Bao Giang, Amy Dao, Le Thanh Tuan and
Nawi Ng (2016). Socioeconomic inequalities in catastrophic health expenditure
and impoverishment associated with non-communicable diseases in urban Hanoi.
International Journal for Equity in Health (2016) 15:169DOI 10.1186/s12939-016-0460-3.
2. Lê Thanh Tuấn và cộng sự (2016). Ốm đau, bệnh tật tự khai báo của người
dân ở một số khu vực đô thị thuộc 4 quận nội thành Hà Nội và một số yếu tố
liên quan, 2013. Tạp chí Y học Thực hành, số 1207, 2016. Bộ Y tế xuất bản,
12-16.
3. Lê Thanh Tuấn và cộng sự (2016). Sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của
người dân ở một số khu vực đô thị thuộc 4 quận nội thành Hà Nội và một số
yếu tố liên quan, 2013. Tạp chí Y học Thực hành, số 1030, 2016. Bộ Y tế
xuất bản, 18-23.
4. Vu Duy Kien, Hoang Van Minh, Kim Bao Giang, Nawi Ng, Viet Nguyen, Le
Thanh Tuan, Malin Eriksson. Responsiveness of commune health stationsto
non-communicable diseases in urban Vietnam (2016). BMC Public Health
(2016): BHSR-D-16-01719.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………………… 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………………. 3
1.1. Các khái niệm cơ bản …………………………………………………………………………… 3
1.1.1. Đô thị ………………………………………………………………………………………….. 3
1.1.2. Tiêu chí xác định khu có điều kiện sinh hoạt không đảm bảo …………….. 3
1.2. Ốm đau, sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ……………………………………………… 5
1.2.1. Các khái niệm ………………………………………………………………………………. 5
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng sức khỏe ………………………………………………………. 6
1.2.3. Các phương pháp đo lường ốm đau ………………………………………………… 8
1.2.4. Dịch vụ khám chữa bệnh ……………………………………………………………….. 9
1.3. Chi tiêu và gánh nặng chi tiêu cho khám chữa bệnh ………………………………. 14
1.3.1. Khái niệm cơ bản về chi tiêu ………………………………………………………… 14
1.3.2. Chi tiêu cho dịch vụ khám chữa bệnh từ quan điểm của người sử dụng
dịch vụ khám chữa bệnh ……………………………………………………………….. 16
1.3.3. Khái niệm về quan điểm chi tiêu …………………………………………………… 16
1.3.4. Gánh nặng chi tiêu cho khám chữa bệnh và phương pháp đo lường ….. 17
1.4. Tình hình nghiên cứu về các vấn đề liên quan ……………………………………… 19
1.4.1. Tình trạng sức khỏe, ốm đau của người dân đô thị ………………………….. 19
1.4.2.Tình hình sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân đô thị ……… 24
1.4.3. Thực trạng và nghiên cứu về chi tiêu, gánh nặng chi tiêu cho khám chữa
bệnh của người dân ở khu vực đô thị ……………………………………………… 32
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………….. 38
2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………… 38
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ……………………………………………………….. 39
2.2.1. Thời gian nghiên cứu …………………………………………………………………… 39
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu……………………………………………………………………. 39
2.3. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………………. 41
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………………….. 41
2.3.2. Cỡ mẫu………………………………………………………………………………………. 41
2.3.3. Chọn mẫu …………………………………………………………………………………… 41
2.3.4. Biến số, chỉ số nghiên cứu ……………………………………………………………. 44
2.3.5. Công cụ thu thập số liệu ………………………………………………………………. 46
2.3.6. Quy trình thu thập số liệu …………………………………………………………….. 47
2.3.7. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu ………………………………………………… 48
2.3.8. Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu …………………………………… 49
2.3.9. Sai số và khống chế sai số ……………………………………………………………. 52
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu…………………………………………………………………… 53
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………… 54
3.1. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu ……………………………………………………. 54
3.2. Thực trạng ốm đau tự khai báo và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của các
cá nhân được điều tra và các yếu tố liên quan ……………………………………… 58
3.2.1. Thực trạng ốm đau tự khai báo của các cá nhân được điều tra và các yếu
tố liên quan …………………………………………………………………………………. 58
3.2.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của các cá nhân được điều
tra và các yếu tố liên quan …………………………………………………………….. 71
3.3. So sánh chi tiêu và gánh nặng chi tiêu cho khám chữa bệnh của các hộ gia
đình được ở 2 khu vực điều tra và các yếu tố liên quan ………………………… 90
3.3.1. Chi tiêu của các hộ gia đình và cá nhân được điều tra và các yếu tố liên quan ….. 90
3.3.2. Gánh nặng chi tiêu do chi tiêu cho khám chữa bệnh của các hộ gia đình
được điều tra và một số yếu tố liên quan …………………………………………. 94
3.3.3. Nghèo hóa do chi tiêu cho khám chữa bệnh trong 18 tháng nghiên cứu
của các hộ gia đình được điều tra và các yếu tố liên quan ……………….. 101
Chƣơng 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………………….. 109
4.1. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu ………………………………………………….. 109
4.2. Mô tả và so sánh thực trạng ốm đau tự khai báo và sử dụng dịch vụ khám
chữa bệnh của các cá nhân được điều tra và các yếu tố liên quan …………. 113
4.2.1.Mô tả và so sánh thực trạng ốm đau tự khai báo của các cá nhân được
điều tra và các yếu tố liên quan ……………………………………………………. 113
4.2.2. Mô tả và so sánh thực trạng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của các cá
nhân được điều tra và các yếu tố liên quan…………………………………….. 123
4.3. So sánh chi tiêu và gánh nặng chi tiêu cho khám chữa bệnh của các hộ gia
đình ở 2 khu vực được điều tra và một số yếu tố liên quan ………………….. 131
4.3.1. Chi tiêu của các hộ gia đình được điều tra và một số yếu tố liên quan 131
4.3.2. Gánh nặng chi tiêu và mối liên quan giữa gánh nặng chi tiêu của các hộ
gia đình được điều tra và một số yếu tố liên quan …………………………… 133
4.4. Một số bàn luận về phương pháp ……………………………………………………….. 139
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………… 143
KIẾN NGHỊ …………………………………………………………………………………………….. 145
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐÃ
ĐƢỢC CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Số lượng hộ gia đình và cá nhân được nghiên cứu ……………………….. 54
Bảng 3.2. Thu nhập của các HGĐ được điều tra …………………………………………. 55
Bảng 3.3. Thông tin chung về các cá nhân thuộc các hộ gia đình vào thời điểm bắt
đầu nghiên cứu …………………………………………………………………………. 55
Bảng 3.4. Tỷ lệ mắc các bệnh, triệu chứng cấp tính tự khai báo theo các đặc
điểm của các cá nhân được điều tra ……………………………………………. 60
Bảng 3.5. Tỷ lệ hiện mắc các bệnh mạn tính tự khai báo trong 18 tháng nghiên
cứu theo các đặc điểm của các đối tượng nghiên cứu ……………………. 63
Bảng 3.6. Mô hình hồi quy đa biến lặp lại phân tích mối liên quan giữa hiện mắc bất
cứ bệnh, triệu chứng cấp tính nào tự khai báo trong 4 tuần trước ngày
phỏng vấn và một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ………………….. 67
Bảng 3.7. Mô hình hồi quy đa biến lặp lại phân tích mối liên quan giữa hiện mắc
bất cứ bệnh mạn tính nào tự khai báo trong 18 tháng nghiên cứu và
một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ………………………………….. 69
Bảng 3.8. Tỷ lệ sử dụng DVKCB ngoại trú trong 18 tháng nghiên cứu theo các
đặc điểm của các cá nhân được điều tra ………………………………………. 72
Bảng 3.9. Tỷ lệ sử dụng DVKCB nội trú trong 18 tháng nghiên cứu theo các đặc
điểm của các cá nhân được điều tra ……………………………………………. 76
Bảng 3.10. Tỷ lệ sử dụng DVKCB (ngoại hoặc nội trú) trong 18 tháng nghiên cứu
theo các đặc điểm của các cá nhân được điều tra ………………………….. 79
Bảng 3.11. Mô hình hồi quy đa biến lặp lại phân tích mối liên quan giữa sử dụng
DVKCB ngoại trú trong 18 tháng nghiên cứu và một số đặc điểm của
các cá nhân được điều tra ………………………………………………………….. 83
Bảng 3.12. Mô hình hồi quy đa biến lặp lại phân tích mối liên quan giữa sử dụng
DVKCB nội trú trong 18 tháng nghiên cứu và một số đặc điểm của
các cá nhân được điều tra ………………………………………………………….. 85
Bảng 3.13. Mô hình hồi quy đa biến lặp lại phân tích mối liên quan giữa sử dụng
DVKCB (ngoại hoặc nội trú) trong 18 tháng nghiên cứu và một số đặc
điểm của các cá nhân được điều tra ……………………………………………. 87
Bảng 3.14. Chi tiêu từ tiền túi trung bình theo tháng cho KCB của các HGĐ được
điều tra trong 18 tháng nghiên cứu ……………………………………………… 90
Bảng 3.15. Chi tiêu từ tiền túi trung bình theo tháng cho KCB của các HGĐ được
điều tra trong 18 tháng nghiên cứu và các yếu tố liên quan ……………. 90
Bảng 3.16. Mô hình hồi quy đa biến lặp lại phân tích mối liên quan giữa chi tiêu
từ tiền túi cho KCB trong 18 tháng nghiên cứu và một số đặc điểm của
các HGĐ được điều tra ……………………………………………………………… 93
Bảng 3.17. Chi tiêu thảm họa do chi phí cho KCB trong 18 tháng nghiên cứu của
các HGĐ được điều tra và một số yếu tố liên quan ………………………. 95
Bảng 3.18. Mô hình hồi quy đa biến lặp lại phân tích mối liên quan giữa chi tiêu
thảm họa do chi tiêu cho KCB trong 18 tháng nghiên cứu và một số
đặc điểm của các HGĐ được điều tra ………………………………………….. 99
Bảng 3.19. Nghèo hóa của các HGĐ được điều tra trong 18 tháng nghiên cứu do
chi tiêu cho KCB và đặc điểm của các HGĐ được điều tra ………….. 102
Bảng 3.20. Mô hình hồi quy đa biến lặp lại phân tích mối liên quan giữa nghèo
hóa do chi tiêu cho KCB trong 18 tháng nghiên cứu và một số đặc
điểm của các HGĐ được điều tra ……………………………………………… 106
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.3. Tỷ lệ HGĐ ở đô thị bị nghèo hóa do chi tiêu cho KCB các năm,
giai đoạn 2002-2010 …………………………………………………………….. 35
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ mắc các bệnh, triệu chứng cấp tính tự khai báo của các cá
nhân được điều tra ………………………………………………………………… 58
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ hiện mắc các bệnh mạn tính tự khai báo của các cá nhân được
điều tra ……………………………………………………………………………….. 59
Biểu đồ 3.3. Sự khác biệt tuyệt đối giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất về
tỷ lệ mắc các bệnh, triệu chứng cấp tính của các cá nhân ở 2 nhóm
điều tra trong 18 tháng nghiên cứu …………………………………………. 62
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ tập trung tỷ lệ mắc các bệnh, triệu chứng cấp tính của các
cá nhân trong 18 tháng nghiên cứu ở 2 nhóm điều tra……………….. 63
Biểu đồ 3.5. Sự khác biệt tuyệt đối giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất về
tỷ lệ hiện mắc các bệnh mạn tính tự khai báo của các cá nhân ở 2
nhóm điều tra trong 18 tháng nghiên cứu ………………………………… 66
Biểu đồ 3.6. Biểu đồ tập trung tỷ lệ hiện mắc các bệnh mạn tính trong 18 tháng
nghiên cứu của các cá nhân ở 2 nhóm điều tra …………………………. 66
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ sử dụng DVKCB trong 18 tháng nghiên cứu của các nhân
được điều tra theo cơ sở cung cấp dịch vụ ……………………………….. 71
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ sử dụng DVKCB trong 18 tháng nghiên cứu của các cá nhân
được điều tra. ………………………………………………………………………. 71
Biểu đồ 3.9. Sự khác biệt tuyệt đối giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất về
tỷ lệ sử dụng DVKCB ngoại trú của các cá nhân trong 18 tháng
nghiên cứu …………………………………………………………………………… 75
Biểu đồ 3.10. Biểu đồ tập trung tỷ lệ sử dụng DVKCB ngoại trú trong 18 tháng
nghiên cứu của các cá nhân ở 2 nhóm điều tra …………………………. 75
Biểu đồ 3.11. Sự khác biệt tuyệt đối giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất về
tỷ lệ sử dụng DVKCB nội trú của các cá nhân trong 18 tháng
nghiên cứu …………………………………………………………………………… 77
Biểu đồ 3.12. Biểu đồ tập trung tỷ lệ sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh nội trú
trong 18 tháng nghiên cứu của các cá nhân ở 2 nhóm điều tra ……. 79
Biểu đồ 3.13. Sự khác biệt tuyệt đối giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất về
tỷ lệ sử dụng DVKCB (ngoại hoặc nội trú) của các cá nhân trong 18
tháng nghiên cứu ………………………………………………………………….. 82
Biểu đồ 3.14. Biểu đồ tập trung tỷ lệ sử dụng DVKCB (ngoại hoặc nội trú) của
các cá nhân trong 18 tháng nghiên cứu ở 2 nhóm điều tra …………. 82
Biểu đồ 3.15. Chi tiêu thảm họa do chi tiêu cho KCB trong 18 tháng nghiên cứu
của các HGĐ được điều tra . ………………………………………………….. 95
Biểu đồ 3.16. Sự khác biệt tuyệt đối giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất về
chi tiêu thảm họa do chi tiêu cho khám chữa bệnh của các HGĐ
trong 18 tháng nghiên cứu …………………………………………………….. 98
Biểu đồ 3.17. Biểu đồ tập trung tỷ lệ chi tiêu thảm họa do chi tiêu cho khám chữa
bệnh của các HGĐ trong 18 tháng nghiên cứu ở 2 nhóm điều tra ….. 99
Biểu đồ 3.18. Nghèo hóa do chi tiêu cho KCB trong 18 tháng nghiên cứu của các
HGĐ được điều tra ……………………………………………………………… 102
Biểu đồ 3.19. Sự khác biệt tuyệt đối giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất về
tỷ lệ nghèo hóa do chi tiêu cho khám chữa bện h của các hộ gia đình
trong 18 tháng nghiên cứu …………………………………………………… 105
Biểu đồ 3.20. Biểu đồ tập trung tỷ lệ nghèo hóa do chi tiêu cho khám chữa bệnh
của các HGĐ trong 18 tháng nghiên cứu ở 2 nhóm điều tra …….. 106
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe ……………………….. 6
Hình 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe ……………………………………………… 7
Hình 1.3. Khung sử dụng dịch vụ y tế ………………………………………………………. 10
Hình 1.4. Khung hệ thống y tế của Việt Nam …………………………………………………. 14
Hình 2.1. Bản đồ hành chính khu vực nghiên cứu ………………………………………. 40
Hình 2.2. Sơ đồ chọn mẫu nghiên cứu ………………………………………………………. 43
Recent Comments