Cơ cấu bệnh tật bệnh nhân nội trú và khả năng đáp ứng về khám chữa bệnh của bệnh viện đa khoa tuyến huyện tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005-2014

Cơ cấu bệnh tật bệnh nhân nội trú và khả năng đáp ứng về khám chữa bệnh của bệnh viện đa khoa tuyến huyện tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005-2014.Cơ cấu bệnh tật (CCBT) của một cộng đồng, một quốc gia là sự phản ánh tình hình sức khỏe, tình hình kinh tế – xã hội của cộng đồng hay quốc gia đó. Việc xác định CCBT để đưa ra bằng chứng giúp cho ngành y tế xây dựng kế hoạch bệnh viện hàng năm cũng như kế hoạch chăm sóc sức khỏe cộng đồng trên địa bàn một cách toàn diện, đầu tư cho công tác khám chữa bệnh, phòng bệnh.
CCBT luôn luôn thay đổi, tương ứng với sự biến đổi của khí hậu, điều kiện sống, nền kinh tế, xã hội và một phần là tác động của các dịch vụ y tế. Theo Omran (1997) sự chuyển đổi của CCBT được phân chia thành 4 giai đoạn với sự nổi trội của từng nhóm bệnh: Giai đoạn của dịch bệnh và đói kém; giai đoạn rút lui của các đại dịch; giai đoạn của các bệnh không lây; giai đoạn của các bệnh thoái hoá chậm [1].

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.2022.00441

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890


Ở Việt Nam, CCBT hiện nay đang trong thời kỳ chuyển đổi dịch tễ học, với gánh nặng bệnh tật kép. Tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm đã giảm, nhưng một số bệnh lây nhiễm đang có nguy cơ quay trở lại; tỷ lệ mắc các bệnh không lây ngày càng gia tăng; tai nạn, chấn thương, ngộ độc tăng nhanh; một số dịch bệnh mới, bệnh lạ xuất hiện và diễn biến khó lường [2],[3],[4],[5],[6],[7].
Theo số liệu thống kê từ các bệnh viện của Bộ Y tế, tỷ trọng nhập viện của nhóm các bệnh lây nhiễm chiếm khoảng 55,5% năm 1976 đã giảm xuống 25,2% vào năm 2008. Nhóm các bệnh không lây nhiễm ngày càng tăng qua các năm, từ 42,6% năm 1976 lên 63,1% năm 2008. Nhóm các bệnh do ngộ độc, chấn thương, tai nạn vẫn tiếp tục duy trì ở tỷ lệ trên 10% [8]. Bên cạnh CCBT, số bệnh nhân và tỷ lệ mắc bệnh qua các thời kỳ cũng là chỉ số nói lên gánh nặng bệnh tật trong cộng đồng.
CCBT qua Báo cáo bệnh viện ở mỗi vùng miền có sự khác nhau. Ngay trong một tỉnh, các vùng địa lý- kinh tế khác nhau, CCBT cũng khác nhau trong một điểm thời gian. Về xu thế thay đổi CCBT cũng như số bệnh nhân nhập viện thường thể hiện sự khác biệt sau nhiều năm, vì vậy có thể phân tích số liệu với cách quãng 4-5 năm.
Phân tích CCBT dựa trên kết quả khám sức khỏe toàn dân có nhiều nhược điểm và không khả thi. Vì vậy, hầu hết các nghiên cứu đều dựa vào thống kê những trường hợp bệnh nhân nằm điều trị nội trú tại BV. Cơ sở của việc sử dụng sổ sách thống kê báo cáo và hồi cứu bệnh án nội trú của BV là “phân tích phần nổi của tảng băng”. Do mỗi khi bị ốm người dân có thể không chữa gì, đến y tế xã và thôn bản, đến BV các tuyến, đến các cơ sở phòng khám hay BV tư nhân và tự mua thuốc về chữa. Tỷ lệ đến khám bệnh tại BV chỉ dao động từ 5% – 10% số trường hợp ốm [9],[10].
Trong hệ thống khám chữa bệnh ở Việt nam nói chung và ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, theo phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế, BVĐK huyện là nơi đầu tiên tiếp nhận khám, cấp cứu và điều trị nội trú với các kỹ thuật cơ bản và giải quyết các bệnh tật thông thường theo kỹ thuật của tuyến huyện mà chưa cần chuyên khoa sâu 
BVĐK huyện giữ vai trò rất quan trọng trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Thực tế hiện nay tại Vĩnh Phúc, việc đầu tư và định hướng phát triển các BVĐK tuyến huyện còn thiếu những căn cứ khoa học mà nhiều khi các nguồn số liệu để đưa ra các căn cứ khoa học sẵn có lại không được sử dụng. Một số câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu này là: CCBT và số lượng bệnh nhân điều trị nội trú tại các BV tuyến huyện ra sao? Có khác nhau gì trong giai đoạn 2005-2014 , giữa các huyện và 3 nhóm huyện theo điều kiện kinh tế-xã hội, địa lý? Khả năng đáp ứng của các BV huyện với CCBT như thế nào trong 10 năm qua? Để góp phần trả lời những câu hỏi trên, đề tài
Cơ cấu bệnh tật bệnh nhân nội trú và khả năng đáp ứng về khám chữa bệnh của bệnh viện đa khoa tuyến huyện tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005-2014” được tiến hành nhằm mục tiêu sau
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1. Mô tả cơ cấu và xu hướng bệnh tật của bệnh nhân nội trú tại các bệnh viện đa khoa tuyến huyện trong tỉnh Vĩnh Phúc các năm 2005, 2010 và 2014.
2. Phân tích khả năng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của 3 bệnh viện huyện đại diện 3 vùng của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Đại học Y khoa Hà Nội (2008). Sức khoẻ toàn cầu, Nhà xuất bản Y học.
2 Bộ Y tế – Tổ chức Y tế thế giới (2004). Tổng quan về hệ thống bệnh viện
Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3 Bộ Y tế – Tổng cục Thống kê (2003). Điều tra y tế quốc gia 2001 – 2002,
Nhà xuất bản Y học.
4 Bộ Y tế – Tổng cục Thống kê (2003). Thực trạng các mục tiêu y tế quốc
gia, Nhà xuất bản Y học
5 Bộ Y tế (2003). Thống kê y tế năm 2003, xu hướng bệnh tật.
6 Chính phủ (2005). Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện
Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới,
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 243/2005/QĐ-TTg ngày
05/10/2005.
7 Chính phủ (2006). Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam
giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Quyết định số
153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006.
8 Bộ Y tế (2009). Niên giám thống kê năm 2008.
9 Bộ Y tế (2009). Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Y tế, Quyết định số
3440/QĐ-BYT ngày 25/12/2006.
10 Trần Thị Mai Oanh (2000). Mô hình ốm đau và hành vi tìm kiếm sức
khỏe của người dân ở một vùng nông thôn Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Y
tế công cộng.
11 Bộ Y Tế (2000). Kinh tế y tế , Nhà xuất bản Y học.
12 Viện Ngôn ngữ học (2003). Từ điển Tiếng Việt. Nhà xuất bản Đà nẵng.
13 Bảo Phi, Hà Thái Sơn (2006), Từ điển ICD-10.
14 Bộ Y tế (1998). Bảng phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ 10 (ICD-10),88
15
Anh-Việt.
Khoa Y tế công cộng – Trường Đại học Y Hà Nội (2006). Phương pháp
nghiên cứu khoa học trong Y học và sức khoẻ cộng đồng, Nhà xuất bản Y
học.
16 Trương Việt Dũng (1998). “Đánh giá một chương trình can thiệp Y tế “,
Phương pháp nghiên cứu khoa học Y học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
17 Trương Việt Dũng (2001). Áp dụng phương pháp định lượng cho nghiên
cứu quản lý Y tế, Bài giảng cho Cao học y tế công cộng.
18 Trương Việt Dũng (2001). Phương pháp tiến hành và viết luận án
chuyên ngành tổ chức quản lý Y tế, Tài liệu chuyên khảo “Quản lý và
chính sách Y tế”, Bộ môn tổ chức quản lý y tế, Trường Đại học Y Hà
Nội.
19 Trương Việt Dũng (2004). Áp dụng phương pháp định lượng cho nghiên
cứu quản lý Y tế, Nhà xuất bản y học.
20 Bộ Y Tế 1 (1986). Kinh tế y tế cho các nước đang phát triển, một công
cụ sống còn, Nhà xuất bản Y học.
21 Khoa Y tế công cộng – Trường Đại học Y Hà Nội (2007). Kinh tế Y tế,
Nhà xuất bản Y học.
22 Vũ Khắc Lương (1999). “Thông tin và thu thập thông tin y tế”, Bài
giảng cao học Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội.
23 Vũ Xuân Phú (2001). Phí khám chữa bệnh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
24 Bộ Y Tế (2007). Quản lý bệnh viện, Nhà xuất bản Y học.
25 Bộ Y tế (2006). Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành y tế, Quyết định số
40/2006/QĐ-BYT ngày 25/12/2006.
26 Bộ Y tế (2009). Hệ thống sổ sách, biểu mẫu báo cáo thống kê y tế, Quyết
định số 3440/QĐ-BYT ngày 17/9/2009.
27 Bộ Y tế (2001). Mẫu hồ sơ, bệnh án dung trong bệnh viện, Quyết định số89
4069/2001/QĐ-BYT ngày 28/9/2001.
28 Đại học Y khoa Hà Nội (1993). Dịch tễ học Y học. Nhà xuất bản Y học.
29 WHO/GPA (1993). National AIDS program management. Geogia
University.
30 Bash, P.H (1990). Textbook of internatonal health, Oxford University
Press.
31 Trần Văn Bảo (2005). Điều tra mô hình bệnh tật của nhân dân Nghệ An
2000-2002 và đề xuất biện pháp phòng chống.
32 Lương Thị Bình & CS (2008). Mô hình bệnh tật và tử vong tại Bệnh viện
ĐKKV Xuân Lộc 05 năm 2001–2005.
33 Vũ Thanh Hương (2014). CCBT và nguồn lực hoạt động của BV huyện
Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng giai đoạn từ năm 2010 đến 2012, Luận văn
chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội.
34 Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Vĩnh Phúc (2013). Báo cáo tổng kết công
tác y tế dự phòng tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2008-2012.
35 Sở Y tế Vĩnh Phúc (2014). Báo cáo tổng kết công tác năm 2014, nhiệm
vụ năm 2015.
36 Sở Y tế Vĩnh Phúc (2001). Báo cáo tổng kết công tác năm 2000, nhiệm
vụ năm 2001.
37 Sở Y tế Vĩnh Phúc (2012). Báo cáo tổng kết công tác năm 2011, nhiệm
vụ năm 2012.
38 Sở Y tế Vĩnh Phúc (2011). Báo cáo tổng kết công tác năm 2010, nhiệm
vụ năm 2011.
39 Bộ Y tế (2001). Niên giám thống kê năm 2000.
40 Bộ Y tế (2010). Niên giám thống kê năm 2009.
41 Bộ Y tế (2012). Niên giám thông kê năm 2011.
42 Bộ Y tế (2006). Niên giám thông kê năm 2005.90
43 Bộ Y tế (2013). Niên giám thông kê năm 2012.
44 Sở Y tế Vĩnh Phúc (2005). Đề án phát triển mạng lưới bệnh viện đa khoa
tuyến huyện tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010-2015.
45 UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2014). Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm
2013.
46 Ban Quân – Dân y tỉnh Vĩnh Phúc (2010). Địa lý y tế quân sự tỉnh Vĩnh
Phúc.
47 UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2012). Địa chí Vĩnh Phúc, Nhà xuất bản Khoa
học xã hội – Hà Nội.
48 UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2014). Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội năm
2014, nhiệm vụ năm 2015.
49 UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2013). Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm
2012.
50 UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2010). Quy hoạch hệ thống y tế tỉnh Vĩnh Phúc
đến năm 2010, tầm nhìn 2020, Quyết định số 2266/QĐ-UBND ngày
28/10/2010.
51 Bộ Y tế (2002). Danh mục trang thiết bị y tế bệnh viện đa khoa tỉnh,
huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã và túi y tế thôn bản,
Quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20/02/2002.
52 Bộ Y tế (2005). Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ V, Quyết
định số 17/2005/QĐ-BYT ngày 01/7/2005.
53 Nguyễn Thị Diệu (2004). Nghiên cứu mô hình bệnh tật qua báo cáo
thống kê của các bệnh viện huyện của tỉnh Ninh Bình trong 4 năm
2000-2003, Luận văn chuyên khoa II YTCC, Đại học Y Hà Nội.
54 Đinh Công Minh (2002). Nghiên cứu mô hình bệnh tật trẻ em điều trị nội
trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Uông Bí và Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn.
Đại học Y Hà Nội.91
55 Trịnh Hữu Tùng và cộng sự (2005). Nghiên cứu mô hình bệnh tật tại
Bệnh viện Nhi Đồng 2 giai đoạn 2005 đến 2007.
56 Võ Văn Tỵ và cộng sự (2012). Khảo sát mô hình bệnh tật và tử vong tại
bệnh viện Thống Nhất năm 2010, Y Học TP. Hồ Chí Minh 16 (Phụ bản
của Số 1), tr. 11-17.
57 H. J. Zar và T. W. Ferkol. "The global burden of respiratory diseaseImpact on child health”, (1099-0496 (Electronic).
WH 58 WHO (1999). "Western Pacific Region, Country health information
profiles, 1999 revision".
59 WHO (2011), "Global Health Observatory (GHO) Programme".
60 Võ Hưng và cộng sự (2011). Khảo sát điều tra MHBT của nhân dân tỉnh
Bình định và đề xuất giải pháp phòng chống bệnh.
61 Trương Việt Dũng và cộng sự (2014). Nhân lực y tế tại một số bệnh viện
tuyến trung ương, ngành, tỉnh, huyện năm 2011-2013.
62 Bộ Y tế – Bộ Nội vụ (2007). Hướng dẫn định mức biên chế trong các cơ
sở y tế nhà nước, Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày
05/6/200

You may also like...

https://thaoduoctunhien.info/nam-dong-trung-ha-thao/    https://thaoduoctunhien.info/