Nghiên cứu điều trị ung thư bàng quang nông bằng phẫu thuật nôi soi cắt u qua niêu đạo kết hợp với bơm BCG vào bàng quang
Luận án Nghiên cứu điều trị ung thư bàng quang nông bằng phẫu thuật nôi soi cắt u qua niêu đạo kết hợp với bơm BCG vào bàng quang.Ung thư bàng quang (UTBQ) là mọt bênh khá phổ biên trong ung thư đường tiêt niêu và trong các bênh lý về ung thư nói chung. ở châu Âu UTBQ đứng hàng thứ 5, ở Mỹ đứng hàng thứ 4 chiêm 6-8% các ung thư gặp trên nam giới và 2-3% các ung thư ở nữ [99], [142].
MÃ TÀI LIỆU |
LA.2007.00842 |
Giá : |
50.000đ |
Liên Hệ |
0915.558.890 |
Ngày nay bênh có xu hướng ngày càng tăng, theo số liêu của Tổ chức Y tê thê giới (WHO) và Viên ung thư quốc gia Mỹ, mỗi năm ở Anh có trên 12.000 bênh nhân UTBQ mới mắc, ở Mỹ năm 1990 có 47.000 đên năm 2005 đã tăng lên 60.000 người [112], [124].
Tại Bênh viên Viêt Đức Hà Nôi, 15 năm (1982-1996) chỉ có 436 trường hợp UTBQ vào điều trị. Trong vòng 3 năm (2000-2002) đã có 427 trường hợp, trong đó 51,75% là u tái phát và 48,25% là u mới phát hiên [25].
Theo Hiêp hôi quốc tê chống ung thư (UICC), ung thư bàng quang nông (UTBQN) là loại mà thương tổn còn giới hạn ở lớp niêm mạc hoặc màng đáy (Lamina propria) chưa xâm lấn xuống lớp cơ, gồm các giai đoạn Ta, Tis và T1 [31], [68], [124].
Chẩn đoán UTBQN phải dựa vào các dấu hiêu lâm sàng, cân lâm sàng, tê bào học và giải phẫu bênh học [19], [105]. Chẩn đoán giai đoạn UTBQ quyêt định cho chỉ định, kê hoạch điều trị, cũng như kêt quả và tiên lượng bênh về sau.
Nêu chẩn đoán và điều trị kịp thời thì tỉ lê sống sau 5 năm của UTBQN có thể đạt từ 80-95%. Ung thư bàng quang xâm lấn (UTBQXL) chỉ có 20-25% sống 5 năm và khi đã di căn thời gian sống của bênh nhân chỉ kéo dài được 12-33 tháng [55], [99].
Điều trị UTBQN phải nhằm đạt được 3 mục đích là loại bỏ sự hiên diên của bênh (loại bỏ u), dự phòng u tái phát và phát triển xâm lấn.
Cắt u nôi soi qua niêu đạo (TUR) vừa loại bỏ được u, vừa làm giải phẫu bênh xác định giai đoạn UTBQN.
Trên thế giới TUR được áp dụng từ nửa đầu thế kỷ XX và được coi là phương pháp chủ đạo để điều trị UTBQN [61]. Nhưng, tỉ lê tái phát sau TUR thường cao từ 52-73%, trong đó 40-80% tái phát trong vòng 12 tháng đầu và tỉ lê u phát triển xâm lấn từ 20-25% trong vòng 3-5 năm [20], [75], [142].
Cắt u nôi soi kết hợp với hoá chất hoặc BCG bơm vào bàng quang là 2 phương pháp đang được áp dụng phổ biến trên thế giới làm giảm tỉ lê u tái phát và phát triển xâm lấn sau TUR [126], [141].
Cắt u nôi soi qua niêu đạo kết hợp với bơm BCG (Bacillus Calmette Guérin) vào bàng quang (TUR+BCG) lần đầu tiên được Morales A áp dụng vào năm 1976 [114].
Trải qua 3 thập kỷ nghiên cứu điều trị, đến nay BCG là tác nhân được lựa chọn nhiều nhất và có hiệu quả nhất trong điều trị UTBQN [119]; TUR+BCG làm giảm 44-52% tái phát, 15-20% xâm lấn so với TUR đơn thuần trong cùng thời gian theo dõi [47], [136]. Đây là môt thành công nhất của liêu pháp miễn dịch trị liêu không đặc hiêu trên người (Van Der Meijden, 2001) [157].
Ở nước ta, phẫu thuật nôi soi cắt u qua niêu đạo được áp dụng từ những năm 80 của thế kỷ trước, đến nay TUR cũng được áp dụng khá phổ biến để điều trị UTBQN (Nguyễn Bửu Triều, 1988) [27]. Tuy vậy tỉ lê tái phát, tỉ lê xâm lấn sau TUR còn cao: 46,5% tái phát và 11,6% xâm lấn trong vòng 3-48 tháng [20].
Để giảm tỉ lê tái phát và xâm lấn sau TUR, môt số tác giả đã tiến hành bơm hoá chất vào bàng quang (TUR+HC) như Thiotepa, Doxorubicin, Epirubicin, Mitomycin C…Nhưng BCG đến nay vẫn chưa được nghiên cứu áp dụng [5], [28], [32].
Xuất phát từ thực tế nghiên cứu và điều trị trong nước cũng như trên thế giới, chúng tôi tiến hành Nghiên cứu điều trị ung thư bàng quang nông bằng phẫu thuật nôi soi cắt u qua niêu đạo kết hợp với bơm BCG vào bàng quang.
MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
Chương 1. Tổng quan 4
1.1. Tổng quát chung về ung thư bàng quang 4
1.1.1. Sơ lược về giải phẫu và mô học bàng quang 5
1.1.2. Đặc điểm giải phẫu bênh học và sự phân chia giai đoạn
UTBQ 6
1.1.3. Chẩn đoán ung thư bàng quang 14
1.1.4. Điều trị ung thư bàng quang 16
1.2. Điều trị ung thư bàng quang nông bằng phẫu thuật cắt u qua niêu
đạo kết hợp với bơm BCG vào bàng quang (TUR+BCG) 21
1.2.1. Điểm qua lịch sử nghiên cứu và điều trị 21
1.2.2. Chỉ định, kế’ hoạch điều trị và phương pháp áp dụng BCG 22
1.2.3. Kết quả điều trị UTBQN bằng TUR+BCG 23
1.3. Vai trò và cơ chế’ đáp ứng Miễn dịch của BCG trong điều trị ung
thư bàng quang nông 27
1.3.1. Vài nét về nguồn gốc và vai trò của BCG trong miễn dịch
trị liêu 27
1.3.2. Một số đặc điểm về đáp ứng miễn dịch trong ung thư 28
1.3.3. Cơ chế’ đáp ứng miễn dịch của BCG trong điều trị UTBQN 33
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 40
2.1. Đối tượng nghiên cứu 40
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn lựa bênh nhân 40
2.1.1. Tiêu chuẩn loại trừ 40
2.2. Phương pháp nghiên cứu 41
2.2.1. Phương pháp 41
2.2.2. Thiết kế’ mẫu nghiên cứu 41
2.2.3. Đạo đức trong nghiên cứu 42
2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu cụ thể 43
2.3.1. Thu thập số liêu và chẩn đoán UTBQN trên lâm sàng 43
2.3.3. Tiêu chuẩn giải phẫu bênh học xác định giai đoạn UTBQN 46
2.3.4. Phân nhóm UTBQN theo các yếu tố nguy cơ 48
2.3.5. Bơm BCG vào bàng quang sau TUR (TUR+BCG) 48
2.3.6. Đánh giá kết quả phương pháp TUR+BCG 53
2.3.5. So sánh kết quả cắt u nôi soi kết hợp với BCG (TUR+BCG) và
cắt u nôi soi đơn thuần (TUR) 56
2.4. Xử lý số liêu 57
2.4.1. Tính giá trị trung bình X ± SD 57
2.4.2. Áp dụng thuật toán X2 và test Fisher’s Exact 57
2.4.3. Sử dụng tỉ lê Odds với 95% CI 58
2.4.4. Sử dụng đường cong Kaplan-Meier 58
Chương 3. Kết quả nghiên cứu 59
3.1. Đặc điểm BN nhóm nghiên cứu (TUR+BCG) 59
3.1.1. Tuổi và giới 59
3.1.2. Nghề nghiêp và địa dư 60
3.1.3. Các yếu tố liên quan 61
3.1.4. Tiền sử bênh 60
3.1.5. Đặc điểm lâm sàng 61
3.1.6. Đặc điểm về giai đoạn giải phẫu bênh 65
3.2. Kết quả Điều trị UTBQN bằng TUR+BCG 66
3.2.1. Cắt u qua niêu đạo (TUR) 66
3.2.2. Bơm BCG vào bàng quang 66
3.2.3. Kết quả sau TUR+BCG 67
3.3. So sánh Kết quả giữa TUR+BCG và TUR 74
3.3.1. Môt số đặc điểm chung giữa TUR+BCG và TUR 75
3.3.2. So sánh tái phát giữa TUR+BCG và TUR 76
3.3.3. So sánh u phát triển xâm lấn giữa TUR+BCG và TUR 79
3.3.4. So sánh kết quả sống không bênh giữa TUR+BCG và TUR 80
Chương 4. Bàn luân 82
4.1. Vài nét về tình hình mắc bênh ung thư bàng quang 82
4.2. Môt số đặc điểm về số liêu và dịch tễ 83
4.3. Chẩn đoán ung thư bàng quang nông 87
4.3.1. Triệu chứng đái máu 87
4.3.2. Xét nghiệm nước tiểu tìm tế bào u (Cytology) 88
4.3.3. Siêu âm 88
4.3.4. Chụp vi tính cắt lớp (CT Scanner BQ) 89
4.3.5. Soi bàng quang và sinh thiết 90
4.3.6. Các dấu hiệu lâm sàng trong chẩn đoán UTBQN 91
4.4. Phương pháp cắt u qua niệu đạo kết hợp với bơm BCG vào bàng
quang (TUR+BCG) 92
4.4.1. Cắt u qua niệu đạo (TUR) 93
4.4.2. Bơm BCG vào bàng quang sau TUR 94
4.6. So sánh cắt u qua niệu đạo kết hợp với bơm BCG (TUR+BCG) và
cắt u nôi soi đơn thuần (TUR) 111
4.6.1. Môt số đặc điểm chung giữa TUR+BCG và TUR 111
4.6.2. Tái phát của TUR+BCG và TUR 112
4.6.3. Xâm lấn của TUR+BCG và TUR 114
4.6.4. So sánh sống không bệnh giữa TUR+BCG và TUR 116
Kết luân 118
Hướng nghiên cứu tiếp theo
Tài liệu tham khảo
Phụ lục I. Một số hình ảnh minh hoạ cho kết quả nghiên cứu Phụ lục II. Giai đoạn và độ mô học của các BN trong nghiên cứu Phụ lục III. Các văn bản cho phép sử dụng BCG Nha Trang Phụ lục IV. Danh sách bệnh nhân
Recent Comments