Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về tình dục an toàn và một số yếu tố liên quan của học sinh Trường trung học phổ thông Trại Cau huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên
Luận văn thạc sĩ y học Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về tình dục an toàn và một số yếu tố liên quan của học sinh Trường trung học phổ thông Trại Cau huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.Tuổi vị thành niên (VTN) là một giai đoạn đời đặc biệt: các em lớn nhanh về thể chất, chuyển biến mạnh về tâm lý và đặc biệt tuổi VTN không đồng nghĩa là biết trân trọng sức khỏe, thậm chí còn liều lĩnh với sức khỏe của chính mình như là cách để tự khẳng định bản thân. Ở tuổi này, các em còn đối diện với nhiều xung năng bản năng khiến cho nhiều em có những hành vi sai lầm: quan hệ tình dục sớm và không bảo vệ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường [5].
Năm 2016 ở các nước đang phát triển, ước tính có khoảng 21 triệu ca mang thai ở nữ giới VTN từ 15-19 tuổi, trong đó khoảng 12 triệu ca sẽ sinh con. Khoảng một nửa (49%) số phụ nữ trong độ tuổi này là mang thai ngoài ý muốn và hơn một nửa trong số này kết thúc bằng phá thai dùng thuốc. Ước tính khoảng 17.000 phụ nữ sẽ tử vong vì các biến chứng khi mang thai hoặc sinh nở [41].
MÃ TÀI LIỆU
|
CAOHOC.2023.00372 |
Giá :
|
|
Liên Hệ
|
0927.007.596
|
Mang thai sớm ở trẻ VTN gây ra những hậu quả lớn về sức khỏe cho bà mẹ VTN và thai nhi của họ. Các biến chứng khi mang thai và sinh nở là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em gái từ 15-19 tuổi trên toàn cầu, với các nước có thu nhập thấp và trung bình chiếm 99% số ca tử vong mẹ trên toàn cầu của phụ nữ từ 15-49 tuổi. Ngoài ra, khoảng 3,9 triệu ca phá thai không an toàn ở trẻ em gái từ 15-19 tuổi xảy ra mỗi năm, góp phần gây tử vong mẹ, bệnh tật và các vấn đề sức khỏe lâu dài [57].
Việt Nam là một trong ba nước có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, trong đó 20% là ở lứa tuổi VTN, trên cả nước có 5% em gái sinh con trước tuổi 18, 15% sinh con trước tuổi 20 [32]. Nguyên nhân của tình trạng trên là do sự thiếu hiểu biết về chu kỳ kinh nguyệt, cơ chế thụ thai, các biện pháp tránh thai…; thiếu tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc SKSS; quan hệ tình dục (QHTD) không chuẩn bị, không mong muốn dẫn đến tình trạng mang thai sớm và phá thai ở VTN ngày càng tăng [1]. Do đó việc giáo dục tình dục an toàn cho các em hiện nay là rất quan trọng.
Huyện Đồng Hỷ là một huyện miền núi thuộc tỉnh Thái Nguyên. Hiện nay trên địa bàn huyện có hai trường THPT là Trường THPT Trại Cau và THPT Trần Quốc Tuấn. Trong năm học 2020-2021 tại trường THPT Trại Cau có một em học sinh nữ lớp 12 mang thai ngoài ý muốn. Vấn đề đặt ra là kiến thức, thái độ, thực hành về tình dục an toàn của các em học sinh tại trường THPT Trại Cau huyện Đồng Hỷ như thế nào? Có những yếu tố nào liên quan thực hành về tình dục an toàn của các em học sinh? Với giả thuyết là kiến thức, thái độ, thực hành về tình dục an toàn của học sinh THPT Trại Cau huyện Đồng Hỷ thấp hơn các khu vực khác. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học cung cấp các bằng chứng cho việc cải thiện công tác giáo dục, truyền thông về sức khỏe sinh sản và tình dục an toàn cho học sinh THPT. Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về tình dục an toàn và một số yếu tố liên quan của học sinh Trường trung học phổ thông Trại Cau huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên” với mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về tình dục an toàn của học sinh Trường trung học phổ thông Trại Cau huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên năm 2021.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến thực hành tình dục an toàn của học sinh Trường trung học phổ thông Trại Cau huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HỘP
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Một số khái niệm 3
1.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về tình dục an toàn 6
1.2.1. Trên Thế giới 6
1.2.2. Tại Việt Nam 16
1.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành về tình dục an toàn 23
Chương 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
Chương 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 38
3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về tình dục an toàn 40
3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành về tình dục an toàn 55
Chương 4 – BÀN LUẬN 59
KẾT LUẬN 76
KIẾN NGHỊ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.2. Đặc điểm của Bố Mẹ đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.3. Kiến thức về tình dục an toàn
Bảng 3.4. Kiến thức đúng về khả năng có thai
Bảng 3.5. Kiến thức về BPTT phù hợp với tuổi vị thành niên
Bảng 3.6. Kiến thức về biểu hiện khi có thai
Bảng 3.7. Kiến thức về hậu quả khi làm mẹ quá trẻ
Bảng 3.8. Kiến thức về hậu quả của việc nạo, phá thai
Bảng 3.9. Kiến thức về địa điểm nạo, phá thai an toàn
Bảng 3.10. Kiến thức về các bệnh LTQĐTD
Bảng 3.11. Kiến thức về nguyên nhân lây nhiễm bệnh LTQĐTD
Bảng 3.12. Kiến thức về biểu hiện mắc bệnh LTQĐTD
Bảng 3.13. Kiến thức về hậu quả mắc bệnh LTQĐTD
Bảng 3.14. Kiến thức về biện pháp phòng bệnh LTQĐTD
Bảng 3.15. Đánh giá kiến thức chung về tình dục an toàn
Bảng 3.16. Thái độ về tình dục an toàn
Bảng 3.17. Đánh giá thái độ chung về tình dục an toàn
Bảng 3.18. Thông tin về tình yêu, QHTD lần đầu
Bảng 3.19. Hành vi tình dục lần QHTD đầu tiên
Bảng 3.20. Hành vi tình dục
Bảng 3.21. Thực hành mang thai
Bảng 3.22. Đánh giá thực hành chung của học sinh về TDAT
Bảng 3.23. Nguồn thông tin được yêu thích nhất
Bảng 3.24. Nhu cầu thông tin về SKSS
Bảng 3.25. Các yếu tố liên quan đến kiến thức về tình dục an toàn
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành về TDAT
Bảng 3.27. Các yếu tố liên quan đến thái độ về tình dục an toàn
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa thái độ và thực hành về TDAT
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa giới tính và thực hành về TDAT
Recent Comments